Thứ bảy 21/12/2024 03:07

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút hàng nghìn đại biểu và khách mời, sân bay Gia Lâm chật kín khách tham quan trong và ngoài nước.

Ngày 20/12, ngày thứ Hai của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, sân bay Gia Lâm (Hà Nội) chật kín khách tham quan trong và ngoài nước. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn đại biểu và khách mời ngay từ chiều 19/12, sau lễ khai mạc hoành tráng.

Trực tiếp trải nghiệp sản phẩm

Với tổng diện tích hơn 100.000m², khu vực triển lãm được chia thành khu trưng bày trong nhà rộng 15.000m², gấp đôi quy mô so với năm 2022, và khu vực ngoài trời khoảng 20.000m². Nhiều loại khí tài, vũ khí hiện đại được giới thiệu, trong đó có pháo tự hành hạng nhẹ 155mm, nổi bật với khả năng tấn công xa, vượt mọi địa hình, và tính cơ động cao, dễ dàng vận chuyển bằng đường bộ, đường biển hoặc đường không.

Sự kiện quy tụ hơn 200 doanh nghiệp quốc phòng từ hơn 30 quốc gia trên khắp các châu lục, trong đó có nhiều cường quốc quân sự như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ và Israel. - Ảnh: Thế Duy

Sự kiện quy tụ hơn 200 doanh nghiệp quốc phòng từ hơn 30 quốc gia trên khắp các châu lục, trong đó có nhiều cường quốc quân sự như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ và Israel. Đáng chú ý, tập đoàn Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ mang tới tên lửa TRG-300 với tầm bắn tối đa 120km. Các gian hàng quốc tế không chỉ trưng bày khí tài mà còn tạo điểm nhấn bằng các hoạt động tương tác. Gian hàng Thụy Điển thu hút nhiều khách tham quan với đội ngũ PR sẵn sàng chụp ảnh cùng khách và súng.

Tại triển lãm, các doanh nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ gây chú ý với các mẫu súng lục SAR9, được thiết kế để bắn trúng mục tiêu trong điều kiện khắc nghiệt. Phía Nga, ngoài các sản phẩm vũ khí hiện đại, còn giới thiệu loại đạn 30mm với ngòi nổ điều khiển từ xa, một sản phẩm có sức công phá lớn nhưng ít người biết đến.

Khách tham quan trực tiếp quan sát một loại UAV - Ảnh: Thế Duy

Các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam cũng mang đến nhiều sản phẩm ấn tượng, đặc biệt là UAV Z113, có khả năng lắp module thả bom để tiêu diệt mục tiêu hoặc hỗ trợ cứu hộ trong địa hình hiểm trở. Bên cạnh đó, các dòng súng bộ binh gồm súng ngắn, súng tiểu liên, súng trung liên, và súng bắn tỉa với cỡ nòng từ 5,56mm đến 12,7mm cũng thu hút sự quan tâm lớn.

Khách tham quan đặc biệt hứng thú với việc cầm thử và trực tiếp ngắm bắn các loại súng tại triển lãm. Nguyễn Anh Đức, một kỹ sư thiết kế radar cho biết anh đặc biệt ấn tượng với quy mô và chất lượng của triển lãm năm nay. Anh nhận xét: "Triển lãm năm nay có nhiều gian hàng hơn, sản phẩm đa dạng và phong phú hơn so với năm 2022. Các gian hàng quốc tế mang lại nhiều điều bổ ích để học hỏi, đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế radar."

Phân tích của chuyên gia quốc tế quốc phòng về vũ khí Việt Nam

Erwan Halna Du Fretay, chuyên gia phân tích quốc phòng đến từ Army Recognition, nhận định rằng Việt Nam đang thực hiện một chiến lược đa dạng hóa hợp tác quốc phòng rất đáng chú ý. Ông nhấn mạnh, thay vì chỉ phụ thuộc vào một đối tác truyền thống như Nga, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia khác, bao gồm Mỹ, Israel và các công ty quốc phòng hàng đầu thế giới.

Erwan Halna Du Fretay là chuyên gia phân tích quốc phòng đến từ Army Recognition - Ảnh: Thế Duy

Theo ông, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc hiện đại hóa trang thiết bị quân sự, chuyển đổi từ nền tảng vũ khí Liên Xô cũ sang các sản phẩm tự sản xuất. Những ví dụ điển hình có thể kể đến các UAV (máy bay không người lái) UAV - BLX.01 (nhà máy Z131) và hệ thống đạn tuần thám do Viettel phát triển. Ông cho biết thêm: “Tôi không ngờ rằng Việt Nam có thể sản xuất và sử dụng nhiều loại drone đa dạng như vậy, điều này rất ấn tượng.”

Erwan cũng bày tỏ sự kinh ngạc về chất lượng các sản phẩm quân sự được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm nay. Ông đặc biệt ấn tượng với tên lửa đối hạm VSM-01A, một sản phẩm có tiềm năng lớn trong việc tăng cường năng lực phòng thủ ven biển của Việt Nam. “Với những căng thẳng quốc tế đang diễn ra, hệ thống này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lãnh thổ,” ông nói.

UAV BXL.01 có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km. - Ảnh: Thế Duy
UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử, mang đầu nổ xuyên lõm tiêu diệt các mục tiêu xe tăng, xe thiết giáp, pháo tự hành, trạm ra đa và các loại phương tiện kỹ thuật bọc thép ở trạng thái cố định có độ dày thành không lớn hơn 250mm. - Ảnh: Thế Duy
UAV - BXL.01 do nhà máy Z131, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thiết kế, chế tạo. - Ảnh: Thế Duy

Ngoài ra, ông cũng so sánh hiệu suất của một số loại đạn tuần thám của Việt Nam với các sản phẩm nổi tiếng trên thế giới, chẳng hạn như Lancet. Ông nhận định các sản phẩm này có tính năng tương đương và rất hiệu quả.

Khi được hỏi về tổ chức quốc phòng của Việt Nam, Erwan đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Viettel trong việc dẫn đầu ngành công nghiệp quốc phòng, từ phát triển UAV cho đến các giải pháp chiến tranh điện tử. Ông đánh giá cao cách tổ chức và quản lý, cũng như tiềm năng của Viettel trong việc đưa Việt Nam lên bản đồ công nghiệp quốc phòng thế giới.

Kết thúc buổi trò chuyện, ông Halna Du Fretay chia sẻ sự hài lòng với công tác tổ chức triển lãm và hy vọng rằng các sự kiện tương tự trong tương lai sẽ được mở rộng để đáp ứng lượng người tham gia ngày càng tăng. "Tôi thực sự thích Việt Nam," ông khẳng định.

Một người linh trải nghiệm súng tại triển lãm - Ảnh: Thế Duy
Nhiều loại súng được các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam đem đến triển lãm - Ảnh: Thế Duy
Sản phẩm quốc phòng của một doanh nghiệp quốc tế - Ảnh: Thế Duy
Nhiều khách quốc tế đánh giá cao cách tổ chức triển lãm năm nay - Ảnh: Thế Duy
Khách tham quan được trải nghiệm nhiều vũ khí hiện đại quốc tế - Ảnh: Thế Duy
Tên lửa TRG-300 của Roketsan - Ảnh: Thế Duy
Một số loạt súng máy của Sarsılmaz - Ảnh: Thế Duy
Súng ngắn của Sarsılmaz - Ảnh: Thế Duy
Một khách tham quan ngắm thử súng - Ảnh: Thế Duy
Nhiều loại súng ngắn được đem đến cho khách tham quan trực tiếp trải nghiệm - Ảnh: Thế Duy
Các sĩ quan thử nghiệm loại súng ngắn hiện đại của Sarsılmaz - Ảnh: Thế Duy

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: máy bay không người lái

Tin cùng chuyên mục

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Dễ phát tán nhưng khó kiểm soát: Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Viettel đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh TP-150 - máy bay Việt chất lượng quốc tế

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương: Hiện thực hóa các mục tiêu tại Kế hoạch hành động CBRN

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Tập đoàn Airbus tăng cường hợp tác quốc phòng với Việt Nam

Tăng cường quản lý hoạt động hoá chất có trọng tâm, trọng điểm

Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp công nghiệp vào ‘guồng’ sản xuất, tích cực ‘đón sóng’ cuối năm

Phát triển bền vững: Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố hoá chất trong mọi tình huống