Chủ nhật 22/12/2024 22:30

Cháy chung cư mini tại Thanh Xuân và câu chuyện giải ngân tiền hỗ trợ

Mới có 6/110 tỷ đồng được giải ngân trong vụ cháy chung cư mini tại Thanh Xuân. Làm sao để tiền hỗ trợ đến được với người dân nhanh, kịp thời, hiệu quả nhất?

Những hình ảnh vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội khiến dư luận xót xa, thương cảm. Ngay sau vụ cháy, các cơ quan chức năng đã triển khai hỗ trợ khẩn cấp cho các nạn nhân, hàng trăm tỷ đồng cũng đã được quyên góp để hỗ trợ cho nạn nhân của vụ cháy.

Vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại chung cư mini số 37, ngách 29/70 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội

Đồng thời, thành phố giao chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ ổn định chỗ ở, các điều kiện sinh hoạt thiết yếu đảm bảo cuộc sống cho người dân để cuộc sống sớm trở lại bình thường.

Tuy nhiên, sau gần 2 tháng xảy ra vụ cháy chung cư mi ni tại Thanh Xuân, số tiền giải ngân hỗ trợ các nạn nhân mới chỉ được khoảng 6/110 tỷ đồng.

Cuộc sống bộn bề khó khăn với các hộ gia đình còn sống và bị thương trong vụ cháy này và điều họ mong chờ lúc này là số tiền trên sớm được giải ngân.

Vấn đề giải ngân tiền hỗ trợ cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại Thanh Xuân cũng nóng bên lề hành lang Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội) cho rằng, phải xây dựng cơ chế xử lý 110 tỷ đồng sao cho “nhanh, kịp thời, hiệu quả nhất”. Vấn đề này vốn thuộc Mặt trận Tổ quốc và đây là cơ quan chuyên môn, có trách nhiệm xử lý, không thể để số tiền ủng hộ “nhàn rỗi”.

Về số tiền ủng hộ các nạn nhân chưa được chi trả, theo đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp), đây là số tiền nhân dân cả nước ủng hộ nhằm giúp đỡ nạn nhân vụ cháy vượt khó khăn. Trong khi đó, đến bây giờ mới chi được 5 - 6 tỷ đồng trong tổng số hàng trăm tỷ huy động được, thì phải xem lại, vì gia đình các nạn nhân đang rất cần.

Câu hỏi đặt ra lúc này là việc giải ngân số tiền này cho các hộ dân đang thực hiện thế nào và có chậm trễ hay không?

Tại hội nghị giao ban quý III/2023 Ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025” diễn ra ngày 27/10, bà Nguyễn Lan Hương - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội - cho biết, ngày 30/9/2023, phương án hỗ trợ nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân từ khoản kinh phí hơn 110 tỷ đồng này đã được xây dựng, trình thành phố, tuy nhiên, phương án cuối cùng chưa được thông qua. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp của thành phố chính thức dừng tiếp nhận hỗ trợ vào ngày 16/10.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội cho biết, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội dự kiến sẽ công bố phương án hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở quận Thanh Xuân trước ngày 6/11.

Ngay khi phương án phân phối nguồn hỗ trợ được thông qua, việc hỗ trợ sẽ được công khai và thực hiện chi trả ngay, bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc được quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP.

Nghị định 93 quy định thời gian tiếp nhận ủng hộ không quá 60 ngày (2 tháng) kể từ ngày phát động quyên góp. Theo quy định, thời gian tối đa kết thúc quyên góp ủng hộ cho các nạn nhân vụ cháy là ngày 15/11 nhưng thực tế, thời gian kết thúc ủng hộ là ngày 16/10. Sau khi dừng nhận ủng hộ, theo quy định thì 20 ngày tiếp theo lên phương án hỗ trợ cho các nạn nhân.

Bà Trần Phương Linh - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Khương Đình thông tin, hiện nay, bà con gặp nạn và thân nhân người tử vong đang làm các giấy tờ theo quy định để chứng minh mình là hàng thừa kế đầu tiên hoặc mình là người đại diện theo pháp luật để được nhận tiền hỗ trợ.

Với tấm lòng nhân ái, lá lành đùm lá rách, và với bản chất yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của người Việt Nam, sự chung tay của mỗi cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp sẽ là động lực dành cho những người kém may mắn và chịu những tổn thương, mất mát lớn lao cả tinh thần và vật chất sau vụ cháy tại chung cư mini ở quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Việc các cơ quan chức năng cẩn trọng tránh những hệ luỵ sau này trong việc chi tiền hỗ trợ các nạn nhân là cần thiết nhưng cũng không nên vì thế mà để tiền trong ngân hàng, trong khi nhiều hoàn cảnh khó khăn đang cần đến.

Nhiều ý kiến cũng đề nghị TP. Hà Nội cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội làm hết trách nhiệm, khả năng để sớm phân bổ tiền hỗ trợ cho các nạn nhân. Ách tắc chỗ nào thì phải tháo gỡ ngay chỗ đó. Không nên vì những vướng mắc của cơ chế chính sách mà để số tiền đó nằm trong tài khoản ngân hàng lâu đến như vậy.

Thanh Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Từ Phan Sào Nam đến Phó Đức Nam: Khi trí tuệ bị đặt nhầm chỗ

Chuyển đổi xanh phải thay đổi từ kế hoạch đến hành động

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn

Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?

Thời trang Việt Nam và ước mơ thương hiệu ‘trăm năm’

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tinh gọn bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Cấm thuốc lá điện tử từ năm 2025: Quyết định ‘hợp lòng dân’

Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích

'Cáo mượn oai hùm' để lừa đảo tài chính qua mạng

Khi giới trẻ được học cách làm chủ tài chính

Hóa giải thách thức trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Từ vụ bắt giữ hơn 200.000 lon nước giải khát: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu