Có ý chí, quyết tâm cao để hành động hiệu quả
An sinh xã hội vùng Tây Bắc Thứ sáu, 02/08/2019 - 06:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đây là vùng thứ 5 Tiểu ban kinh tế - xã hội tới làm việc nhằm khảo sát thực tế tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) và Báo cáo Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 (còn gọi là Phương hướng, nhiệm vụ phát triển 5 năm).
Địa phương kiến nghị…
Thẳng thắn nêu lên nhu cầu, cũng như những vướng mắc tồn tại, các địa phương cho rằng, trở ngại lớn nhất hiện nay vẫn là hệ thống hạ tầng còn yếu kém, thiếu đồng bộ, tính kết nối chưa cao…
![]() |
Đến nay, hạ tầng giao thông vẫn là khó khăn lớn đối với vùng Tây Bắc |
Là địa phương vừa vươn lên đứng thứ 2 cả nước về diện tích cây ăn quả với 70.000 héc-ta, tỉnh Sơn La mong muốn Trung ương giúp Sơn La quy hoạch diện tích loại cây ăn quả trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường cũng như hỗ trợ xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu – tuyến đường được xem là tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Khẳng định việc phân cấp, phân quyền cho địa phương là không đơn giản, tỉnh Hòa Bình kiến nghị tăng cường phân cấp, phân quyền quản lý Nhà nước đối với các dự án không sử dụng ngân sách. Chỉ ra tiềm năng để sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch của Tây Bắc là không thiếu, lãnh đạo tỉnh Lai Châu cho rằng, cần có “nhạc trưởng” dẫn dắt kết nối vùng, trong đó có kết nối du lịch, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi. Bên cạnh đó, vấn đề hạ tầng cần được quan tâm đầu tư và giải quyết kịp thời hơn. Với Thanh Hóa – địa phương có mật độ dân cư phân tán, việc ổn định dân cư, nhất là định cư, sắp xếp lại dân cư được tỉnh này coi là then chốt. Bởi lẽ, dân cứ phân tán đồng nghĩa với việc đầu tư đường, trường, nước sạch, các dịch vụ rất khó khăn, tốn kém. Có tuyến đường chỉ phục vụ vài chục hộ dân mà phải đầu tư hàng chục tỷ đồng!
Là “đối tác” quan trọng của vùng Tây Bắc, lãnh đạo TP. Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp Hà Nội đã đầu tư vào 12 tỉnh dự hội nghị hôm nay 130.000 tỷ đồng. Để tăng cường tính kết nối, lãnh đạo TP. Hà Nội nhấn mạnh đến việc tập trung liên kết giữa các địa phương trên 2 lĩnh vực chủ yếu: Liên kết trong công tác lập quy hoạch phát triển và liên kết trong thu hút đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
… Chính phủ định hướng
Chia sẻ khó khăn với các tỉnh Tây Bắc, các bộ, ngành cho rằng, thách thức lớn với vùng này là địa hình núi cao, chia cắt nên suất đầu tư hạ tầng lớn. Dân cư sống phân tán như hiện nay dẫn đến việc khó có nguồn lực nào đủ để đầu tư cho hạ tầng điện, đường. Chính vì vậy, sắp xếp lại dân cư là rất cần thiết.
Nêu ví dụ về những địa phương như: Lào Cai, Thái Nguyên, Sơn La đã vượt khó thành công; trở thành yếu tố để lan tỏa và là động lực phát triển không chỉ cho chính địa phương đó…, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ sự đồng tình với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến. Trong đó, nêu rõ quan điểm, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cần tiếp tục khẳng định, không ban hành chính sách phân tán, dàn trải và dần loại bỏ chính sách “cho không” để tạo nên những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động của xã hội.
“Đảng ta xác định kết hợp an sinh xã hội và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, từng chương trình, dự án cụ thể. Chính vì vậy, đối với vùng miền núi phía bắc, Tổ biên tập cần bám sát các Nghị quyết số 22 về chủ trương chính sách, phát triển miền núi; Nghị quyết số 16 về phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới kết hợp củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại; Nghị quyết số 43 về bảo vệ biên giới quốc gia và 2 Chương trình mục tiêu quốc gia là Chương trình 135 và xây dựng nông thôn mới” - Phó Thủ tướng đề nghị.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng, nhưng trước hết cần phải ổn định an ninh biên giới, bảo vệ chủ quyền, phát triển rừng, bảo vệ nguồn nước. Đặc biệt là tập trung nâng cao đời sống nhân dân. Vùng Tây Bắc, kể cả Nghệ An, Thanh Hóa cần tiếp tục phát huy ý chí, khát vọng, quyết tâm, đoàn kết để hành động hiệu quả. Nhiều việc tưởng chừng như không làm được nhưng có quyết tâm cao, ý chí cao, liên tục thúc đẩy thì công việc ắt sẽ thành công”.Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Tỉnh Điện Biên: nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hàn Quốc

Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 3: Thay đổi từ tư duy, nhận thức

Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 2: Vẫn còn những thách thức cho cây quế

Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 1: Xóa đói giảm nghèo cùng cây quế

Trao tặng 5 điểm trường học mới cho học sinh vùng cao Tây Bắc
Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh làm việc tại Phú Thọ, Thái Nguyên

Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam bàn giao 2 công trình cầu đập tràn tại tỉnh Hà Giang

Hà Giang đổi mới, sáng tạo phát triển kinh tế - xã hội

Sơn La: Thắp sáng niểm tin, đưa ánh sáng của Đảng đến với đồng bào các dân tộc

Thống nhất giá thu mua dong riềng vụ 2019

Quảng Ninh: Vận hội 56 năm

Mùa vàng trên rẻo cao

Lào Cai: Sâm đất bán chạy

Lời mời gọi từ những bậc thang vàng

Phấn đấu đưa Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn

Một đời say với điệu xòe

Bà con gặp khó khăn do giá ngô hạt giảm

Xây dựng tư duy sản xuất hàng hóa lớn

ADB hỗ trợ Việt Nam phát triển giao thông vùng Tây Bắc

Mèo Vạc, Hà Giang: Chung tay mở đường vào Trù Sán

Tạo đà khai thác tiềm năng, lợi thế vùng Tây Bắc

Chung tay vì sức khỏe nông dân Tây Bắc

Khởi nghiệp vùng Dân tộc thiểu số- Từ chính sách đến thực tiễn cuộc sống

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo 6 tỉnh miền núi phía Bắc
