Công nghiệp 6 tháng: Các ngành sản xuất chính đều tăng trưởng
Công nghiệp Thứ năm, 30/06/2022 - 18:32 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chỉ số phát triển công nghiệp 6 tháng của Đà Nẵng tăng 7,81% Sản xuất công nghiệp 6 tháng: Tín hiệu tích cực từ các ngành mũi nhọn |
Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66%
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 6 tháng năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng năm 2021.
![]() |
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66%, đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế |
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (đóng góp 5,07%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70%, (đóng góp 48,33%), trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 9,66%; khu vực dịch vụ tăng 6,60%, (đóng góp 46,60%).
Đáng chú ý, về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng năm 2022, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%; khu vực dịch vụ chiếm 40,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.
Về sử dụng GDP 6 tháng năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.
Về sản xuất công nghiệp, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước tính tăng 8,48% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,97%; quý II tăng 9,87%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,66% (quý I tăng 7,72%; quý II tăng 11,45%), đóng góp 2,58 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Ngoài ra, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước của một số ngành trọng điểm tăng cao. Sản xuất trang phục tăng 23,3%; sản xuất thiết bị điện tăng 22,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 17,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 13,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,4%; khai thác quặng kim loại, sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học cùng tăng 11,2%.
Tập trung giải pháp cho những tháng cuối năm
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng năm 2022, nền kinh tế trong nước phục hồi rõ nét, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng của người dân tăng cao, thị trường hàng hóa chịu ảnh hưởng từ biến động giá trên thị trường thế giới. Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022 đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021.
"Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước phản ánh nền kinh tế đang hồi phục và phát triển" – đại diện lãnh đạo của Tổng cục Thống kê khẳng định.
Đưa ra những giải pháp để thúc đẩy phát triển công nghiệp trong những tháng tiếp theo và cuối năm, Bộ Công Thương cho biết, sẽ triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 và Chương trình phục hồi kinh tế, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bám sát tiến độ để sớm đưa vào vận hành các công trình dự án trọng điểm, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực điện, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... tạo giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
"Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo các đơn vị sản xuất bám sát diễn biến thị trường, nhu cầu thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, thay thế cho nhu cầu nhập khẩu trong bối cảnh mặt bằng giá cả thế giới tăng cao" - Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Bộ Công Thương cũng lưu ý, cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam. Rà soát cơ chế, chính sách tác động đến công nghiệp của từng ngành, sản phẩm. Từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với sản phẩm nhập khẩu để hỗ trợ sản phẩm trong nước, tăng tỷ lệ nội địa hóa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Phát triển vị thế ngành công nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Trong năm 2022, dự án Đạm Ninh Bình phải có phương án xử lý dứt điểm yếu kém

Tại sao doanh nghiệp ngành thép liên tục gặp khó, cần giải pháp hỗ trợ?

Công nghiệp hóa chất làm gì để hướng tới mục tiêu ngành công nghiệp nền tảng hiện đại?

Triển lãm VietnamWood và NürnbergMesse công bố quan hệ hợp tác chiến lược
Tin cùng chuyên mục

Hàng ngàn khách tham quan bốn triển lãm công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

61/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng

Khuyến công Hòa Bình: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn

Nỗ lực hoàn thành kế hoạch khuyến công quốc gia

Tỉnh Hà Giang: Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc ấn tượng

Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến cho Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030

Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng

Thuỷ điện Hoà Bình: Những điều chưa biết về nhà máy thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á trong thế kỷ 20

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030: Cần xây dựng nền công nghiệp tự chủ

TP. Hồ Chí Minh xác định cực tăng trưởng mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp khoáng sản cần phát triển có định hướng và theo quy hoạch chung của quốc gia

3 vấn đề đặt ra cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong cách mạng công nghiệp 4.0

Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản: Chung tay phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phấn đấu đến năm 2030 hình thành 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển

Ban kinh tế Trung ương thăm và làm việc tại Nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn

SaigonTex & SaigonFabric 2022 thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan trong ngày khai mạc

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Thu hút hơn 252 tỷ USD vốn ngoại

Chính sách phát triển công nghiệp: Dàn trải, chưa đủ mạnh
