Kỷ niệm 77 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2023)

Chuyện người liệt nữ Nam tiến của làng Vĩnh Lộc

Chị Đinh Kế Thị Tường Vi có lẽ là người phụ nữ đầu tiên và trẻ nhất của quê hương Quảng Bình tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp.
Nhớ người sĩ quan cao niên nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam Người tiểu đội trưởng mang tên trung đoàn đã về với trời thu lịch sử Chuyện về người chính trị viên đầu tiên của quân đội ta

Khi mới 16 tuổi, theo truyền thống Bà Trưng, Bà Triệu cùng Lời hiệu triệu cứu nước của Cụ Hồ; Đinh Kế Thị Tường Vi xung phong tòng quân “Nam tiến” đợt 1 (cuối năm 1946). Sau gần 5 năm chiến đấu trên mặt trận nóng bỏng và ác liệt nhất ở Thừa Thiên Huế - Chiến khu Ba Lòng (Phân khu Bình Trị Thiên). Năm 1951 khi vừa tròn 20 tuổi, chị Tường Vi đã anh dũng hy sinh tại Phong Thu (Phong Điền), dâng trọn tuổi thanh xuân đẹp nhất trong cuộc đời cho non sông đất nước.

Hình ảnh người liệt nữ từ hồi ức "Trên chiến khu Ba Lòng"...

Chuyện người liệt nữ Nam tiến của làng Vĩnh Lộc
Liệt sĩ Đinh Kế Thị Tường Vi
Người con gái mà Đại tá Lê Phương nói đến trong Hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng” (tác phẩm mới công bố gần đây); bị giặc giết trong một trận càn, đó là chị Đinh Kế Thị Tường Vy, con gái cụ Đinh Kế Tác - Người làng Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn (tên cũ là huyện Quảng Trạch), tỉnh Quảng Bình.

Đoạn hồi ký kể về cuộc càn của giặc Pháp trên vùng rừng núi có tên Phong Thu, thuộc Phân khu Bình Trị Thiên năm 1951, được ông Lê Phương viết bằng cả trái tim yêu thương đồng chí:

“Tôi cảm phục người bạn gái cùng quê đã anh dũng chống lại bọn lính gian ác (...) đã bị bắn chết trên bãi cát...”.

“... Tôi nhớ trận địch lùng ở Phong Thu (huyện Phong Điền – Thừa Thiên), vì sơ hở mà của mất người hy sinh. Cả cơ quan bị bao vây như trong một cái túi. Trên trời máy bay, sau lưng quân bộ, dưới sông ca nô.

Chúng tôi, những người lính văn phòng, không một tấc sắt để chống cự; chỉ kịp tiêu hao tài liệu, công văn. Mở đầu trận lùng, bọn giặc trên máy bay bắn bị thương đồng chí Dung nằm cách tôi một thước. Tiếng Dung gọi: “Phương ơi, tao bị thương rồi”! Trong tay không có một cuộn băng nào, phải mau chóng đưa Dung vào nấp trong bụi rồi xé áo băng bó cho bạn...

Giờ phút nguy cấp, tiếng loa của giặc rõ dần, không còn cách nào khác là vứt hết đồ đạc, chôn tài liệu và bơi qua sông. Sông không rộng, nhưng nước chảy mạnh. Tôi cố lấy hết sức bơi sang đến bờ thì kiệt sức, nằm sóng sượt. Tiếng ca nô của địch ầm ầm, các đồng chí đều phải chạy, hướng thẳng lên rừng, sau lưng đạn bay như mưa.

Sau trận càn ấy, mỗi người chỉ sót lại chiếc quần đùi mặc trên người, bụng thì đói, cắn răng thoát hiểm tìm về căn cứ. Các đơn vị bạn mở cuộc “lạc quyên” giúp đỡ chúng tôi, cùng nhường cơm xẻ áo. Chúng tôi lại bắt tay xây dựng nhà cửa. Lao động quần quật suốt ngày. Trận lụt năm 1951 phá hoại ghê gớm tài sản của đồng bào. Bình Trị Thiên đã nghèo lại nghèo thêm, đã khổ lại khổ thêm. Bao kho gạo dự trữ cho kháng chiến bị ngập.

Gạo ngâm nước lụt lâu ngày phơi khô mốc ẩm, lên men. Nấu cơm lên thối đến nỗi phải xới ra trên lá môn quạt hết hơi đến nguội để bớt thối. Thế nhưng, mấy hôm đầu không ai ăn được. Cái đói giày vò, cái bụng bắt phải nuốt, công việc bắt phải ăn (...) Anh em ăn vào đi lỏng, ra toàn vỏ gạo (vì gạo chưa xát). Dần dần bụng chúng tôi cũng phải quen với loại cơm đáo để này và đành phải “làm bạn” với nó hàng tháng trời.

Ăn uống như thế, nên nhiều đồng chí đã “quỵ xuống” vì mệt nhọc, vì sốt rét... Gạo đã thiếu thuốc càng thiếu hơn. Lên cơn sốt rét thì đắp chăn mà run. Có được viên thuốc quinine (ký ninh) vàng liền hoà ra hàng lít nước để chia nhau.

Gian khổ, đói rét không làm chúng tôi lung lay, lòng vẫn lạc quan tin tưởng. Những ngày ở chiến trường Bình Trị Thiên thực sự là “trường học” rèn luyện thử thách, đào tạo nên người chiến sĩ. Song cũng có những kẻ hèn nhát, tham sống sợ chết, dao động hoang mang, không chịu nổi đã đầu hàng giặc.”

Ngay sau khi trận càn xảy ra tại Phong Thu 1951, tổ chức và đoàn thể hồi ấy cũng đã nắm rõ vì sao chị Tường Vi hy sinh. Nhiều vị lão thành tham gia kháng chiến chống Pháp cùng thời Đại tá Lê Phương và chị Tường Vi, hiện vẫn còn nhớ chi tiết về sự hy sinh của người nữ điệp báo này: Chị Đinh Kế Thị Tường Vy là người trực tiếp quản lý và sử dụng điện đài trong đơn vị, nên khi bị giặc vây chặt tứ phía, theo phản ứng nghiệp vụ của công tác (cơ yếu) mà chị đã được huấn luyện (người “đặc trách” điện đài), chị phải mau chóng hủy máy móc cùng mọi tài liệu liên quan.

Vào thời đó (1950 - 1951), phương tiện vô tuyến điện đài quân sự kết cấu còn khá cồng kềnh và rất nặng; vật liệu gần như 100% sắt thép có độ bền chắc cao... Bình thường, người có sức khỏe phá được cỗ điện đài loại này cũng rất khó. Vì thế thời gian để cho chị thực hiện xong nhiệm vụ đương nhiên bị kéo dài hơn so mọi chiến sĩ khác, khiến cơ hội phá vòng vây thoát địch là vô cùng ngặt nghèo.

Chị Tường Vi phải dồn mọi khả năng, sức lực để quyết phá hủy bằng được phương tiện thông tin chỉ huy chỉ trong mươi lăm phút nguy cấp. Đó là chiến công rất có ý nghĩa của công tác bảo mật trên chiến trường. Chiến công này thực sự đặc biệt so với sức lực của một người con gái bé nhỏ trong hoàn cảnh tính mạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Do đó, chị Tường Vi bị sa vào tay giặc là điều cực kỳ khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nhờ có chiến công của chị mà sau trận càn, mọi tài liệu bí mật của cơ quan Phân khu bộ Bình Trị Thiên đã không bị rơi vào tay giặc; thế trận trên toàn tuyến Chiến khu Thừa Thiên - Ba Lòng (Quảng Trị) - Tây Quảng Bình những ngày tiếp theo vẫn được giữ vững.

Về trận càn của thực dân Pháp vào vùng lõi của mặt trận Bình Trị Thiên, nhiều tài liệu sau chiến tranh đã đề cập rất rõ. Đây là đoạn trích trong Hồi ký "Quê hương và Cách mạng" của cụ Hoàng Anh – Nhà xuất bản Thuận hóa – Huế 2012. Cụ Hoàng Anh - nguyên Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính “Mặt trận Bình Trị Thiên” từ năm 1945 đến giữa năm 1951 (sau này, từ tháng 4 – 1965 đến tháng 12 – 1969 là Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp trung ương và Phó Thủ tướng Chính phủ từ tháng 4 - 1971). Tại trang 367, trong mục “Chiến thắng Phổ Lại – Thanh Hương – Ưu Điềm”, nội dung được ghi như sau:

“Ngày 10/3/1951, chúng tập trung quân ứng chiến của liên tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam; tất cả hơn 2.000 tên, phần lớn là các tiểu đoàn lính Âu – Phi. Sáng ngày 11/3/1951, chúng mở trận càn lớn vào căn cứ đồng bằng của ta thuộc 4 huyện Phong Điền (trong đó có vùng Phong Thu như trong hồi ký của Đại tá Lê Phương), Quảng Điền, Hải Lăng, Triệu Phong. Từ nhiều hướng, quân địch hùng hổ tiến vào căn cứ của ta.”

... Đến lời kể của cựu Phó Chủ nhiệm Việt minh xã Vĩnh Trạch

Ông Đinh Duyệt, năm nay 95 tuổi – cán bộ Tiền Khởi nghĩa, Huy hiệu 65 tuổi Đảng (2012), nguyên chuyên viên Cao cấp công tác tại Toà án Nhân dân Tối cao; hiện nghỉ hưu tại quê nhà là thôn Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc, Thị xã Ba Đồn (huyện Quảng Trạch cũ), tỉnh Quảng Bình; khi được tiếp xúc Hồi ký "Trên chiến khu Ba Lòng" của em trai vợ mình (Bà Lê Thị Toán) là Đại tá Lê Phương, nguyên sĩ quan công tác tại Cục Chính trị Bộ tư lệnh Phòng không – Không quân (thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đến ngày nghỉ hưu), lòng bồi hồi xúc động nhớ lại:

Chị Đinh Kế Thị Tường Vi có Thân phụ là cụ Đinh Kế Tác, tục danh “Xu Tác” - Một nhà thầu khoán có tiếng thời Pháp thuộc; rất yêu nước và có nhiều công lao đóng góp đối với quê hương. Cụ cùng nhà thấu khoán và là bạn thân quê ở làng bên Hoà Ninh (nay là xã Quảng Hoà, Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) tên là Đoàn Phiến, tục danh “Xu Phiến” cùng chung tiền của công sức xây dựng nên Trường tiểu học Élémenter Hoà Ninh cho con em mấy làng vùng Nam phủ Quảng Trạch thời đó: Hoà Ninh, Vĩnh Lộc, Phú Trịch, Vĩnh Phước, Minh Lệ, La Hà... có nơi học tập.

Riêng với mảnh đất chôn rau cắt rốn là làng Vĩnh Lộc, cụ Đinh Kế Tác đã bỏ công của vật lực đắp xếp 2 con kè lớn bằng đá hộc lẫn đá sa thạch để ngăn luồng nước xiết chống xói lở giải đất ven sông làng Vĩnh Lộc, làng Phú Trịch (phía Rào Đơờng - Nguồn Nậy sông Gianh, nhánh chảy qua các làng Vĩnh Lộc, Cồn Sẻ và Văn Lôi). Hai con kè đá này sau gần cả trăm năm hiện vẫn còn y nguyên tác dụng. Nếu không có chiến tranh, cụ đã hoàn thành tâm nguyện xây dựng một cây cầu cho cả 2 làng Vĩnh Lộc – Hoà Ninh liền bờ, vị trí định xây dựng gần lối bến sông cạnh nhà ông Đặng Phụng, để đi ra đường “Kiệt Ngang” Hòa Ninh qua chợ Mới (Minh Lệ).

