Chủ tịch lâm thời VIPFA: Phát triển khu công nghiệp cần hội đủ yếu tố “chế - tài - tâm - tầm”

Để các KCN thực sự là “thỏi nam châm” hút vốn FDI, theo TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA cần tập trung vào 4 yếu tố, bao gồm: Chế - tài - tâm - tầm.
Khởi động KCN Việt Nam - Singapore đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long Khu công nghiệp ô nhiễm vì thiếu kinh phí trả tiền điện, hoá chất 200 đại biểu sẽ tham dự Đại hội lần thứ nhất VIPFA

Hiện nay, các khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng và là tâm điểm trong thu hút đầu tư. Để làm rõ hơn nhận định này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS Phan Hữu Thắng – Chủ tịch lâm thời Liên chi hội Tài chính Khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) về vấn đề này.

Ông đánh giá như thế nào về thực trạng phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Việt Nam hiện nay?

Trong quá trình hình thành hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cụm từ khu công nghiệp (KCN) được nêu ra lần đầu tiên trong định nghĩa “khu chế xuất” tại Luật số 6-L/CTN ngày 23/12/1992 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với định nghĩa cụ thể: Khu chế xuất (KCX) – là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, bao gồm một hoặc nhiều xí nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ quyết định thành lập.

TS Phan Hữu Thắng – Chủ tịch lâm thời VIPFA: Bàn về “Chế-Tài-Tâm-Tầm” trong phát triển KCN
TS Phan Hữu Thắng - Chủ tịch lâm thời VIPFA

Đến năm 1996, quy định cụ thể về KCN mới được luật hóa chính thức tại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (Luật số 52-l/CTN, ngày 11/11/1996), với quy định cụ thể “là KCN sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dich vụ cho sản xuất công nghiệp, do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập”.

Đến Luật Đầu tư nước ngoài 2005 (Luật số 59/2005/QH11, ngày 29/12/2005) đã bổ sung định nghĩa loại hình hai khu mới: Khu công nghệ cao và Khu kinh tế. Và đến Luật Đầu tư 2014 (Luật số 67/2014/QH13) đã có quy định rõ hơn về khu kinh tế (KKT): Là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng an ninh.

Nhìn lại quá trình hoàn thiện xây dựng chính sách về các KCN nêu trên, cho thấy sự cẩn trọng trong quản lý nhà nước về KCN giai đoạn đầu mở cửa hội nhập kinh tế của Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới. Đó là không chỉ hướng đến số lượng các dự án đầu tư vào KCN, mà cả chất lượng, cũng như bảo vệ quốc phòng, an ninh. Đây là một định hướng phát triển KCN Việt Nam xuyên suốt trong nhiều năm tới đối với nhiệm vụ thu hút và sử dụng nguồn vốn nước ngoài.

Về thu hút đầu tư vào các KCN, tính đến cuối năm 2023, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cả nước đã có 416 KCN đã thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha và tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn ha. trong đó có 4 khu chế xuất. Trong số 416 KCN được thành lập, có 296 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 92,2 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 63 nghìn ha và 119 KCN đang trong quá trình xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 37,5 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 24,7 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN cả nước đạt khoảng 51,8 nghìn ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 57,7%. Nếu tính riêng các KCN đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 72,4%.

TS Phan Hữu Thắng – Chủ tịch lâm thời VIPFA: Bàn về “Chế-Tài-Tâm-Tầm” trong phát triển KCN
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có 416 KCN đã thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha. Ảnh minh họa

Hiện các KCN, KKT chiếm khoảng 60-70% lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam và tỷ lệ này đang có chiều hướng tăng lên, ông nhận định ra sao về vấn đề này?

Thời gian vừa qua, hàng năm số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các KCN, KKT chiếm tới 60-70% lượng vốn FDI thu hút được trong cả nước. Tỷ lệ này vẫn đang có chiều hướng tăng lên, cho thấy KCN, KKT giữ một vai trò rất quan trọng về kinh tế đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế Việt Nam.

