Thứ bảy 23/11/2024 22:51

Công bố 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam

Sáng 19/5, Ban chấp hành VCCI công bố 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và phát động thực hiện trong cộng đồng doanh nhân toàn quốc.

Đây là hoạt động thiết thực của doanh nhân Việt Nam hưởng ứng thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đồng thời là bước khởi đầu quan trọng thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lần thứ VII về “Tiên phong xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam, hình thành và thúc đẩy thực hiện các quy ước, chuẩn mực chung về đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp”.

Công bố 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam

Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam do Ban chấp hành VCCI công bố gồm 6 điều như sau: Tạo giá trị kinh tế cho xã hội; tuân thủ pháp luật; minh bạch, công bằng, liêm chính; sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình.

Sáu quy tắc nói trên là các phẩm chất đạo đức cơ bản cần có của doanh nhân Việt Nam được khuyến nghị thực hành rộng rãi trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp nước ta. Có thể thấy, trong 6 quy tắc nêu trên, 2 quy tắc đầu là những nguyên tắc đạo đức cơ bản của doanh nhân để đảm bảo cho tính chính danh và sự tồn tại của doanh nghiệp. 2 quy tắc tiếp theo là những chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh và tương tác với các đối tác. 2 quy tắc cuối cùng là những phẩm chất cần có trong ứng xử với thiên nhiên, môi trường, với Tổ quốc, xã hội và gia đình.

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI cho hay, có 3 mục đích lớn mà VCCI hướng tới trong công bố và phát động thực hành 6 quy tắc đạo đức gồm: Nâng cao nhận thức của các doanh nhân về đạo đức, lấy đạo đức làm cốt lõi xây dựng văn hoá kinh doanh và đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam; góp phần thực hiện chủ trương Đảng, Nhà nước đã đề ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân có tinh thần dân tộc, có văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội cao; củng cố niềm tin, tăng sự ủng hộ của xã hội đối với đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.

Là một chuyên gia trực tiếp tham gia xây dựng Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, bà Phạm Chi Lan - nguyên Phó Chủ tịch VCCI đánh giá: “Với vai trò là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, việc VCCI công bố 6 quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam và khuyến nghị, kêu gọi thực hành trong hội viên và cộng đồng doanh nhân cả nước là rất quan trọng, kịp thời và cần thiết”.

Theo ông Phạm Tấn Công, việc thực hiện các quy tắc đạo đức doanh nhân không chỉ giúp hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong giới doanh nhân mà chúng ta đang thấy, mà cao hơn, xa hơn nữa là hướng đến xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngang tầm với mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045, như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Với việc có những phẩm chất đạo đức chung, thống nhất, đội ngũ doanh nhân Việt Nam sẽ không chỉ phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, mà còn sở hữu thêm những giá trị, sức mạnh mềm, tạo uy tín, lợi thế trong hoạt động kinh doanh.

Trong buổi lễ công bố, Ban chấp hành VCCI đã chính thức ra lời kêu gọi hội viên và cộng đồng doanh nhân cả nước đồng lòng thực hiện Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam.

VCCI hiện có trên 200 nghìn doanh nghiệp hội viên và gần 200 hiệp hội doanh nghiệp thành viên, đây là cơ sở quan trọng để Quy tắc đạo đức sẽ đi vào cuộc sống. Từ nay, VCCI sẽ lấy việc thực hành 6 quy tắc đạo đức doanh nhân là yêu cầu tiên quyết trong xem xét, bình chọn, trao tặng Giải thưởng Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu. Giải thưởng Doanh nhân tiêu biểu năm nay sẽ được trao vào tháng 10/2022 nhân dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Hiện nay, nước ta có trên 850.000 doanh nghiệp và hơn 5,4 triệu hộ kinh doanh, tương ứng với đó là số lượng doanh nhân lên đến hàng triệu người. Từ năm 1991 - 2021, GDP Việt Nam tăng từ 9,6 tỷ USD lên 363 tỷ USD; GDP bình quân đầu người tăng từ 188 USD lên 3.680 USD, tăng gần 20 lần.

Đại đa số doanh nhân, doanh nghiệp nước ta làm ăn chân chính, bản lĩnh, sáng tạo, nỗ lực vươn mình vượt qua khó khăn, thách thức để góp phần hiện thực hóa khát vọng vì một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Tuy nhiên, trong đội ngũ doanh nhân vẫn tồn tại một số ít nhận thức chưa đúng đắn, có những vụ việc vi phạm đạo đức, văn hoá truyền thống và cả quy định pháp luật. Gần đây, một số doanh nhân có tên tuổi cũng đang bị truy xét về các sai phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, hình ảnh của đội ngũ doanh nhân nước ta.

Yêu cầu đặt ra trong xây dựng bộ quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam là phải phát huy những giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam, những điểm mạnh của doanh nhân Việt Nam, tạo giá trị, sức mạnh mềm của doanh nhân Việt Nam, đồng thời khắc phục những hạn chế của giới doanh nhân như đã nêu ở phần trên. Bộ quy tắc cũng phải tiếp thu và phát huy các giá trị phổ quát của thời đại, của cộng đồng doanh nhân quốc tế như: tính minh bạch, chính trực, công bằng…

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

7 năm liên tiếp, Vedan đạt Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống

Nestlé MILO trao tặng máy tính cho các trường tiểu học vùng cao, đa dạng trải nghiệm học tập cho trẻ em

Napas và Mastercard trao 2.010 suất tầm soát ung thư và tổ chức 'gian hàng 0 đồng' cho phụ nữ khó khăn

Vedan Việt Nam liên tiếp khẳng định vị thế với Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam 2024

Lotte Mart chung tay cùng đồng bào miền Bắc tái thiết cuộc sống sau bão Yagi

Vedan Việt Nam trao tặng nhà cho gia đình nạn nhân chất độc da cam tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

4 điều hấp dẫn không thể bỏ lỡ tại Shopee “10.10 Đại Tiệc Thương Hiệu”

Bảo hiểm AAA, ERAX và DIGINS triển khai dự án 'phần mềm quản trị bảo hiểm, phân phối sản phẩm đa kênh'

J&T Express thương hiệu tiêu biểu trong lĩnh vực vận chuyển

Văn phòng phẩm Hồng Hà: Phát huy giá trị thương hiệu từ quá khứ đến tương lai

Nestlé Việt Nam công bố chương trình hợp tác năm 2024: Khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt

Vượt khó đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh

Ngành bán lẻ hợp tác với nông dân đưa nông sản sạch vào siêu thị

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

Kinh tế tư nhân: Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phân bón Lâm Thao: Đồng hành với nhà nông, vì sức sống ruộng đồng

Tony Tú Authentic - địa chỉ tin cậy cho người yêu thích hàng xa xỉ tại Việt Nam

Văn hóa doanh nghiệp giúp J&T Express 'tạo đà' cho shipper nửa cuối năm

Giới thiệu công nghệ truy xuất nguồn gốc, bảo hộ quyền sở hữu sản phẩm thế mạnh tại Thừa Thiên Huế