Chị Đinh Kế Thị Tường Vi là một cô nữ sinh hiếm hoi thời đó ở vùng quê nghèo Vĩnh Lộc, được bọ mạ (cha mẹ) gửi vào Kinh đô Huế cho ăn học và chị đã học thêm một nghề “thời thượng” lúc đó là đánh máy chữ cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt. Thế rồi cuối năm 1946, Pháp núp bóng quân Anh trở lại đánh chiếm Sài Gòn – Gia Định và cả Nam bộ. Hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 20 tháng 12 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ trong 2 tháng cuối năm 1946 - đầu năm 1947, nhân dân Thẻ Làng (chỉ riêng Giáp Đông) đã có 3 đợt nam nữ thanh niên xung phong “Nam tiến” để cùng quân dân Nam Bộ đánh giặc.

Đợt “Nam tiến” đầu tiên, có 4 anh chị em, trong đó có chị Đinh Kế Thị Tường Vi. Ông Đinh Duyệt nhớ lại như in, hình ảnh cô em gái nhỏ nhắn, tóc dài, nước da trắng nõn nà nhưng lên vị trí diễn giả để tranh luận với đám thanh niên cũng đang hừng hực khí thế “Nam tiến”. Khi mấy cán bộ Việt Minh thấy rõ mồn một chị Tường Vi là cô gái còn quá nhỏ tuổi (chị là bạn học với anh Lê Phương - sinh năm 1932, so các anh cùng đăng ký “Nam tiến” đợt I này ít hơn ngót chục tuổi), thân hình lại "liễu yếu đào tơ", dứt khoát không tiếp nhận và để chị kê khai lý lịch cũng như viết quyết tâm bày tỏ nguyện vọng lên đường...; chị Đinh Kế Thị Tường Vi liền “nhảy phốc” lên cướp lời mọi người, với giọng vô cùng dõng dạc, dứt khoát:

“Ông cha ta đã dạy rồi, giặc đến nhà, đàn bà cũng phải đánh. Tui (tôi) tuy là “đàn bà con gái” nhỏ tuổi, nhỏ người nhưng ăn thua là ở cái tinh thần đánh giặc cứu nước chứ không phải vì con gái hay tuổi nhỏ, người nhỏ mà bỏ qua”. Thế là không ai còn cản được chị Đinh Kế Thị Tường Vi lên đường “Nam tiến” cùng 3 trai làng khác là anh Đinh Xuân Dật (tên trong Bằng Tổ quốc ghi công: Liệt sĩ Đinh Thụy Sơn), Nguyễn Đăng Khoa và Đinh Như San.

Chị Đinh Kế Thị Tường Vi, hai anh Đinh Xuân Dật và Đinh Như San hy sinh trong những năm đầu và giữa cuộc kháng chiến chống Pháp; còn anh Nguyễn Đăng Khoa (sinh năm Quý Hợi – 1923) may mắn sống sót, tiếp tục chiến đấu suốt gần 30 năm trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ và xây dựng quân đội sau Hoà Bình và đất nước thống nhất, là sĩ quan với cấp bậc Thiếu tá. Cụ qua đời cách đây 17 năm (27/11/Đinh Sửu - 1997) khi đã về nghỉ hưu nhiều năm tại quê nhà.

Buổi đăng ký cho thanh niên lên đường “Nam tiến” đợt đầu tiên này diễn ra tại đình làng Vĩnh Lộc. Thời điểm này, Cụ Nghè Cơ Nguyễn Bá Ky là Chủ nhiệm Việt Minh xã Vĩnh Trạch (xã Quảng Lộc sau này); ông Đinh Duyệt (cháu gọi Cụ Nghè là “Cậu ruột”) – Cấp Phó của Cụ. Hai cậu cháu chính là hai cán bộ Việt Minh nòng cốt, cao nhất tổ chức các cuộc lên đường “Nam tiến” trên quê hương mình.

Anh Đinh Như San có người anh ruột là Đinh Như Hằng, tham gia lực lượng vũ trang tại địa phương và cũng hy sinh anh dũng trong trận chống càn đầu tiên của quân Pháp vào phía Nam Quảng Trạch đầu năm 1947. Hai anh em Đinh Như Hằng và Đinh Như San là con trai cụ Đinh Thị Vặt - tục danh “Giang Ưa”. Cụ là O ruột (cô ruột) của ông Đinh Duyệt. Hiện địa phương đang làm các thủ tục để đề nghị Chủ tịch nước Truy tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” cho cụ Giang Ưa.

