Thứ hai 23/12/2024 02:05

Đà Nẵng: 8 doanh nghiệp tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc tham gia chương trình thí điểm hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tại Đà Nẵng sẽ góp phần tạo động lực, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

Ngày 8/5, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Hải quan thành phố tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ và công nhận thành viên giai đoạn 1 chương trình “Thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.

Theo đó, đại diện Cục Hải quan Đà Nẵng và 8 doanh nghiệp có đóng góp số thu ngân sách nhà nước lớn qua địa bàn ký kết biên bản ghi nhớ tham gia chương trình “Thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” giai đoạn 1.

Đại diện Cục Hải quan Đà Nẵng và doanh nghiệp ký kết biên bản ghi nhớ tham gia chương trình. Ảnh: V.X

8 doanh nghiệp gồm: Công ty CP Cao su Đà Nẵng, Công ty TNHH Gas Thành Đạt, Công ty TNHH Nước giải khát Coca Cola Việt Nam tại Đà Nẵng, Công ty TNHH Murata Manufacturing Việt Nam, Công ty CP Vinatex Đà Nẵng, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát Đà Nẵng, Tổng công ty CP Dệt may Hòa Thọ và Công ty CP Dệt may 29-3.

Việc được tham gia chương trình là quyền lợi rất lớn của các doanh nghiệp. Các thành viên tham gia chương trình ngoài việc được hưởng các chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi theo các quy định của pháp luật và các quy định, hướng dẫn hiện hành, được Cục Hải quan Đà Nẵng hỗ trợ các điều kiện thuận lợi.

Các thành viên được bố trí công chức chuyên trách hướng dẫn trước khi thực hiện thủ tục hải quan về trình tự thủ tục hải quan; chính sách quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu; phân loại hàng hóa xuất, nhập khẩu; khai trị giá hải quan; xuất xứ hàng hóa (C/O) và các nội dung khác liên quan đến thủ tục hải quan.

Được hỗ trợ tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan như: Bố trí nhóm công chức chuyên trách tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hải quan, kiểm tra hồ sơ hải quan và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu hệ thống phân luồng kiểm tra); được tiếp nhận, giải quyết ngay vướng mắc hoặc các vấn đề phát sinh liên quan thuộc thẩm quyền của cục hải quan hoặc chi cục hải quan; bố trí công chức làm việc ngoài giờ, ngày nghỉ, ngày lễ để giải quyết thủ tục hải quan theo đề nghị của thành viên; và được cung cấp các thông tin liên quan đến việc giải quyết thủ tục hải quan.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được hỗ trợ sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu như: hỗ trợ cảnh báo các lỗi, sai sót trong thời gian 60 ngày kể từ thời điểm thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu để thành viên kịp thời khắc phục, điều chỉnh, khai bổ sung theo quy định của pháp luật; được hướng dẫn tự kiểm tra hồ sơ đã hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định. Các doanh nghiệp cũng được áp dụng 100% thủ tục hành chính đã được công bố trên Hệ thống cung cấp Dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Hải quan; hỗ trợ khắc phục sự cố hệ thống/phần mềm khai báo....

Ông Hồ Kỳ Minh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng cho biết: Chương trình sẽ góp phần tạo động lực, giảm bớt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Về phía lãnh đạo thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung các giải pháp thu hút đầu tư; nâng cao tinh thần chủ động trong công tác phối hợp với cơ quan hải quan để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp bứt phá mạnh mẽ hơn trong thời gian đến.

Đối với cộng đồng doanh nghiệp cũng cần nỗ lực để thích ứng với giai đoạn mới; nâng cao sức cạnh tranh, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, phấn đấu hoàn thành mục tiêu kinh doanh và góp phần phát triển kinh tế thành phố.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững