Thứ hai 25/11/2024 02:11

Chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành

Lễ cúng trưởng thành là một nghi lễ quan trọng trong đời người của dân tộc Ê Đê. Với người Ê Đê chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành.

Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đêđể khẳng định từ thời điểm đó, người đàn ông Ê Đê được cộng đồng thừa nhận đã là người trưởng thành và có thể gánh vác các công việc nặng nhọc của gia đình, của buôn làng.

Chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành

Lễ tổ chức to hay nhỏ, thời gian làm lễ ở độ tuổi trưởng thành sớm hay muộn, cúng từ 1 lần hay 5, lễ vật cúng là gà, heo hay trâu, 1 ché rượu hay nhiều ché rượu còn tuỳ thuộc vào điều kiện từng gia đình.

Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đê được bố mẹ tổ chức khi chàng trai đã biết tự đi làm rẫy, đi săn bắn
Chuẩn bị lễ vật trong lễ cúng trưởng thành không thể thiếu những chóe rượu

Lễ cúng trưởng thành của dân tộc Ê Đê được bố mẹ hoặc anh chị tổ chức khi chàng trai đã biết tự đi làm rẫy, đi săn bắn, với sự tham gia của cả dòng họ, buôn làng. Qua đó, cầu mong nhận được sự truyền nối sức mạnh truyền thống của bộ tộc, đồng thời gửi gắm niềm tin và hy vọng sức mạnh của chàng trai giúp bảo vệ và xây dựng buôn làng phát triển. Lễ cúng trưởng thành nói riêng cũng như các nghi lễ vòng đời của người Ê Đê, thể hiện sự kết nối giữa gia đình và cộng đồng. Qua các nghi lễ này, các phong tục, tập quán xã hội được duy trì, các trang phục truyền thống được sử dụng một cách trân trọng, văn hóa cồng chiêng cũng được thực hành cùng với các điệu nhảy, điệu múa truyền thống, tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc của người Ê Đê.

Trước khi bắt đầu lễ cúng trưởng thành, từ sáng sớm, người được cúng đi ra bến nước của làng rửa mặt trước sự chứng giám của Yàng (trời) và thần bến nước cùng đông đảo bà con trong làng. Khi đã gội đầu xong, người này hứng nước đầy vào quả bầu eo để mang về làm lễ cúng Yàng. Việc làm này có ý nghĩa là để tẩy chay, rửa sạch tội trong quá khứ.

Thầy cúng thực hiện nghi lễ cúng trưởng thành

Lễ vật đã chuẩn bị xong, thầy cúng kiểm tra lễ vật và đổ nước vào 7 chóe rượu thật đầy và bắt đầu làm lễ cúng trưởng thành. Thầy cúng đặt tay lên chóe rượu và khấn: "Hỡi thần! Tôi gọi thần hướng Đông, thần hướng Tây, thần hướng Nam, thần hướng Bắc, thần trời, thần đất… Cầu khấn cho chàng trai trong lễ cúng trưởng thành nay đã lớn khôn. Trồng chuối chuối chín, trồng mía mía ngọt, trồng cây cà phê trĩu quả… nhờ thần giúp cho: Sức bền như gang, dẻo như đồng, cứng như sắt. Sức mới, hơi thở mới con người luôn mạnh khoẻ, bình an, đi đến đâu có người đón, người chào, cho cơm ăn, rượu uống, người trên coi như em, nguời dưới coi chàng là anh tốt…"

Cầu khấn cho chàng trai sức bền như gang, dẻo như đồng, cứng như sắt
Trao vòng cho chàng trai trong lễ cúng trưởng thành
Thầy cúng mời mọi người cùng ăn các lễ vật đã được cúng

Sau khi khấn thần xong, thầy cúng mời mọi người cùng ăn các lễ vật đã được cúng. Người được mời ăn đầu tiên là người được cúng trưởng thành, tiếp đến là người mẹ (Amí) sau đó là người bố (Ama) và mọi người cùng dự lễ (mọi người theo thứ tự trên 7 lá chuối đã được bày sẵn). Thay mặt thần linh, thầy cúng trao cho chàng trai chiếc vòng đồng do người thân chuẩn bị sẵn vào tay người được cúng. Chiếc vòng đồng đeo tay trong lễ cúng trưởng thành có ý nghĩa biểu tượng của cuộc sống. Đó là sự khẳng định, buôn làng đã trao cho người đàn ông sức mạnh và có thể gánh vác công việc nặng nhọc của gia đình, của buôn làng. Từ nay con đã là người trưởng thành, hãy thể hiện là một chàng trai dũng mãnh, để chống đỡ, bảo vệ, thị uy những thế lực xấu làm hại buôn làng.

Lễ cúng trưởng thành thừa nhận người đàn ông có thể gánh vác các công việc nặng nhọc của gia đình, buôn làng

Nghi lễ cúng trưởng thành được ví như “con dấu” công nhận khả năng gánh vác, đại diện cho gia đình tham gia vào các quan hệ cộng đồng của người đàn ông Ê Đê. Nghi lễ cúng trưởng thành là nét văn hóa đặc sắc, thể hiện sự kết nối với các bậc thần linh, cộng đồng theo tín ngưỡng của đồng bào Ê Đê cần bảo tồn, phát huy bản sắc.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: lễ cúng trưởng thành

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Gia Lai: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức

Độc lạ với 'báu vật' quần áo làm từ vỏ cây của người Xơ Đăng ở Kon Tum

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Bố Trạch - Quảng Bình: Tính dụng chính sách “chủ công” hỗ trợ hộ nghèo

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng