Chủ nhật 22/12/2024 16:08

Chủ tịch TP. Hồ Chí Minh: Mong kiều bào hướng về quê hương bằng cả tri thức, công nghệ

Bên cạnh nguồn kiều hối, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh mong kiều bào sẽ góp nhiều ý hay, giải pháp hiệu quả để xây dựng thành phố ngày càng phát triển.

Chiều 2/2, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh tổ chức buổi họp mặt kiều bào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình "Xuân quê hương" năm 2024 diễn ra từ ngày 1 – 2/2 (tức ngày 22 - 23 tháng chạp) tại TP. Hồ Chí Minh.

Chương trình có sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu kiều bào từ khắp các châu lục, vùng lãnh thổ trên thế giới, đại diện cho hơn 6 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số bộ, ngành Trung ương, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương đã tham dự chương trình.

Kiều bào háo hức tham dự chương trình

Chia sẻ tại sự kiện, ông Nguyễn Ngọc Luận (kiều bào Úc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên kết thương mại toàn cầu) cho biết, là một người con của đất nước Việt Nam, ông luôn có mong muốn đóng góp xây dựng quê hương. Từ thực tế hoạt động kinh doanh ở nước ngoài, ông Nguyễn Ngọc Luận nhận thấy Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng chưa có chỗ đứng tốt về nông sản trên thị trường quốc tế.

Ông Nguyễn Ngọc Luận (kiều bào Úc) - Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên kết thương mại toàn cầu chia sẻ tại buổi gặp mặt

Theo ông Luận, việc phát triển các sản phẩm thương hiệu Việt, ngoài cần sự khác biệt thì rất cần sự gắn kết của các hiệp hội, kiều bào.

Ông Luận cũng mong muốn Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội (Nghị quyết 98) về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh sẽ là tiền đề để các kiều bào có cơ hội chung tay, cống hiến vào sự phát triển chung của thành phố nói riêng và Việt Nam nói chung.

Chia sẻ thông tin của TP. Hồ Chí Minh đến hơn 1.000 kiều bào, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2023, TP. Hồ Chí Minh chịu rất nhiều khó khăn. Đó là hậu quả của đại dịch Covid-19, những tồn tại cũ chưa giải quyết dứt điểm và tác động bất lợi từ kinh tế thế giới.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng thành phố vẫn đạt được những kết quả tích cực ở các chỉ số như tăng trưởng GRDP, thu hút FDI, và lượng kiều hối đáng kể.

"Thu ngân sách đạt 448.826 nghìn tỉ đồng, đạt 95,6% dự toán, vốn FDI đạt 5,9 tỉ USD, tăng gần 50%, cao nhất cả nước. Trong khi đó, kiều hối chuyển về đạt hơn 9,5 tỉ USD, tăng 38% so với năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây và tiếp tục duy trì tỉ trọng cao với mức trên 50% so với tổng kiều hối của cả nước", Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi nêu và cho biết, thành phố trân trọng đóng góp nguồn lực kiều bào vào sự phát triển kinh tế cả thành phố và cả nước.

Chia sẻ thêm với kiều bào, ông Phan Văn Mãi cho biết, năm 2024, thành phố sẽ tập trung triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội, đồng thời phát triển mạnh về chuyển đổi số, hạ tầng, xã hội số, phấn đấu kinh tế số đạt mức 25% đến năm 2025.

Người đứng đầu chính quyền TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, thành phố sẽ thành lập Trung tâm 4.0 nhằm thu hút nguồn lực tri thức khoa học, trong đó có kiều bào để phục vụ cho sự phát triển theo hướng khoa học - công nghệ. Bên cạnh đó, quyết liệt triển khai nền công vụ hiệu lực, hiệu quả.

Trước mong muốn của kiều bào về việc sớm có nhiều tuyến metro nội đô hơn nữa, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh cho biết sẽ dùng cơ chế của Nghị quyết 98 để huy động nguồn lực, tìm kiếm cách thức triển khai hệ thống đường sắt đô thị có hệ thống metro của thành phố.

Trong những kế hoạch này, thành phố muốn tiếp nhận ý kiến của bà con kiều bào, các chuyên gia quốc tế góp ý đầu tư và kết nối các nguồn lực cho thành phố, đất nước để giúp thành phố phát triển hơn.

“Tôi mong kiều bào không chỉ hướng về quê hương bằng kiều hối, đầu tư mà còn góp nhiều ý hay, giải pháp hiệu quả để cùng thành phố đạt được mục tiêu đề ra”, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nói.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hồ Chí Minh

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng