Cổng thông tin FTAP: Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do

Cổng thông tin FTAP - công cụ tra cứu các cam kết FTA và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, giúp cộng đồng doanh nghiệp tận dụng FTA.
Cổng thông tin điện tử FTAP hỗ trợ doanh nghiệp tra cứu về các Hiệp định thương mại tự do Cổng FTAP: Kênh thông tin về thị trường xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp

Đến nay, Việt Nam đang tham gia 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó 15 FTA đã có hiệu lực, 2 FTA đã ký, chưa có hiệu lực và 3 FTA đang đàm phán.

Trong đó, Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới, bao gồm: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Thương mại Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA). Đây là lợi thế lớn để hàng hóa Việt Nam tiếp tục tiếp cận các thị trường xuất khẩu tiềm năng của thế giới.

Cổng thông tin FTAP: Cung cấp thông tin toàn diện về FTA
Cổng thông tin FTAP. Ảnh: HQ

Tại báo cáo kết quả triển khai Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA của các Bộ, ngành, địa phương trong năm 2022, Bộ Công Thương cho biết, công tác phổ biến và tập huấn về các Hiệp định CPTPP, EVFTA và UKVFTA tiếp tục được triển khai nhưng số lượng các hội nghị, hội thảo và tập huấn đã giảm đáng kể.

Theo Bộ Công Thương, các địa phương đã có 175 hội nghị, hội thảo và tập huấn được tổ chức, giảm khoảng 103 so với năm 2021. Trong đó, số lượng hội nghị, hội thảo đối với Hiệp định CPTPP là 82 (giảm 93), EVFTA là 56 (giảm 33) và UKVFTA là 37 (tăng 23).

Bộ Công Thương đánh giá, các địa phương khi tổ chức thường kết hợp tuyên truyền chung cho các FTA, đặc biệt là Hiệp định CPTPP và EVFTA, chứ ít tổ chức riêng cho một FTA cụ thể. Ngoài ra, có khoảng 21/63 tỉnh, thành không tổ chức hoạt động phổ biến và tập huấn về các FTA.

Ở cấp Trung ương, đã có 189 hội nghị, hội thảo và tập huấn được tổ chức, tăng khoảng 64 so với năm 2021. Trong đó, số lượng đối với Hiệp định CPTPP là 165 (tăng 59), EVFTA là 20 (tăng 8) và UKVFTA là 10 (tăng 3). Số lượng tăng nhiều như vậy chủ yếu đến từ Ngân hàng Nhà nước với 146 khóa tập huấn chung cho các FTA. Ngoài ra, chỉ có 8/22 Bộ, ngành có hoạt động phổ biến và tập huấn về các FTA.

Trong năm 2022, Bộ Công Thương đã xây dựng và đăng tải 58 video ngắn được thiết kế trực quan và sinh động dựa trên thông tin cung cấp từ các chuyên gia đã từng trực tiếp tham gia đàm phán Hiệp định. Cụ thể là 20 video về Hiệp định CPTPP, 25 video về EVFTA và 13 video về UKVFTA.

Về nội dung, các clip này được xây dựng không chỉ diễn giải các cam kết về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư mà còn đi sâu vào từng ngành hàng, dịch vụ cụ thể, các cam kết về lao động, môi trường và cả các nội dụng khác đang rất được quan tâm hiện nay.

Cổng thông tin FTAP: Cung cấp thông tin toàn diện về FTA
FTAP tập trung cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh cho cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đến cam kết của các FTA mà Việt Nam tham gia. Ảnh: HQ

Bên cạnh đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã xây dựng và đăng tải trên website một số video ngắn về các cam kết lao động trong Hiệp định EVFTA và những nội dung liên quan Bộ Luật Lao động 2019, cam kết về lao động và cơ chế thực thi trong EVFTA.

Bộ Công Thương cũng đã biên soạn và xuất bản hàng loạt các ấn phẩm trực tuyến về Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA và RCEP trong các lĩnh vực, ngành hàng, thị trường cụ thể, bao gồm: Yếu tố lao động và môi trường trong Hiệp định CPTPP: Những vấn đề cần lưu ý; Hướng dẫn nhập khẩu từ thị trường CPTPP vào Việt Nam, Yếu tố Phát triển bến vững trong Hiệp định EVFTA và UKVFTA: Những vấn đề cần lưu ý; Hướng dẫn nhập khẩu từ thị trường EU vào Việt Nam, Hướng dẫn xuất khẩu vào thị trường UK từ Việt Nam.

Ngoài ra, tính từ ngày 1/1/2022 đến ngày 24/10/2022 đã có 42.680 tin, bài trên báo chí điện tử thông tin liên quan đến các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực. Trước những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, báo chí đã thông tin về ưu đãi của các FTA và lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam từ các ưu đãi trong FTA, qua đó góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh và thực thi cam kết.

Đặc biệt, nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam tận dụng hiệu quả các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới, Bộ Công Thương đã triển khai và vận hành Cổng thông tin điện tử quốc gia về Hiệp định Thương mại Tự do (FTAP - FTA Portal) tại địa chỉ https://fta.gov.vn/. Hiện nay, Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để vận hành và nâng cấp FTAP.

Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết, FTAP tập trung cung cấp công cụ tra cứu trực tuyến thông minh cho cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đối với cam kết của các FTA mà Việt Nam tham gia, trước mắt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Trong đó, tập trung vào các cam kết về thuế, quy tắc xuất xứ, dịch vụ và đầu tư, cũng như các thông tin khác như tình hình thị trường, các quy định về xuất nhập khẩu, phát triển bền vững.

Cổng thông tin FTAP: Cung cấp thông tin toàn diện về FTA
Cổng thông tin FTAP: Cung cấp thông tin toàn diện về FTA
FTAP hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin FTA một cách toàn diện. Ảnh: HQ

FTAP được thiết kế và xây dựng với các tính năng, nội dung chính như sau: Tra cứu trực tuyến các cam kết về thuế, quy tắc xuất xứ, dịch vụ và đầu tư theo các FTA với các đối tác để hưởng ưu đãi; số liệu, đặc điểm thị trường có FTA với Việt Nam, các thủ tục cần thực hiện cho hoạt động xuất - nhập khẩu, cấp phép; cập nhật kế hoạch hành động, thực thi các FTA của Việt Nam từ phía các cơ quan quản lý; cập nhật văn bản pháp luật thực hiện các FTA do cơ quan quản lý ban hành; cập nhật các hoạt động phổ biến, tuyên truyền như các hội nghị, hội thảo, khóa tập huấn, ấn phẩm hỗ trợ doanh nghiệp. Các dữ liệu, thông tin trên được hiển thị dưới dạng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh).

Hiện tại, công cụ tra cứu được thiết kế cho FTAP cho phép bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào quan tâm đến các cam kết FTA có thể ngồi một chỗ tiếp cận được tiếp cận và hướng dẫn trực tuyến một cách chi tiết, rõ ràng và đơn giản nhất có thể, thay vì phải tự tìm tòi hoặc liên hệ nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau để có được thông tin mình cần. Việc này sẽ giảm thiếu tối đa thời gian, chi phí, giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được một cách hiệu quả nhất các cơ hội mang về từ các FTA mà Việt Nam đang tham gia.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Bộ Công Thương thông báo Kế hoạch tuyên truyền các Hiệp định Thương mại tự do năm 2024

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Nâng cao quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo thực thi các điều ước quốc tế

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Sau năm 5, dư địa thị trường Hiệp định CPTPP đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam còn rất lớn

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Triển khai hiệu quả các FTA: Đòn bẩy nâng cao vị thế Việt Nam

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Cổng FTAP hỗ trợ thông tin giao thương cho doanh nghiệp

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Để nông sản Việt không phải “thay tên đổi họ” khi xuất khẩu vào EU

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cổng FTAP - kênh kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cam kết về thủ tục hải quan trong Hiệp định RCEP: Thúc đẩy sự nhất quán và minh bạch

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Bộ Công Thương đánh giá tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các đối tác thương mại

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Cổng FTAP: Hỗ trợ tối đa cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mang lại cho doanh nghiệp

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Khảo sát FTA Index: Doanh nghiệp cần tích cực tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu của thị trường

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Đổi mới hoạt động công đoàn, đảm bảo cam kết về lao động

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp dệt may vững chân tại thị trường EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

Gia Lai: Tận dụng EVFTA xuất khẩu nông sản chủ lực vào EU

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

FTA Index: Biện pháp cần thiết để tận dụng hiệu quả các FTA

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Xuất khẩu giày dép sang Bắc Âu: Giải pháp nào tận dụng hiệu quả EVFTA?

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Hiệp định RCEP: Mở cửa thị trường qua ứng dụng điện tử

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA

Xem thêm