Doanh nghiệp công nghiệp áp lực về tính xanh trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiện nhiều quốc gia ngày càng khắt khe với các tiêu chí về nhập khẩu, điều này đã và đang gây ra nhiều áp lực với doanh nghiệp công nghiệp trong nước.
Loạt chi phí gia tăng khiến doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khi mở rộng thị trường Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có nhiều nỗ lực đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Nhiều doanh nghiệp Việt còn yếu về nội lực, 'đói' thông tin từ các thị trường xuất khẩu

Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS.Nguyễn Minh Phong để hiểu hơn về vấn đề này.

Thời gian qua, doanh nghiệp công nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó do thiếu các quy chuẩn và có nguy cơ bị tụt hậu khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong
Chuyên gia kinh tế, TS.Nguyễn Minh Phong. Ảnh: Quốc Chuyển

Nhìn chung, năm 2024, dù kinh tế, thương mại toàn cầu có dấu hiệu khả quan hơn, song hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng chế biến chế tạo nói riêng của Việt Nam chịu ảnh hưởng của các diễn biến chính trị, cạnh tranh trên thế giới. Nhất là rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, giá cước vận tải tăng cao trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào một số thị trường, mặt hàng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang các thị trường lớn như; Mỹ, EU… tiếp tục phải đối mặt với các áp lực về điều tra phòng vệ thương mại, các rào cản kỹ thuật liên quan đến môi trường, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh...

Doanh nghiệp công nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục gặp khó trong việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường do chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí tuân thủ cao (đặc biệt với các quy định, tiêu chuẩn mới).

Đặc biệt, gần đây, các nước nhập khẩu giày dép lớn liên tiếp đưa ra những yêu cầu mới về việc nhập khẩu các sản phẩm có trách nhiệm về xã hội và môi trường ngày càng cao (như EPR – mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất, CBAM -Cơ chế định giá carbon).

Điển hình từ tháng 3/2024, thị trường EU đã bắt đầu đưa ra các yêu cầu mới, như các thiết kế bền vững và truy xuất, minh bạch chuỗi cung ứng. Nếu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, doanh nghiệp sẽ phải minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất tại khu vực sản xuất. Những chính sách này trực tiếp và gián tiếp đang và sẽ có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp trong ngành.

Bên cạnh đó, xu hướng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên thế giới đang thay đổi theo hướng đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ lõi, dựa vào hiệu quả đầu tư thay vì lợi nhuận như trước đây. Bối cảnh và sự dịch chuyển này đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho mỗi nước thu hút vốn FDI nói riêng và phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo nói chung.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu hay xuất khẩu ngày càng phải đối mặt với áp lực thực hành ESG (bộ 3 tiêu chuẩn E- Môi trường, S- Xã hội, và G- Quản trị doanh nghiệp đo lường yếu tố liên quan đến định hướng hoạt động phát triển bền vững).

Nhiều ý kiến cho rằng, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là nhóm ngành dễ dao động trước biến đổi thị trường. Vậy theo ông, đâu là những cơ hội đối với các doanh nghiệp của ngành trong thời gian tới?

Trong giai đoạn 2025 – 2030, dự kiến xu hướng phát triển của ngành công nghiệp chế biến chế tạo theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Các nhóm ngành phát triển mạnh vẫn là nhóm ngành hóa chất, cao su, nhựa; ngành vật liệu xây dựng khi bất động sản đang trong giai đoạn khởi sắc hay nhóm ngành dệt may, da giày.

Cần thừa nhận, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là nhóm ngành dễ dao động trước biến đổi thị trường, vì vậy đòi hỏi ngành phải hướng tới tự chủ nguồn cung nguyên vật liệu ngay trong nước. Đồng thời, sản xuất phải gắn với sự đổi mới về công nghệ, hiện đại hóa máy móc và sáng tạo, ý tưởng… đặc biệt phải gắn với chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng hướng tới phát triển nhanh và bền vững.

Trong thời gian tới, Việt Nam có nhiều tiềm năng, cơ hội mới cho phát triển ngành công nghiệp chế biến chế tạo, gắn với nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng xác định rõ mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 25%. Đây là thách thức lớn, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc và sự vào cuộc của tất cả các bên liên quan.

Chuyển đổi xanh
Trong giai đoạn 2025 – 2030, dự kiến xu hướng phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo xu hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Ảnh: P.A

Thời gian qua, Bộ Công Thương cũng đã tích cực ban hành, hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để tạo động lực hỗ trợ, phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhằm giải quyết, khơi thông các điểm nghẽn, tạo ra nguồn lực mạnh cho phát triển ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng cũng cần phải biết tận dụng, chủ động thích nghi với xu thế phát triển của cuộc cách mạng công nghệ số. Cùng với việc tăng cường liên kết giữa các địa phương, vùng miền để chuyển dịch nền cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng gia tăng giá trị gia tăng.

Theo ông, đâu là giải pháp gỡ khó, tạo lực đẩy cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Về giải pháp, theo tôi, thứ nhất, các cơ quan chức năng cần chủ động tiếp tục hoàn thiện thể chế cả về tổ chức, nhân sự và văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách để hỗ trợ công tác hội nhập quốc tế và xuất nhập khẩu nói chung, xúc tiến thương mại nói riêng như chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất, kết nối cung cầu, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu ngành hàng, sản phẩm địa phương của các vùng kinh tế.

Tăng cường sự hiện diện của các doanh nghiệp, ngành hàng, thương hiệu sản phẩm Việt Nam tại các hội chợ triển lãm quốc tế lớn; tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại các thị trường có FTA, thị trường xuất khẩu trọng điểm, thị trường tiềm năng.

Thứ hai, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu... Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn. Đổi mới cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư.

Thứ ba, tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu. Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường. Đồng thời, chú trọng phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất đáp ứng được yêu cầu và xu thế phát triển.

Thứ tư, đẩy mạnh phát triển hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp. Đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy hoạch nhưng chưa có nhà đầu tư, tập trung nghiên cứu, xúc tiến tìm kiếm và kêu gọi các nhà đầu tư tiềm năng, có năng lực, uy tín về tìm hiểu cơ hội đầu tư; vận dụng linh hoạt, áp dụng tối đa các cơ chế ưu đãi, khuyến khích đối với các nhà đầu tư hạ tầng cơ sở.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt đang có sự chuyển mình mạnh mẽ và bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Tại tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”, diễn giả đã nêu thách thức, giải pháp để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số.
Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.
Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Chiều 21/11, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay 22/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’.
Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối 21/11, tại quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao khai mạc sáng 21/11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.
Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Công nghệ số phát triển đã tác động đến ngành bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, hỗ trợ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, không thể chậm trễ.
10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Tại kỳ hội chợ Global Sourcing Expo Austrlia 2024, Việt Nam có 10 doanh nghiệp dệt may tham gia với 10 gian hàng.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cảnh báo nhiều chiêu trò trốn thuế và yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát nhập khẩu mặt hàng thép.
Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Theo chương trình, sự kiện quốc gia về thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ bao gồm nhiều nội dung quan trọng, hấp dẫn.
Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

Sáng 20/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ.
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Sáng 20/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ Khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Hợp tác chiến lược giữa Toyar và Realsee, qua nền tàng Fidovn sẽ đem lại giải pháp số hóa hiện đại, tối ưu trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Sau khi triển khai tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp đến các cảng lớn tại Ấn Độ, cuối tháng 8/2024, cảng Chu Lai mở rộng tuyến hàng hải quốc tế, kết nối tới Mỹ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động