Quê hương Vĩnh Lộc với truyền thồng yêu nước đã hy sinh tất cả cho Cách mạng, luôn được con em mình lưu lại khá đậm nét trong các sáng tác văn học. Tuyển tập Văn thơ “Nhớ quê” của ông Đinh Phú Tư (con mệ Sánh, quê Vĩnh Lộc) – Nhà xuất bản Hội Nhà văn – Hà Nội 2013; trong bài “Quê nhà tôi”, tại trang 97 và 98, có đoạn:

“Trong kháng chiến chống Pháp, người dân làng tôi đã hy sinh gần hết lớp trí thức được học hành đến nơi đến chốn; như anh Kham, anh Áng, anh San, anh Đề, anh Lạp… Cùng với các anh đầu đàn có chị Đinh Kế Thị Tường Vi, một nữ sinh có sắc lại có tài. Khi kháng chiến lan ra miền Trung, chị xếp bút nghiên gia nhập quân đội. Với dáng người mảnh dẻ, chị đã xông xáo gần hết các điểm nóng ở chiến trường Bình Trị Thiên một thời lịch sử. Chị là "hoa khôi” trong quân đội. Đơn vị đóng quân ở đâu là rất nhiều bà con xúm đến để nhìn được mặt mũi cô “Vệ quốc đoàn” xinh đẹp. Trong bộ quân phục màu vàng nhạt, ở chị toát lên một sức mạnh kiên cường. Chiếc mũ “ca lô” đội lệch tô điểm thêm khuôn mặt trái xoan, làn da trắng mịn màng, phảng phất cái chất “tiểu thư” của một nữ sinh Trường Đồng Khánh.

Nhưng tiếc thay, “Đóa Tường Vi” xinh đẹp ấy đã hy sinh trong một trận trung đoàn bộ binh của giặc bao vây tại làng Phong Thu, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế. Cuộc chiến đấu kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ…”

Mối lương duyên ngày lên đường và bức hình mãi mãi tuổi 20

Thạc sĩ Nguyễn Bá Sinh, nguyên Phó giám đốc “Công ty Tư vấn – Đầu tư xây dựng Giao thông - Công chính Hà Nội”, con thứ 5 của cụ Nghè Cơ Nguyễn Bá Ky (như đã nói, cụ Nghè Cơ Nguyễn Bá Ky chính là cậu ruột của ông Đinh Duyệt), khi đọc hồi ký “Trên Chiến khu Ba Lòng”, đã chia sẻ những tư liệu rất quý về mối tình đầu và bức ảnh “duy nhất còn lại” mà gia đình đang thờ phụng người nữ anh hùng liệt sĩ này:

“Những ngày sau Cách mạng tháng 8, chị Đinh Kế Thị Tường Vy là một nữ sinh trung học; đã tham gia hoạt động phụ nữ cùng chị gái tôi là Nguyễn Thị Ngọc Lan. Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan sau này trở thành vợ của người cán bộ Việt Minh - Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên (Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ).

Chuyện người liệt nữ Nam tiến làng Vĩnh Lộc

Người đồng đội trong trận càn Phong Thủ của thực dân Pháp - ông Lê Phương. Trong ảnh: Đại đội trưởng Lê Phương (trái) cùng đồng đội trên Cầu Thê Húc (Đền Ngọc Sơn) trong những ngày đầu tiếp quản Thủ đô Hà Nội

Dạo đó, chị Đinh Kế Thị Tường Vy hay sang nhà tôi ở "bên Xóm" (một phần làng Vĩnh Lộc phía Nam sông Hoà Ninh, người xưa gọi là “giáp Đoài”) để cùng chị Lan trù tính công tác đoàn thể. Dáng người chị Tường Vi thanh mảnh, xinh xắn; nước da trắng trẻo, mái tóc tha thướt tôn vẻ đẹp dịu hiền như người con gái xứ Huế.

