Thứ bảy 03/05/2025 04:34

CNG Việt Nam khởi công xây dựng trạm cấp khí LNG đầu tiên tại Khu công nghiệp Thuận Đạo, Long An

Tại khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (CNG Việt Nam) đã khởi công xây dựng trạm cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên.

Tham dự buổi lễ có, phía chủ đầu tư - Công ty Cổ phần CNG Việt Nam, có ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó Giám đốc Công ty; ông Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Chi nhánh Phú Mỹ; ông Vũ Anh Tuấn, Phó phụ trách Phòng Kỹ thuật – Đầu tư. Đại diện tư vấn giám sát Intertek có ông Nguyễn Quốc Chí, Tư vấn giám sát trưởng. Đại diện tư vấn quản lý dự án CTC có ông Đoàn Mạnh Cường, Giám đốc dự án. Về phía nhà thầu thi công - Công ty TNHH kiểm soát dòng chảy đông lạnh (CFC Việt Nam) có ông Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc công ty.

Các vị đại biểu thực hiện nghi thức khởi công xây dựng trạm cấp LNG đầu tiên của CNG Việt Nam

Đây là dự án trạm cấp khí LNG đầu tiên của CNG Việt Nam với dung tích chứa ở giai đoạn đầu là 50 tấn, dự kiến sau khi hoàn thành thi công lắp đặt vào tháng 4 năm 2023, trạm sẽ cấp cho các khách hàng hiện hữu đang sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) như: Oechsler Motion, thép Nam Hưng, Petfood Evolution, Asia Steel,... Trong tương lai, trạm sẽ được mở rộng quy mô chứa để đáp ứng nhu cầu các khách hàng công nghiệp khác trong khu công nghiệp Thuận Đạo.

Phát biểu tại buổi Lễ, ông Nguyễn Hữu Xuân, Phó giám đốc CNG Việt Nam nhấn mạnh tuy đây là dự án khí quy mô nhỏ, nhưng là trạm cấp khí LNG đầu tiên, là bước khởi đầu quan trọng cho chuỗi các dự án LNG của CNG Việt Nam sau này trên khắp cả nước khi nguồn cung và giá ổn định.

Đại diện nhà thầu thi công CFC Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hưng cảm ơn chủ đầu tư CNG Việt Nam đã tin tưởng năng lực nhà thầu và cam kết sẽ thực hiện dự án an toàn, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đặt ra.

Hình ảnh trạm cấp CNG hiện hữu

Với định hướng phổ biến sử dụng các loại nhiên liệu sạch như CNG, LNG, Công ty Cổ phần CNG Việt Nam mong muốn sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.

Công ty CP CNG Việt Nam (CNG Việt Nam, mã chứng khoán: CNG) vừa công bố Báo cáo tài chính quý 3/2022 trong đó ghi nhận sản lượng khí CNG đạt 81,38 triệu Sm3; doanh thu đạt 1.062 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế 24,7 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ quý 3/2021.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, CNG Việt Nam ghi nhận sản lượng khí CNG đạt 238,5 triệu Sm3; doanh thu đạt 3.260 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 116,5 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ.

Trạm cấp khí trung tâm khu công nghiệp Thuận Đạo, tỉnh Long An, sắp có thêm chức năng mới, góp phần cung cấp LNG ra thị trường

Năm 2022, CNG Việt Nam đặt mục tiêu tổng sản lượng 286 triệu Sm3, tăng hơn 4% so với thực hiện năm 2021; doanh thu 3.232,12 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện năm 2021; lợi nhuận trước thuế 110,03 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, với kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2022, CNG Việt Nam đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính cả năm và hoàn thành 83% kế hoạch sản lượng năm 2022.

Trong 3 tháng cuối năm 2022, CNG tiếp tục tập trung rà soát, đánh giá tổng thể năng lực sản xuất về hệ thống máy móc thiết bị để tối ưu hóa các nguồn lực, có giải pháp pháp dự phòng, bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống máy nén, xe bồn đảm bảo công tác sản xuất an toàn, liên tục; tăng cường công tác dự báo nhu cầu sử dụng khí của khách hàng, khả năng cấp khí cho từng giai đoạn, từng khu vực làm cơ sở xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả; bám sát tiến độ nhập khẩu, chạy thử LNG của Tổng công ty Khí Việt Nam, chủ động phương án đầu tư để đón đầu việc cung cấp LNG ra thị trường; Nâng cao hiệu quả công tác quản trị; tiếp tục triển khai các giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển công ty phù hợp theo từng giai đoạn.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?