Chủ nhật 22/12/2024 23:33

Chi Lăng (Lạng Sơn): 1 người chết, hơn 2.000 ha lúa bị ngập nước do bão số 3

Tại khu vực huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản, trong đó đã có 1 trường hợp tử vong.

Theo UBND huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), UBND huyện thành lập 3 đoàn kiểm tra do lãnh đạo UBND huyện làm Trưởng đoàn đi kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3 tại các xã, thị trấn.

Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn bị ngập úng cục bộ ở một số nơi

Trên 1.420 cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, cán bộ thôn, khối phố, trong đó: Có 280 cán bộ công chức cấp huyện đến xã; lực lượng tại thôn, khối phố khoảng 1.400 người trưởng, phó thôn; huy động 100 chiến sĩ Trung Đoàn 141; lực lượng Ban chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện trực 100% quân số.

Về thiệt hại, theo báo cáo ngày 8/9, huyện Chi Lăng có 1 người chết: (ông Lộc Văn Lập, thôn Làng Bu 1, xã Lâm Sơn, huyện Chi Lăng hiện đang bị vùi lấp, chưa tìm thấy, xác định tử vong); 1 người bị thương tại xã Hữu Kiên, hiện tại sức khỏe đã ổn định.

Bên cạnh đó, có trên 2.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng về nhà ở, trong đó, nhà ở: Sập hoàn toàn 3 nhà; tốc mái, hỏng mái: 191 nhà. (Vạn Linh: 68 hộ; Bắc Thủy: 7 hộ; Bằng Mạc 15 hộ; Gia Lộc 4 hộ; Đồng Mỏ 21 hộ; Quan Sơn 5 hộ; Vân An 3 hộ; Chiến Thắng 12 hộ; Bằng Hữu 2 hộ; Thượng Cường 7 hộ; Lâm Sơn 10 hộ; Nhân Lý 4 hộ; Vân Thủy 7 hộ; Hữu Kiên 26 hộ); di dời nhà ở: 33 hộ.

Ngoài ra, nhà bếp và công trình khác: Sập hoàn toàn 2 công trình; Tốc mái, hỏng mái: 4 công trình. Hiện tại, trên địa bàn huyện cũng có rất nhiều điểm sạt lở, các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường trục xã một số điểm chưa thể lưu thông được.

Về cây cối, hoa mầu, có trên 2.000 ha lúa bị ngập nước, bị đổ do gió mạnh, 200 ha ngô đổ gẫy hoặc ngập úng. Nhiều diện tích cây ăn quả, cây lâm nghiệp đổ gẫy hoặc ngập nước, các xã, thị trấn vẫn đang tiếp tục thực hiện thống kê thiệt hại.

Trước tình hình đó, UBND huyện Chi Lăng đã chỉ đạo, bố trí lực lượng thường trực tại huyện, tại các xã, thôn đồng thời bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát liên tục 24/24 trên địa bàn huyện; đảm bảo thông tin liên lạc thường xuyên giữa thôn - xã - huyện để nắm tình hình, chủ động kịp thời triển khai ứng phó.

Đối với các nhà bị ảnh hưởng do tốc mái, có nguy cơ mất an toàn đã huy động các lực lượng tại chỗ hỗ trợ gia đình di dời đến nơi an toàn. Các tuyến đường giao thông có cây gẫy đổ gây cản trở giao thông, các đơn vị chủ động bố trí lực lượng khẩn trương xử lý đảm bảo lưu thông thông suốt và an toàn.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững