Thứ tư 25/12/2024 01:02

Công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040.

Sáng 15/4, tại Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 với sự tham dự của ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm đã công bố Quyết định số 259/QĐ-TTg, ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040.

Các đại biểu lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa tham dự hội nghị.

Theo quyết định, phạm vi lập quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính TP. Thanh Hóa và huyện Đông Sơn, với tổng diện tích khoảng 22.821ha.

Mục tiêu xây dựng và phát triển TP. Thanh Hoá trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; một trong những trung tâm lớn về thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, văn hoá, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, thể thao của vùng Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ; có kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, hướng tới thành phố thông minh, văn minh, hiện đại là một động lực quan trọng góp phần đưa tỉnh Thanh Hoá trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Về tính chất, chức năng đô thị, TP. Thanh Hóa được xác định là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, đô thị tỉnh lỵ với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa. Là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung bộ và vùng phía Nam Bắc bộ. Là đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước và quốc tế. Có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh. Là đô thị phát triển xanh, thông minh, hiện đại trên cơ sở khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh dịch vụ và công nghiệp, nhất là dịch vụ chất lượng cao; phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát huy bản sắc văn hóa Xứ Thanh.

Quy hoạch đặt ra mục tiêu xây dựng và phát triển TP. Thanh Hoá trở thành địa phương dẫn đầu cả tỉnh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về quy mô dân số hiện trạng khoảng 440.000 người. Dự báo đến năm 2030 khoảng 780.000 đến 800.000 người; đến năm 2040 khoảng 1 triệu người. Về quy hoạch đất xây dựng đô thị: Đất xây dựng đô thị hiện trạng khoảng 7.634ha, chiếm khoảng 34% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 11.181ha, chiếm khoảng 49% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2040, đất xây dựng đô thị khoảng 14.019ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị.

Định hướng phát triển không gian là phát triển không gian đô thị tập trung, lan tỏa kết nối với ý tưởng chủ đạo là: tựa núi (Ngàn Nưa) - bên sông (sông Mã) - hướng biển (vịnh Bắc bộ), lấy dãy Ngàn Nưa làm chỗ dựa, phát triển đô thị hai bên bờ sông Mã, kết nối mạnh về phía Đông, hướng ra biển. Đô thị Thanh Hóa phát triển theo mô hình “tập trung, đa tâm”; điều chỉnh mô hình “vành đai - xuyên tâm" thành mô hình “vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm”. Lấy trục Đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm, lấy sông Mã làm trục cảnh quan của đô thị; tăng cường các dải đô thị song song với trục cảnh quan sông Mã; hình thành vành đai số 3 kết nối các dải đô thị. Lấy trung tâm đô thị hiện hữu làm hạt nhân, hình thành khung cấu trúc đô thị “3 trục phát triển - 6 trung tâm - 1 hành lang sinh thái tự nhiên”.

Quy hoạch đô thị Thanh Hóa cũng định hướng phát triển các khu vực gồm: Khu vực đô thị gắn với trung tâm hiện hữu; Khu vực đô thị gắn với trung tâm Hàm Rồng - Núi Đọ; Khu vực đô thị gắn với trung tâm Đông Bắc tại Bắc sông Mã; Khu vực đô thị gắn với trung tâm Đông Nam; Khu vực đô thị gắn với trung tâm phía Tây và Khu vực đô thị gắn với trung tâm Tây Nam. Quy hoạch còn chỉ rõ định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng viễn thông thụ động...

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Vai trò, vị trí quan trọng của TP. Thanh Hóa đối với tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ; cửa ngõ kết nối vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với Bắc Trung bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh Thanh Hóa với cả nước. Thành phố nằm tại trung tâm đồng bằng sông Mã, sông Chu - là một trong những trung tâm dân cư lớn và lâu đời nhất của cả nước, mang đậm những giá trị lịch sử và nhân văn sâu sắc của dân tộc. Việc xây dựng và phát triển TP. Thanh Hóa vừa là kết quả, vừa là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá đến năm 2040.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND TP. Thanh Hóa phối hợp với các bộ, ngành Trung ương có liên quan sớm ban hành quy định quản lý quy hoạch; tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040 được duyệt và các quy hoạch, quy chế liên quan bảo đảm tuân thủ đúng các quy định pháp luật.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định: Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh Thanh Hóa và TP Thanh Hóa trong quá trình thực hiện quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa để tạo động lực cho TP Thanh Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung phát triển bền vững, có nhiều đột phá.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh