Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao.
Điểm tựa giúp nông dân vùng cao Bản Liền giảm nghèo bền vững Lào Cai: Phụ nữ Tày vùng cao Bản Liền - Bắc Hà tìm hướng giảm nghèo bền vững Lấy ý kiến cho thông tư thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025

Đời sống người nghèo có bước cải thiện, nâng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24/2021/QH15 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tại Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022.

Cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm
Phát triển kinh tế nông nghiệp tại xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn

Chương trình có tổng nguồn vốn tối thiểu (số làm tròn) là 75.000 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương 48.000 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác là 14.310 tỷ đồng).

Chương trình gồm 7 dự án, kết cấu thành 2 dự án độc lập và 5 dự án với 11 tiểu dự án, được thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh (trong đó có 48 tỉnh sử dụng vốn ngân sách Nhà nước).

Thông tin về tình hình triển khai thực hiện chương trình, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, chương trình đã cơ bản bám sát mục tiêu: Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Mục tiêu này cao hơn so với giai đoạn trước, gắn với các mục tiêu phát triển bền vững, áp dụng chuẩn nghèo đa chiều bao trùm nhưng địa bàn, đối tượng thực hiện Chương trình là các “lõi nghèo” của cả nước.

Chương trình đã cơ bản bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc, giải pháp triển khai, thực hiện theo Nghị quyết 24 như đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát nghèo; ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt, tạo động lực (chiếm 81% tổng nguồn vốn…). Nhiều địa phương có mô hình hay, cách làm sáng tạo đạt hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện.

Đến tháng 9/2022 Chương trình đã hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương (sớm nhất trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia). Các địa phương đã cơ bản ban hành đầy đủ văn bản theo quy định.

Việc lập, giao kế hoạch vốn thực hiện Chương trình tuân thủ theo quy định pháp luật. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình từ tháng 12/2021 đến năm 2023 là 23.130,261 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 30,84% tổng nguồn vốn 5 năm, trong đó chủ yếu là nguồn vốn ngân sách trung ương chiếm khoảng 95%. Vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đến 30/6/2023 lũy kế là 34.527 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,8%.

Bước đầu Chương trình đã đạt được một số kết quả tích cực, đời sống người nghèo, hộ cận nghèo, địa bàn nghèo có bước cải thiện, nâng cao. Theo báo cáo đã cơ bản thực hiện đạt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo hàng năm - ông Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh.

Nêu dẫn chứng cụ thể, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm cho hay, năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% so với năm 2020, tuy chưa đạt so với mục tiêu Quốc hội giao nhưng trong bối cảnh cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua thì kết quả giảm nghèo cũng là một nỗ lực được ghi nhận.

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,17% và ước thực hiện năm 2023 giảm 1,1%, tỷ lệ giảm nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Nghị quyết 24 của Quốc hội đã đề ra.

Đầu tư xây dựng còn dàn trải, nhỏ lẻ

Cũng theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, sau hơn 1 năm kể từ khi Nghị quyết số 24/2021/QH15 ban hành, Chính phủ và các bộ, ngành mới ban hành đầy đủ các văn bản của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở cấp trung ương.

Tuy nhiên, một số văn bản ban hành nhưng vẫn có khó khăn vướng mắc, địa phương kiến nghị cần phải sửa đổi, kể cả một số vấn đề liên quan Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022.

Việc phân bổ ngân sách có nội dung còn chậm, năm 2022 chưa được phân bổ 700 tỷ đồng từ ngân sách trung ương cho tiểu dự án 2 - Cải thiện dinh dưỡng thuộc dự án 3 (100 tỷ đồng) và dự án 5 - Hỗ trợ nhà ở người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo (600 tỷ đồng).

Đầu tư xây dựng còn dàn trải, nhỏ lẻ, một số dự án mức vốn thấp; phân bổ vốn hằng năm chưa cân đối, hài hòa, nhất là vốn sự nghiệp; một số địa phương bố trí nguồn vốn đối ứng thấp, chưa đúng kế hoạch; việc lồng ghép vốn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, thực hiện chưa hiệu quả.

Giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 (đến 31/1/2023) đạt 35,63% kế hoạch (vốn đầu tư phát triển đạt 45% kế hoạch; kinh phí sự nghiệp đạt 6,39% kế hoạch); giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 kéo dài sang năm 2023 đạt 53% kế hoạch; giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương năm 2023 đến tháng 6/2023 đạt 6,53%; kết quả giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31/8/2023 đạt 31,9% kế hoạch.

Việc phát huy dân chủ cơ sở, nhất là cách tiếp cận giảm nghèo dựa vào cộng đồng thực hiện còn hình thức; phát sinh một số thủ tục hành chính giao cho hội đồng nhân dân trong khi bản chất thuộc thẩm quyền của Chính phủ; chưa thực hiện triệt để nguyên tắc phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình.

Các địa phương chưa xây dựng tiêu chí khuyến khích cá nhân, hộ gia đình về thoát nghèo, giảm nghèo bền vững. "Qua giám sát, các hoạt động đào tạo nghề, mô hình phát triển sản xuất, sinh kế triển khai ở các địa phương phần lớn mức chi và tổ chức thực hiện còn theo cách làm cũ, chưa thực sự đổi mới không còn phù hợp thực tiễn" - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nêu.

Kết quả thực hiện các dự án, tiểu dự án năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 còn khá “khiêm tốn”. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2021, 2022 chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của Chương trình, phần lớn là do tác động của các chính sách giảm nghèo thường xuyên và tín dụng chính sách xã hội, sự tự lực vươn lên của người dân và tác động chung của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước.

Đồng thời, kết quả thực hiện giảm nghèo hằng năm tuy đạt và vượt mục tiêu được giao, song chưa đạt được mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; chưa có giải pháp phù hợp để công tác giảm nghèo được bền vững, chưa thực sự cải thiện, nâng cao cuộc sống người dân một cách thực chất, hạn chế được tái nghèo và phát sinh nghèo.

Tại các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỉ lệ hộ nghèo, chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người ở các huyện nghèo hàng năm. Tiêu chí nghèo đa chiều (tiêu chí số 11) là 1 trong 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 nên để đạt chuẩn nông thôn, có tình trạng địa phương chạy theo thành tích giảm nghèo. Kết quả rà soát, thống kê cho thấy còn có bất cập trong công tác dự báo xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc: Hạn chế gian lận, trục lợi bảo hiểm y tế

Ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc: Hạn chế gian lận, trục lợi bảo hiểm y tế

Ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc góp phần hạn chế gian lận, trục lợi trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; tạo điều kiện tăng cường công tác thanh tra.
Công an Hà Nội diễn tập phương án đón, dẫn đoàn khách quốc tế

Công an Hà Nội diễn tập phương án đón, dẫn đoàn khách quốc tế

Công an Hà Nội triển khai diễn tập đón, dẫn đoàn theo phương án nhằm đảm bảo an ninh, an toàn sẵn sàng phục vụ nhiệm vụ đón đoàn khách quốc tế đến Việt Nam.
TP. Hồ Chí Minh: Phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực xăng dầu

TP. Hồ Chí Minh: Phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực xăng dầu

Phòng PA 04, Công an TP. Hồ Chí Minh và Tổng công ty Dầu Việt Nam vừa ký kết kế hoạch phối hợp đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh nội bộ và an ninh trật tự.
Cần Thơ: Ngư dân bắt được cá trà sóc khủng, quý hiếm trên sông Hậu

Cần Thơ: Ngư dân bắt được cá trà sóc khủng, quý hiếm trên sông Hậu

Một ngư dân tại thành phố Cần Thơ trong lúc giăng lưới trên sông Hậu may mắn bắt được cá trà sóc “khủng”, cân nặng gần 20kg.
Người lao động PC Gia Lai hiến 172 đơn vị máu hưởng ứng “Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX”

Người lao động PC Gia Lai hiến 172 đơn vị máu hưởng ứng “Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX”

Gần 200 cán bộ nhân viên PC Gia Lai đã tham gia hiến máu tình nguyện, hiến 172 đơn vị máu khỏe mạnh, góp tay nối dài sự sống cho những người bệnh đang cần máu.

Tin cùng chuyên mục

Mức phụ cấp của công chức, viên chức bị bãi bỏ khi cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024

Mức phụ cấp của công chức, viên chức bị bãi bỏ khi cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 1/7/2024 sẽ triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương, theo đó mức phụ cấp độc hại nguy hiểm sẽ chính thức bị bãi bỏ.
TP. Hồ Chí Minh: Ăn nhầm bánh lạ, 3 người phụ nữ nhập viện, nghi ngộ độc ma tuý

TP. Hồ Chí Minh: Ăn nhầm bánh lạ, 3 người phụ nữ nhập viện, nghi ngộ độc ma tuý

3 người phụ nữ tại TP. Hồ Chí Minh làm nghề tạp vụ, trong quá trình dọn dẹp đã ăn nhầm loại bánh lạ, sau đó cả 3 phải nhập viện cấp cứu, nghi do ngộ độc ma tuý.
Nông sản OCOP bán chạy nhất tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ

Nông sản OCOP bán chạy nhất tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ

Trong 4 ngày được bày bán tại Hội chợ Công Thương vùng Bắc Trung Bộ, các nông sản OCOP được đông đảo người dân tham quan và chọn mua.
Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động năm 2024

Điều kiện và mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của người lao động năm 2024

Bảo hiểm xã hội 1 lần là chế độ được rất nhiều người quan tâm. Bởi vậy, không ít người lao động thắc mắc về điều kiện và mức hưởng chế độ này trong năm 2024.
Quảng Nam: Đổi mới, đa dạng hoá tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội

Quảng Nam: Đổi mới, đa dạng hoá tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội

Nhằm bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tỉnh Quảng Nam xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách.
Nỗi lo cháy chợ cũ

Nỗi lo cháy chợ cũ

Nguy cơ cháy chợ cũ luôn tiềm ẩn và trở thành nỗi lo thường trực không chỉ với những người kinh doanh mà cả chính quyền địa phương.
Trường hợp nào công chức, viên chức ngành tài chính được xét nâng bậc lương trước thời hạn?

Trường hợp nào công chức, viên chức ngành tài chính được xét nâng bậc lương trước thời hạn?

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 2609/QĐ-BTC về sửa đổi, bổ sung Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức thuộc Bộ này.
Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu năm 2024 thu hút khoảng 2,9 tỷ USD vốn đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu đặt mục tiêu năm 2024 thu hút khoảng 2,9 tỷ USD vốn đầu tư

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn khoảng 88.600 tỷ đồng; phấn đấu thu hút 2,9 tỷ USD vốn đầu tư.
Hà Nội: Đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray

Hà Nội: Đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray

Thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết về đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Thúc đẩy phát triển ngành dừa Việt Nam qua hợp tác với Belarus

Thúc đẩy phát triển ngành dừa Việt Nam qua hợp tác với Belarus

Hiệp hội Dừa Việt Nam hợp tác với đối tác Belarus để phát triển cây dừa toàn diện cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của ngành này.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội

Với việc quản lý cơ sở dữ liệu khổng lồ và xử lý khối lượng công việc rất lớn, ngành bảo hiểm xã hội đã từng bước đưa vào ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Mua hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng dễ như mua rau trên các sàn thương mại điện tử

Mua hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng dễ như mua rau trên các sàn thương mại điện tử

Trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktok… hàng có dấu hiệu giả mạo thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng được quảng cáo, bán tràn lan, công khai.
Từ 1/3/2024, tăng giá trần vé máy bay nội địa

Từ 1/3/2024, tăng giá trần vé máy bay nội địa

Theo Thông tư mới của Bộ Giao thông Vận tải, từ ngày 1/3/2024 giá vé nội địa phổ thông cho đường bay dài nhất từ 1.280km trở lên tăng 250.000 đồng so với trước.
Hơn 50 bệnh viện dùng bệnh án điện tử, Bộ Y tế đề xuất lùi lộ trình triển khai

Hơn 50 bệnh viện dùng bệnh án điện tử, Bộ Y tế đề xuất lùi lộ trình triển khai

Hiện tại mới có 59/1.300 bệnh viện cả nước bỏ bệnh án giấy để dùng bệnh án điện tử. Trước sự chậm trễ này, Bộ Y tế đề xuất lùi lộ trình triển khai.
Hà Nội phân luồng giao thông đón đoàn khách quốc tế

Hà Nội phân luồng giao thông đón đoàn khách quốc tế

Để phục vụ việc đón đoàn khách quốc tế sang thăm chính thức Việt Nam trong các ngày 12-13/12, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội có kế hoạch phân luồng giao thông
Dự báo thời tiết biển hôm nay 9/12/2023: Mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 9/12/2023: Mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 9/12: vùng biển phía Tây Nam của khu vực giữa Biển Đông, Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 9/12/2023: Hà Nội sáng sớm có sương mù, trời rét, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 9/12/2023: Hà Nội sáng sớm có sương mù, trời rét, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 9/12/2023: Hà Nội có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay 9/12/2023: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Thời tiết hôm nay 9/12/2023: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết hôm nay 9/12/2023: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Để người nông dân hiểu đúng, dùng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật cần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, trong đó có tuyên truyền trên báo chí.
Sắp có đợt không khí lạnh rất mạnh tràn xuống miền Bắc

Sắp có đợt không khí lạnh rất mạnh tràn xuống miền Bắc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 16 - 25/12 khả năng cao sẽ có một đợt rét đậm rét hại tràn xuống ảnh hưởng đến nước ta.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động