Tôi có người chú họ tên là Nguyễn Văn Phầu, sinh năm 1925, học trường Khải Định - Huế. Chú tôi vào Vệ quốc đoàn năm 1949; sau đó được điều ra Việt Bắc học Trường Sĩ quan Lục quân; rồi được giữ lại làm cán bộ huấn luyện. Đến năm 1959, với quân hàm trung úy, chú chuyển ngành sang công tác tại Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội). Tại đây, ông tiếp tục học lên Đại học Giao thông – Vận tải chuyên ngành Cơ khí ô tô), làm việc suốt mấy chục năm ở Bộ. Trước khi nghỉ hưu, ông là Vụ trưởng Vụ Định mức & Tổ chức Lao động”

Chú Phầu tôi cùng làng với chị Đinh Kế Thị Tường Vy nên hai người biết nhau từ tấm bé và khi còn lứa truổi "học sinh", đã rất mến rồi đâm lòng yêu thương chị. Có lẽ do “Duyên Trời” (Thiên duyên) nên hai người dễ dàng có "hẹn ước". Ôông mệ (ông bà) tôi đã có cơi trầu, chai rượu sang thưa với Ôông mệ bên nhà chị xin được kết giao thông gia. Nhưng rồi kháng chiến bùng nổ. Sau khi mặt trận Huế vỡ, quân Pháp đánh lan ra Quảng Trị, Quảng Bình. Khói lửa ngút trời. Những chàng trai cô gái làng tôi như anh Lê Phương, chị Tường Vy, chú Phầu tôi... rời làng lên đường đi chiến đấu. Lúc chia tay, chị Tường Vy tặng chú tôi một tấm ảnh nhỏ (cỡ 3x4 cm) làm kỷ niệm – như lời "hẹn ước trăm năm" của đôi trai gái.

Những ngày tháng đầu tiên rời xa quê hương Vĩnh Lộc lên đường đi đánh giặc, chị Tường Vi được bố trí công tác tại Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, phụ trách “mật mã” (thiết bị điện đài vô tuyến điện). Thời kỳ này, ông Võ Thúc Đồng là Bí thư Tỉnh ủy, cơ quan đóng ở Còi (Tuyên Hóa – Quảng Bình). Công tác tại cơ quan Tỉnh ủy Quảng Bình khoảng hơn 1 năm, chị lại được tổ chức điều tăng cường vào Phân khu Bình Trị Thiên (cũng phụ trách công tác “mật mã - điện đài”, đang rất cần ở Khu bộ); còn chú Phầu tôi ra Thái Nguyên học Trường Sỹ quan lục quân - Khóa 5. Rồi một hôm từ Việt Bắc, chú Phầu tôi nhận được tin sét đánh chị Tường Vy đã anh dũng hy sinh như lời kể của anh Lê Phương trong hồi ký “Trên chiến khu Ba lòng”. Từ đó, bức hình chị Tường Vi đối với chú Phầu tôi là “chứng nhân” của mối tình nồng thắm “thuở ban đầu” và cả quê hương yêu dấu trong ba lô người chiến sỹ trên mỗi bước hành quân suốt cả chiều dài hai cuộc kháng chiến đánh Pháp và đánh Mỹ.

Nhiều năm sau khi đất nước đã hòa bình, anh trai chị là ông Đinh Kế Nhậm đã dày công tìm kiếm được hài cốt chị Tường Vy tại Phong Thu, Phong Điền – Thừa Thiên Huế, đưa về an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ quê nhà. Thời điểm này, chú Phầu tôi cũng đã ở tuổi tám mươi, mái tóc bạc phơ, chân đi chầm chậm về thăm quê.

Trước đó, tại Thủ đô Hà Nội, chú tôi thuê hiệu ảnh chụp lại tấm hình của người yêu cũ vô vàn yêu dấu – Di ảnh còn lại duy nhất của chị Tường Vi năm xưa, rồi phóng to lên thành ảnh thờ. Chính trong dịp về quê này, ông đem bức hình đã phóng trao lại cho gia đình chị Tường Vi. Trong giây phút xúc động ngập tràn, ông Đinh Kế Nhậm đón nhận hình em mà gần như “chết lặng” vì quá bất ngờ và đau đớn sau mấy chục năm mới lại được nhìn thấy khuôn mặt người em. Hai anh em liền đặt bức chân dung lên bàn thờ gia tiên thắp hương cho chị rồi cùng con cháu ra nghĩa trang liệt sĩ xã Quảng Lộc, tìm đến bên mộ người yêu - người đồng chí.

Trước nấm mộ có ngôi sao quân hiệu nhỏ nhoi như hiển hiện trái tim người chiến sĩ và dòng tên quá đỗi thân thương, tất cả đám người ai ai cũng nhói buốt tâm can với hàng hàng nước mắt tuôn trào. Cuộc “đoàn viên” đặc biệt ấy, với những bông hoa cúng trắng muốt trong làn khói hương bay não nùng, chú Phầu tôi như khuỵu xuống, bất giác trong tâm linh cảm thấy câu thơ Kiều mà mấy trăm năm trước Thi hào Nguyễn Du đã viết gần như để dành riêng cho mình và người yêu hôm nay: “Minh dương đôi ngả chắc rồi, Cõi trần mà lại thấy người cửu nguyên”…

Anh trai trưởng trong gia đình chị Đinh Kế Thị Tường Vi - Đinh Kế Nhậm, tiếp bước người em gái vào "Vệ quốc đoàn" năm 1947. Năm 1954, được “phục viên” về quê Vĩnh Lộc tham gia công tác tại địa phương. Rồi ông trở thành cán bộ của Ngành Ngân hàng, công tác suốt mấy chục năm liền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ - cứu nước và sau này khi đất nước thống nhất, tại các địa phương tỉnh Quảng Bình.

Những năm tháng về quê Vĩnh Lộc nghỉ chế độ hưu trí, ông cùng ông Đinh Duyệt, hai người bạn từ thời trẻ thơ, lại hăng hái tham gia tích cực công tác xã hội; đóng góp nhiều công sức cùng con em xây dựng “Nông thôn mới” quê nhà như gương sáng và sự hy sinh của cha và em gái. Ông Đinh Kế Nhậm qua đời năm 2005, thọ 78 tuổi.

Lê Quang Vinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thượng tá Nguyễn Quang Huy phụ trách Trưởng Ban Thanh niên Quân đội

Thượng tá Nguyễn Quang Huy phụ trách Trưởng Ban Thanh niên Quân đội

Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan Tổng cục Chính trị giao Thượng tá Nguyễn Quang Huy, phụ trách chức vụ Trưởng ban Thanh niên Quân đội.
Đại học Điện lực tổ chức tọa đàm, hội thi về văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội

Đại học Điện lực tổ chức tọa đàm, hội thi về văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội

Chiều ngày 12/11, Trường Đại học Điện lực tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học và Hội thi sân khấu hóa ‘Văn minh học đường và phòng chống tệ nạn xã hội".
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc giữ chức Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc giữ chức Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Bộ Chính trị vừa quyết định điều động, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc giữ chức Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng nền Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch hướng tới chuẩn quốc tế.
New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam

Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) vừa công bố học bổng chính phủ New Zealand bậc đại học (NZUA) dành riêng cho học sinh Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Hà Nội chung vui với người dân quận Hoàn Kiếm trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chủ tịch Hà Nội chung vui với người dân quận Hoàn Kiếm trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiều 12/11, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tổ dân phố số 3 phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm).
Công bố tình huống khẩn cấp trên 4 tuyến quốc lộ thuộc tỉnh Hà Giang

Công bố tình huống khẩn cấp trên 4 tuyến quốc lộ thuộc tỉnh Hà Giang

Bộ GTVT vừa công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông trên một số đoạn tuyến quốc lộ tại tỉnh Hà Giang.
Bộ Quốc phòng: Thưởng gấp 8 lần lương cơ sở cho quân nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Bộ Quốc phòng: Thưởng gấp 8 lần lương cơ sở cho quân nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 95/2024/TT-BQP, đưa ra các hướng dẫn cụ thể về chế độ tiền thưởng cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách.
Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng họp phiên cuối năm

Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng họp phiên cuối năm

Sáng 12/11, tại Hà Nội, Cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng tổ chức Phiên họp cuối năm 2024.
Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Vì sao ô nhiễm môi trường làng nghề chưa được giải quyết triệt để?

