Thứ tư 23/04/2025 02:36

Chung cư Tincom Pháp Vân ‘đắp chiếu’ hàng chục năm trên đất vàng Hà Nội

Một dự án chung cư cao 29 tầng nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội đã bị “đắp chiếu” nhiều năm khiến diện mạo nơi đây trở nên nhếch nhác, vẳng vẻ, đìu hiu.

Dự án này là Tòa nhà Tincom Pháp Vân do Công ty TNHH Nam Đại Phong và Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư và thương mại Thăng Long làm chủ đầu tư. Mặc dù nằm ở vị trí đắc địa, cửa ngõ quan trọng dẫn vào trung tâm Hà Nội, nhưng công trình bị bỏ hoang suốt nhiều năm liền, trở thành một “cao ốc xác khô” giữa lòng thành phố.

Bỏ hoang nhiều năm

Tòa nhà Tincom Pháp Vân nằm tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội, với tổng diện tích xây dựng hơn 56.400 m².

Tòa nhà Tincom Pháp Vân. (Ảnh: H.B)

Ngày 28/5/2010, UBND TP Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án, với tiến độ thực hiện dự kiến đến năm 2012.

Dự án sau đó đã được Sở Xây dựng TP Hà Nội cấp giấy phép xây dựng (ngày 28/11/2011), phụ lục giấy phép xây dựng (ngày 12/7/2018), văn bản xác nhận phù hợp quy định điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh (ngày 07/11/2018).

Đến ngày 1/9/2020, UBND TP Hà Nội đã cho phép Công ty TNHH Nam Đại Phong chuyển mục đích sử dụng đất để tiếp tục triển khai dự án. Dù được tạo mọi điều kiện về thủ tục pháp lý nhưng dự án vẫn không được hoàn thành đúng tiến độ. Hiện tại, Tòa nhà Tincom Pháp Vân vẫn chỉ là một khối bê tông xây dựng dở dang. Theo thời gian, công trình bị mưa nắng bào mòn, trở nên xuống cấp và phủ đầy lớp bụi bẩn, rêu mốc.

Hình ảnh đối lập hoàn toàn của Tòa nhà Tincom Pháp Vân hiện tại với tốc độ phát triển đô thị của khu vực lân cận khiến không ít người dân khi đi qua đây đều ngậm ngùi trước sự lãng phí "đất vàng" và tiềm năng kinh tế mà công trình này đã từng hứa hẹn. Những lớp vữa tường đã bắt đầu nứt nẻ, gỉ sét xuất hiện tại các thanh sắt lộ ra từ khung công trình, tạo nên một khung cảnh đìu hiu, thiếu sức sống ngay tại một trong những vị trí chiến lược của Hà Nội.

Xin điều chỉnh chủ trương đầu tư

Trước tình trạng dự án “đắp chiếu” nhiều năm, mới đây Công ty TNHH Nam Đại Phong và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long đã gửi văn bản đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội chấp thuận việc điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Cụ thể, nhà đầu tư đề xuất chuyển từ hình thức liên danh sang chỉ còn Công ty TNHH Nam Đại Phong làm chủ đầu tư duy nhất.

Tổng vốn đầu tư cũng được điều chỉnh tăng mạnh, từ hơn 614 tỷ đồng lên hơn 1.143 tỷ đồng.

Đồng thời, tiến độ thực hiện dự án cũng được kéo dài, thay vì từ năm 2021 đến 2022 như kế hoạch trước đây, thì nay được đề xuất từ quý III/2024 đến quý III/2026.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, tính đến tháng 8/2024, dự án đã quá hạn tiến độ được phê duyệt tới 12 năm. Đáng chú ý, hai nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư cần thiết để được cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt tiếp tục triển khai dự án.

Thực tế, công trình hiện chỉ mới hoàn thành 2 tầng hầm và 24 trên tổng số 29 tầng nổi theo thiết kế, trong khi Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long gặp khó khăn, không thể tiếp tục tham gia dự án.

Thông tin này khiến nhiều khách hàng đã bỏ tiền mua căn hộ tại Tòa nhà Tincom Pháp Vân cảm thấy lo lắng. Một số ý kiến cho rằng việc nhà đầu tư xin điều chỉnh chủ trương đầu tư và kéo dài tiến độ thực hiện có thể chỉ là động thái nhằm có thêm thời gian chuẩn bị nguồn lực.

Với sự phát triển không ngừng của thị trường bất động sản tại Hà Nội, nhiều người đặt câu hỏi về tương lai của Tòa nhà Tincom Pháp Vân. Liệu công trình này có được tái khởi động, hay sẽ tiếp tục bị bỏ hoang và trở thành biểu tượng của sự lãng phí? Những quyết định và động thái của các cơ quan chức năng và nhà đầu tư trong thời gian tới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số phận của dự án này.

Hòa Bình
Bài viết cùng chủ đề: Tòa nhà Tincom Pháp Vân

Tin cùng chuyên mục

Gamuda Land Việt Nam nỗ lực thúc đẩy cam kết ESG tại Việt Nam

TP. Hồ Chí Minh: Giá chung cư chạm ngưỡng 60 triệu đồng/m2

Dòng chảy thị trường bất động sản đối mặt rào cản pháp lý

Mua nhà theo giá của bạn: Trải nghiệm Noble App của Sunshine Group

Thị trường khách sạn, căn hộ dịch vụ bứt tốc nhờ du lịch

Có nên 'ôm' đất khi lãi suất đang hạ nhiệt?

BIM Land giới thiệu bộ sưu tập biệt thự giới hạn tại Thanh Xuan Valley

Nhiều dự án bất động sản ‘ngủ đông’ rục rịch hồi sinh

Giá đất có tăng sau sáp nhập phường ở Hà Nội?

Bất động sản thương mại dịch vụ thấp tầng được công nhận sổ đỏ

Bất động sản Hạ Long trở lại đường đua với lực đẩy mới

Đầu tư đất nền thế nào để tránh rủi ro?

Giá đất 'thủ phủ công nghiệp’ Bắc Ninh, Bắc Giang biến động ra sao?

Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ‘ngủ đông’?

Pearl Residence tại Cửa Lò được nhà đầu tư săn đón

Vì sao bất động sản Đông Bắc Hà Nội giàu tiềm năng tăng trưởng?

Bất động sản thấp tầng vùng ven Hà Nội tăng vọt 74%

Loạt biệt thự bỏ hoang ở ngoại thành Hà Nội

Dự án nghìn tỷ 'án binh bất động' trên đất vàng

Bất động sản Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức đến từ hạ tầng