Tuy vậy, do phát triển trong một giai đoạn khá dài trên 32 năm (tính từ năm 1992 - năm đầu tiên Việt Nam có KCN NOMURA tại Hải Phòng), nên dù hệ thống KCN Việt Nam đã phát triển mạnh, có đóng góp rất tích cực, hiệu quả đối với nền kinh tế, nhưng đến nay vẫn còn một số tồn tại cần sớm được khắc phục.

Cụ thể, những tồn tại đó là: Tỷ lệ lấp đầy các KCN còn thấp, có đến 121/414 KCN vẫn đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, chưa tận dụng hết được một lượng vốn lớn về đất đai của nền kinh tế; kết cấu hạ tầng kỹ thuật của KCN đã được nâng cao nhưng chưa đủ các điều kiện cần thiết, hiện đại để cạnh tranh với các KCN trong khu vực và quốc tế; mô hình phát triển KCN còn theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực với động lực phát triển chủ yếu dựa vào tiềm năng về đất, chưa xây dựng và phát triển được nhiều mô hình KCN mới (KCN công nghệ cao, KCN sinh thái…) để tận dụng được các yếu tố thuận lợi và đòi hỏi của các nhà đầu tư quốc tế về phát triển xanh, bảo vệ môi trường... đồng thời để đáp ứng được đòi hỏi của xu hướng phát triển kinh tế xanh của Việt Nam.

Còn khá nhiều các tồn tại khác hiện nay trong phát triển, quản lý các KCN như quy hoạch phát triển các KCN tại một số địa phương chưa sát với nhu cầu phát triển và khả năng thu hút vốn đầu tư. Mô hình phát triển KCN còn chậm đổi mới… thiếu vắng các KCN sinh thái, KCN đô thị - dịch vụ… Do vậy, tuy Nhà nước đang tập trung giải quyết các bài toán về nhà ở cho người lao động trong các KCN và nhà ở xã hội nói chung, nhưng bài toán này vẫn chưa thể giải xong “một sớm một chiều”.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2022 NĐ-CP ngày 28/5/2022 Quy định về quản lý KKT, KCN với các định nghĩa rõ lại các KCN như: khu chế xuất, KCN hỗ trợ, KCN chuyên ngành, KCN sinh thái, KCN công nghệ cao, KCN mở rộng… Và qui định hướng dẫn chi tiết việc hình thành, quản lý và phát triển các loại hình KCN. Nhưng phát triển các KCN xanh để loại bỏ chất thải và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường… thì vẫn còn nhiều khó khăn nhất định.

Bên cạnh đó, vẫn còn các qui định và định hướng phát triển các KCN được đưa ra, nhưng nằm rải rác trong rất nhiều văn bản pháp quy khác, trong các bộ luật liên quan (như đất đai, xây dựng, môi trường...). Lại cộng với thủ tục hành chính vẫn còn cần được hoàn thiện hơn nữa. Khắc phục được những hạn chế này mới có thể thúc đẩy nhanh việc phát triển các loại hình KCN có hiệu quả cao, theo đúng định hướng phát triển xanh và công nghệ cao đặt ra cho giai đoạn phát triển tới.

TS Phan Hữu Thắng – Chủ tịch lâm thời VIPFA: Bàn về “chế-tài-tâm-tầm” trong phát triển KCN
Thời gian qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các KCN, KKT chiếm tới 60-70% lượng vốn FDI thu hút được trong cả nước (Ảnh minh họa)

Trước những tồn tại trên, để phát triển hoàn chỉnh các khu công nghiệp, cần tập trung vào những yếu tố nào, thưa ông?

Để khắc phục tồn tại và phát triển các KCN theo hướng hoàn chỉnh, hiện đại, đáp ứng xu hướng thế giới và yêu cầu của nhà đầu tư, theo tôi tất cả chỉ gói gọn trong 4 từ, đó là: "Chế - tài - tâm - tầm".

Trong đó, “chế” là cơ chế quản lý nhà nước, bao gồm cả định hướng phát triển, hệ thống luật pháp chính sách và các quy định về quản lý hành chính đối với các thủ tục hành chính cần thực hiện. “Tài”, là từ nguồn tài chính (nguồn tiền) cần có để đầu tư và kinh doanh. “Tâm” ở đây chính là tâm tốt, bên cạnh lợi ích của doanh nghiệp, của cá nhân… doanh nghiệp còn cần thực hiện tốt nhất các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với người lao động, với trách nhiệm xã hội cao. Cuối cùng, “tầm” chính là tầm nhìn của người lãnh đạo doanh nghiệp khi đánh giá và bao quát, nhận diện được xu hướng phát triển chung và tìm ra được cách tiếp cận xử lý phù hợp, hiệu quả nhất.

Như vậy có thể nói, về cơ bản phát triển một KCN có thành công hay không phụ thuộc vào doanh nghiệp, doanh nhân – chủ đầu tư là chính. Vì trong cả 4 yếu tố cần có trên, về phía Nhà nước chỉ có 1 yêu cầu phải làm là gắn với từ "chế" - đó là hoàn thiện cơ chế quản lý và phát triển KCN. Một yêu cầu phải làm này lại rất quan trọng và có ý nghĩa “bà đỡ” cho sự phát triển của hệ thống KCN. Tiếp đó, 3 yếu tố còn lại đòi hỏi phải có là “Tài - tâm - tầm” đều ở phía doanh nghiệp và phụ thuộc vào tài năng của người đứng đầu doanh nghiệp.

Tất nhiên về tổng thể là như vậy, nhưng dưới tác động phát triển rất nhanh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi các doanh nghiệp còn phải tự vươn lên để trở thành doanh nghiệp số. Khi chuyển đổi số không còn là tầm nhìn và mục tiêu dài hạn, mà đã trở thành một thực tế bắt buộc. Các doanh nghiệp phải có được kiến thức, phương tiện kỹ thuật để tham gia vào quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, mới phát triển được mà không bị tụt hậu.

Tóm lại, phát triển hệ thống KCN Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển và đóng góp của doanh nghiệp, trên nguyên tắc tận dụng tối đa nguồn vốn bên ngoài hướng đến chất lượng đầu tư và bảo vệ quốc phòng, an ninh quốc gia.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: khu công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu.
EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội…

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Thông tin về kết quả đạt được trong năm 2024, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội nêu ra nhiều vụ việc điển hình, trong đó có vụ Mailystyle.
Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Mặc dù cơ quan chức năng thời gian qua đã liên tục cảnh báo chiêu thức lừa đảo qua không gian mạng, song nhiều người vẫn bị 'mắc bẫy', mất tiền tỷ.
Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế với những quy định phù hợp được cho là giải pháp quan trọng thúc đẩy công cuộc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm hiệu quả.
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Để xây dựng Chính phủ số, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phát triển các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận diện xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí.
Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Trên cơ sở báo cáo của đòan kiểm tra, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'

Sáng ngày mai (23/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Diễn đàn ‘Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển’.
Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với Nhật Bản để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân

Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực đề xuất phối hợp với một số tập đoàn lớn của Nhật Bản xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân.
Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Gia Lai: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho hàng trăm người dân nghèo

Hơn 300 người dân vùng cao Gia Lai vui mừng khi được các bác sĩ khám, cấp thuốc miễn phí. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ những khó khăn với bà con.
Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giữa khi xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, đã sáng lên tấm gương của người anh hùng là hàng xóm căn nhà gặp nạn.
Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Gia Lai: Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Những phần quà, suất học bổng dành cho người già và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là niềm động viên to lớn với người dân vùng biên Gia Lai dịp cuối năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động