Thứ năm 26/12/2024 01:49

Chi tiết cơ cấu nguồn điện Việt Nam theo Quy hoạch điện VIII

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) vừa được phê duyệt có cơ cấu nguồn điện như thế nào?

Theo Quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) thì cơ cấu nguồn điện Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; giảm và bỏ hẳn nhiệt điện than.

Cơ cấu nguồn điện đến năm 2030

Theo đó, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước là 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới).

Trong đó nguồn điện năng lượng tái tạo gồm: Điện gió trên bờ là 21.880 MW (14,5% tổng công suất các nhà máy điện); Điện gió ngoài khơi 6.000 MW (4,0%), trường hợp công nghệ tiến triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì phát triển quy mô cao hơn; Điện mặt trời 12.836 MW (8,5%), không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu), gồm các nguồn điện mặt trời tập trung 10.236 MW, nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu khoảng 2.600 MW. Nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất; Điện sinh khối, điện sản xuất từ rác 2.270 MW (1,5%), trường hợp đủ nguồn nguyên liệu, hiệu quả sử dụng đất cao, có yêu cầu xử lý môi trường, hạ tầng lưới điện cho phép, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì phát triển quy mô lớn hơn.

Đối với nguồn thủy điện, đến năm 2030 là 29.346 MW (19,5%) nhưng có thể phát triển cao hơn nếu điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép; Thủy điện tích năng 2.400 MW (1,6%);

Nguồn nhiệt điện than đạt 30.127 MW (chiếm 20,0%) trừ một số dự án đang triển khai. Tuy nhiên với các nguồn điện than đang gặp khó khăn trong việc triển khai sẽ cập nhật quá trình xử lý để thay thế bằng các nguồn điện LNG hoặc năng lượng tái tạo.

Nguồn nhiệt điện khí trong nước đạt 14.930 MW (chiếm 9,9%); Nhiệt điện LNG là 22.400 MW (chiếm 14,9%); Nguồn điện nhập khẩu đạt khoảng 5.000 MW (chiếm 3,3%), những có thể lên đến 8.000 MW.

Bên cạnh các nguồn điện truyền thống và năng lượng tái tạo, nguồn điện đến năm 2030 sẽ có thêm pin lưu trữ 300 MW (chiếm 0,2%); Nguồn điện linh hoạt 300 MW (chiếm 0,2%); Nguồn điện đồng phát, sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp đạt 2.700 MW (1,8%), quy mô có thể tăng thêm phù hợp với khả năng của các cơ sở công nghiệp.

Chi tiết cơ cấu nguồn điện Việt Nam theo Quy hoạch điện VIII

Định hướng cơ cấu nguồn điện đến năm 2050

Theo Quy hoạch điện VIII, tổng công suất các nhà máy điện đến năm 2050 đạt từ 490.529-573.129 MW (không bao gồm xuất khẩu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới).

Trong đó, tiếp tục phát triển mạnh nguồn điện năng lượng tái tạo như: Điện gió trên bờ đạt 60.050-77.050 MW (chiếm 12,2-13,4%); Điện gió ngoài khơi 70.000-91.500 MW (chiếm 14,3-16%); Điện mặt trời đạt từ 168.594-189.294 MW (chiếm 33,0-34,4%); Điện sinh khối, điện sản xuất từ rác 6.015 MW (chiếm 1-1,2%).

Nguồn thuỷ điện đến 2050 được phát triển đạt 36.016 MW (chiếm 6,3-7,3%); Nguồn điện lưu trữ đạt từ 30.650-45.550 MW (chiếm 6,2-7,9%); Điện đồng phát, sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp 4.500 MW (chiếm 0,8-0,9%).

Đặc biệt sẽ không còn nhiệt điện than (không sử dụng than để phát điện) thay vào đó sẽ phát triển nhiệt điện sử dụng sinh khối và amoniac từ 25.632-32.432 MW (chiếm 4,5-6,6%).

Nguồn nhiệt điện khí bao gồm: Nhiệt điện khí trong nước và chuyển sử dụng LNG là 7.900 MW (chiếm 1,4-1,6%); Nhiệt điện khí trong nước chuyển chạy hoàn toàn bằng hydro là 7.030 MW (chiếm 1,2-1,4%); Nhiệt điện LNG đốt kèm hydro đạt từ 4.500-9.000 MW (0,8-1,8%); Nhiệt điện LNG chuyển chạy hoàn toàn bằng hydro đạt từ 16.400-20.900 MW (3,3-3,6%);

Nguồn điện nhập khẩu đạt khoảng 11.042 MW (1,9-2,3%) và phát triển nguồn điện linh hoạt đạt từ 30.900-46.200 MW (6,3-8,1%).

Đ.D
Bài viết cùng chủ đề: Quy hoạch điện VIII

Tin cùng chuyên mục

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Cần chiến lược cho năng lượng hydro

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh: Động lực phát triển kinh tế độc lập, tự chủ

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu những nhiệm vụ trọng tâm để gỡ vướng cho các dự án lưới điện

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?