Dù chính sách về bảo vệ môi trường làng nghề cơ bản đầy đủ song tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực này vẫn chưa được giải quyết, gây ra nhiều hệ lụy.
Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Hà Nội: Tiếc nuối nhìn con đường gốm sứ ven sông Hồng từng đạt kỷ lục Guinness ngày càng xuống cấp

Dù nhiều lần báo chí phản ánh, con đường gốm sứ ven sông Hồng nổi tiếng tại TP. Hà Nội vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nhanh, gây mất mỹ quan đô thị.
Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Chuyển đổi kép - giải pháp để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững

Trên hành trình theo đuổi mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuyển đổi kép.
Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự 11/11: Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Quốc phòng, tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Về thông tin nhân sự ngày 11/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt tại Bộ Quốc Phòng.
Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 12/11: Bão số 8 vào Biển Đông; Trung Bộ, Tây Nguyên mưa dông lớn

Dự báo thời tiết mới nhất hôm nay 12/11: Bão số 8 vào Biển Đông; Trung Bộ, Tây Nguyên mưa dông lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 12/11: Bão số 8 vào Biển Đông; Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa lớn trên 200mm do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 7.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/11/2024: Vùng gần tâm bão số 8 Toraji, mưa bão, biển động rất mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/11/2024: Vùng gần tâm bão số 8 Toraji, mưa bão, biển động rất mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/11/2024: Do ảnh hưởng của bão số 8 Toraji, Bắc Biển Đông có mưa bão. Biển động rất mạnh. Vùng gần tâm bão sóng biển cao 5-7m.
Tin bão mới nhất 12/11: Bão Toraji cơn bão số 8 trên Biển Đông suy yếu nhanh trong 2 ngày tới

Tin bão mới nhất 12/11: Bão Toraji cơn bão số 8 trên Biển Đông suy yếu nhanh trong 2 ngày tới

Hồi 01h ngày 12/11, vị trí tâm bão khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 119,3 độ Kinh Đông, ở phía Đông của Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 13.
Tuyên Quang: Công khai danh sách các doanh nghiệp có vi phạm luật đất đai

Tuyên Quang: Công khai danh sách các doanh nghiệp có vi phạm luật đất đai

Tỉnh Tuyên Quang vừa đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn.
10 tháng đã có 130.640 lao động đi làm việc ở nước ngoài

10 tháng đã có 130.640 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2024 đã vượt xa kế hoạch, chỉ trong 10 tháng con số này lên đến 130.640 người.
Yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo ứng trực 24/24h trước cơn bão Yinxing

Yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo ứng trực 24/24h trước cơn bão Yinxing

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo 17 địa phương ven biển theo dõi chặt, ứng trực 24/24 giờ trước cơn bão Yinxing.
Công đoàn Công Thương tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ khu vực phía Nam

Công đoàn Công Thương tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ khu vực phía Nam

Ngày 11/11/2024, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn các cấp khu vực phía Nam.
Quảng Ninh: Người dân được hưởng lợi từ nghị quyết hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Quảng Ninh: Người dân được hưởng lợi từ nghị quyết hỗ trợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang mở rộng phạm vi bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được tham gia, thụ hưởng chính sách.
Dự báo mới nhất diễn biến cơn bão số 7 Yinxing và bão Toraji, ngày mai bão Toraji giảm cường độ

Dự báo mới nhất diễn biến cơn bão số 7 Yinxing và bão Toraji, ngày mai bão Toraji giảm cường độ

Ngày mai 12/11, Cơ quan khí tượng dự báo bão số 7 Yinxing suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Bão Toraji giảm cường độ khi vào Biển Đông.
Quy định mới về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Quy định mới về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP của Chính phủ, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025 sẽ có quy định mới.
Phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

Phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54

Sáng ngày 11/11/2024, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng đã diễn ra lễ phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54.
TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

TP. Hồ Chí Minh: Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất

Ngày 11/11, tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) bắt đầu vận hành thử nghiệm 100% công suất, từ 5 giờ đến 23 giờ 30 phút hàng ngày.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động