Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đang theo hướng số hóa, xanh hóa

Các nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra đã bước đầu thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, số hóa,xanh hóa
Nền tảng vững chắc để chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tái cơ cấu nền kinh tế 2021-2025: Nâng cao chất lượng phát triển doanh nghiệp Cơ cấu kinh tế Hải Dương đã chuyển dịch nhanh sang ngành công nghiệp, dịch vụ

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực

Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vừa thẩm tra báo cáo Đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đề ra các mục tiêu và 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn 2021-2025.

Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đang theo hướng số hóa, xanh hóa
Tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP tiếp tục gia tăng

Triển khai thực hiện Nghị quyết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 2/4/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, giao 30 chỉ tiêu và 102 nhiệm vụ xây dựng chương trình, đề án, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện.

Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành chương trình hành động, với các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Toàn bộ 102 nhiệm vụ xây dựng các Chương trình, Đề án tại Nghị quyết số 54/NQ-CP đã và đang được triển khai thực hiện, trong đó có 37/102 (chiếm 36,3%) nhiệm vụ đã hoàn thành, 28/102 nhiệm vụ (chiếm 27,4%) đã trình cấp có thẩm quyền, hiện đang chỉnh sửa bổ sung hoàn thiện, 37/102 nhiệm vụ (chiếm 36,3%) đang triển khai theo kế hoạch.

Theo tờ trình của Chính phủ, đến nay, sau gần hai năm thực hiện đã có 10 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành. Một số chỉ tiêu có kết quả khả quan như: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân hai năm 2021-2022 so với GDP đạt 34,0-34,2% (mục tiêu đặt ra là 32-34%); năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng năm 2021 là 36,03%, năm 2022 ước khoảng 43,89%.

Các nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra đã bước đầu thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, số hóa, xanh hóa.

Đáng chú ý, về kết quả thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại một số lĩnh vực trọng tâm đã đạt được một số kết quả, tạo dư địa cho chính sách tài khóa và tiền tệ được sử dụng linh hoạt, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng.

Trong đó, phải kể đến kết quả về cơ cấu lại đầu tư công với thể chế, pháp luật về đầu tư công được sửa đổi, hoàn thiện theo hướng đẩy mạnh phân công, phân cấp, quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, đẩy mạnh giải ngân các dự án, tăng khả năng hấp thụ vốn.

Đồng thời đã từng bước xây dựng đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục tăng quy mô hệ thống các tổ chức tín dụng, củng cố, nâng cao năng lực tài chính, chất lượng quản trị, điều hành, từng bước hình thành đồng bộ các chuẩn mực, thiết chế an toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Chú trọng kiểm soát các nhóm chỉ tiêu về xử lý nợ xấu; từng bước xử lý vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Các loại thị trường về tài chính, thị trường bất động sản, thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ tiếp tục được phát triển, chú trọng tính bền vững và tăng cường ứng dụng công nghệ số.

Trong đó, thị trường tài chính, khung khổ thể chế, chính sách phát triển thị trường tài chính, trọng tâm là thị trường vốn tiếp tục được hoàn thiện, đảm bảo an toàn, lành mạnh, hiệu quả, phù hợp với bối cảnh.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sau thời gian phát triển nóng giai đoạn 2019-2021 đã chậm lại nhưng dần đi đúng định hướng phát triển bền vững. Thị trường chứng khoán gặp nhiều khó khăn trước các biến động trên thị trường quốc tế nhưng đã dần hồi phục.

Về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế đang theo hướng số hóa, xanh hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP tiếp tục gia tăng. Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trở nên phổ biến trong các ngành, lĩnh vực, địa phương, gia tăng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng chỉ rõ, còn 13 trong số 23 chỉ tiêu rất khó hoàn thành. Đó là các chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động bình quân năm 2021, 2022 đạt thấp, ước lần lượt đạt khoảng 4,58% và 4,75% và thấp hơn khá nhiều so với mục tiêu đặt ra là 6,5%; tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm năm 2022 bình quân ước đạt 5,33%, tốc độ tăng năng suất lao động của 3 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương chưa đạt mục tiêu.

Tốc độ tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp, đạt 6,9% năm 2021 và 2,97% năm 2022 so với mục tiêu 6,5-7%/năm; chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp đạt thấp, đến cuối năm 2023 ước đạt khoảng 900 nghìn doanh nghiệp, còn thấp xa so với mục tiêu 1,5 triệu doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu về số lượng hợp tác xã đến năm 2022 là 29.380 hợp tác xã, tính đến tháng 6 năm 2023 cả nước có khoảng 30.400 hợp tác xã (mục tiêu đặt ra đến năm 2025 là 35.000 hợp tác xã); số lượng hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tiêu thụ nông sản đến hết năm 2022 đạt 1.718 hợp tác xã (khó đạt mục tiêu 3.000 hợp tác xã); tỷ lệ hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị đến hết 2022 đạt 21% (mục tiêu 35%).

Các nhóm chỉ tiêu về xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn vốn tại các tổ chức tín dụng mặc dù cơ bản vẫn trong tầm kiểm soát nhưng nhiều thách thức gia tăng.

Đẩy mạnh tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm

Các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong xây dựng báo cáo khá đầy đủ về tổng quan kết quả thực hiện quá trình tái cơ cấu sau 2 năm thực hiện. Tuy nhiên, Chính phủ cần đánh giá rõ nét hơn các tồn tại và hạn chế khiến 13/23 chỉ tiêu đến nay chưa hoàn thành.

Trong đó, cần làm rõ các nguyên nhân khiến nguy cơ tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 khó đạt được. Trong số 102 chương trình, đề án đề ra tại Nghị quyết số 54/NQ-CP mới có 37/102 (chiếm 36,3%) nhiệm vụ hoàn thành và ban hành văn bản.

Thể chế, cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, áp dụng các mô hình kinh tế mới, đổi mới sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (đặc biệt là cơ chế tài chính) còn nhiều bất cập.

Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số còn gặp nhiều vướng mắc trong triển khai thực hiện, nếu chậm được tháo gỡ có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội bắt kịp với xu thế mới. Hoàn thiện thể chế còn chậm, cải thiện môi trường kinh doanh còn bất cập, đặc biệt xung đột, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, các điều kiện kinh doanh chưa phù hợp, hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật chưa cao.

Cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng chưa có nhiều thay đổi đáng kể khi mức độ cải thiện về năng suất, chất lượng chưa đạt như kỳ vọng, khả năng chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế. Tốc độ tăng năng suất lao động trung bình 2021-2022 là 4,7%, năm 2023 ước tăng khoảng 4%, thấp hơn khá nhiều so với tốc độ tăng năng suất lao động trung bình giai đoạn 2016-2020 (5,9%).

Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, dễ bị tổn thương và khó phục hồi trước những biến động của kinh tế thế giới. Mức độ liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước còn yếu, chưa có nhiều cải thiện...

Các đại biểu cũng đề nghị chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần bám sát chủ trương, đường lối và các mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết; xác định mục tiêu cụ thể, phân công nhiệm vụ rõ ràng, căn cứ vào tình hình thực tiễn, để giao nhiệm vụ, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, huy động mọi nguồn lực, triển khai thực hiện; Tham mưu hoàn thiện đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.

Đề án chỉ được thực hiện khi Chính phủ, các bộ ngành đẩy mạnh tinh thần kiến tạo, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong tổ chức thực hiện một số chủ trương, định hướng còn chưa cao.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, với những tồn tại, hạn chế đặt ra, để hoàn thành GDP cả nhiệm kỳ còn là thách thức. Vì vậy, trong 2,5 năm tới, Chính phủ cần tập trung hoàn thiện thể chế phát triển kinh tế số, khai thác tiềm lực đất đai, năng suất lao động, đặc biệt nỗ lực hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông và Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Chiều 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Park Hark Kyu, Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn Samsung nhân dịp tới Việt Nam.
Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Tại Nghị quyết số 65/NQ-CP, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, kiên quyết không để thiếu điện trong cao điểm nắng nóng.
Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Theo Bộ Ngoại giao, phiên điều trần do Bộ Thương mại Mỹ tổ chức là bước quan trọng trong quá trình xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án kênh đào Funan Techo và mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ.
Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, trong đó Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Tin cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Ngày 9/5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội.
Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng chỉ ra giải pháp trong triển khai quy hoạch vùng và phát triển, liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng với 12 "từ khóa" quan trọng bao trùm và toàn diện.
Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 9/5.
Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, với kết quả này, đây là năm thứ 7 tỉnh Quảng Ninh giữ vai trò “quán quân” PCI.
Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đã truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Hai nước đã xác lập ''định vị mới'' cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. HCM; Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, Nguyên Chủ tịch UBND TP. HCM.
Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất thành phố mở rộng đường Láng từ khoảng 21m lên 53,5m, có chiều dài 3,8km, chi phí dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng.
Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum sẽ tiến hành kiểm tra việc quản lý thuê bao di động trả trước tại VNPT Kon Tum và Viettel Kon Tum, trong quý II/2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của loại phương tiện.
Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt là nguồn động lực để Việt Nam quyết tâm xây dựng một đất nước hùng cường.
Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Chiều 7/5, Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2 nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án này.
Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người tham dự diễn ra sáng 7/5 tại tỉnh Điện Biên.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 7/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối theo hình thức trực tuyến.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động