Châu Âu đề xuất 5 giải pháp để xoay chuyển chiến lược công nghiệp quốc phòng

EDIS hướng tới một thị trường quốc phòng châu Âu với các tiêu chuẩn nhất quán và tương thích từ nghiên cứu tới sản xuất chung…
Liên minh châu Âu với những thách thức mới thời hậu bầu cử Nghị viện Châu Âu chuyển mạnh sang điện gió và điện mặt trời sau cuộc xung đột Ukraine - Nga Tại sao Ukraine kiên trì nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu?

Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) công bố Chiến lược công nghiệp quốc phòng châu Âu (EDIS) và đề xuất Kế hoạch công nghiệp quốc phòng châu Âu (EDIP). Đây là chiến lược đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến ngành công nghiệp quốc phòng. Chiến lược này đã xác định tầm nhìn mục tiêu rõ ràng và các biện pháp hiệu quả để EU có thể chuyển ngành công nghiệp quốc phòng sang trạng thái thời chiến, thể hiện mức độ độc lập quốc phòng và tự chủ chiến lược nhất định.

Nâng cao năng lực công nghiệp quốc phòng

EU đã xác định rõ mục tiêu phát triển ngành công nghiệp quốc phòng trong EDIS. Theo đó, đến năm 2030, kim ngạch thương mại quốc phòng nội khối phải chiếm ít nhất 35% thị phần quốc phòng của EU; tỷ lệ mua sắm trong EU phải chiếm ít nhất 50% tỷ trọng ngân sách mua sắm quốc phòng và ít nhất 40% mua sắm trang thiết bị quốc phòng của các quốc gia thành viên EU phải được thực hiện thông qua các hoạt động mua sắm chung.

Trước sự dẫn dắt của các mục tiêu trên, để chuyển ngành công nghiệp quốc phòng sang trạng thái thời chiến, EU đã đề xuất 5 biện pháp lớn nhằm nâng cao khả năng ứng phó và chống chịu của ngành công nghiệp quốc phòng.

Thứ nhất, đầu tư quốc phòng nhiều hơn và hiệu quả hơn. EDIS đề xuất thành lập ủy ban trù bị của ngành công nghiệp quốc phòng bao gồm đại diện các quốc gia thành viên, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại, an ninh của EU và đại diện của EC, chịu trách nhiệm lập kế hoạch tổng thể về xây dựng quốc phòng. Đưa ra chương trình biên chế và trang thiết bị quân sự của châu Âu, xây dựng chính sách miễn giảm thuế cho hợp tác quốc phòng; làm theo mô hình bán vũ khí giữa chính phủ với chính phủ của Mỹ, thiết lập cơ chế bán vũ khí của châu Âu, thiết lập danh mục sản phẩm quốc phòng và dự trữ quốc phòng thống nhất của châu Âu; tham khảo phương pháp thúc đẩy sản xuất vaccine trong thời kỳ dịch bệnh để đưa ra hợp đồng sản xuất trong khuôn khổ quốc phòng.

Châu Âu đề xuất 5 giải pháp để xoay chuyển chiến lược công nghiệp quốc phòng
EDIS có mục tiêu thúc đẩy công nghiệp quốc phòng công nghiệp quốc phòng châu Âu đầu tư vào công nghệ phòng thủ và tăng năng lực sản xuất đạn dược nhằm tăng tính tự chủ của EU, giảm lệ thuộc vào khí tài của Mỹ. Ảnh: AP

Thứ hai, hệ thống cung ứng quốc phòng phản ứng nhanh hơn và kiên cường hơn. Để viện trợ cho Ukraine, EU từng đưa ra dự luật hỗ trợ sản xuất đạn dược vào năm 2023 để kích thích châu Âu bổ sung kho dự trữ quốc phòng. Tuy nhiên, dự luật hỗ trợ sản xuất đạn dược chỉ là kế hoạch ngắn hạn và phạm vi điều chỉnh chỉ bao gồm đạn dược và tên lửa.

Trong khi đó, EDIS đã mở rộng phạm vi và kéo dài thời hạn của kế hoạch kích thích sản xuất ngành công nghiệp quốc phòng hiện có của EU. Ngoài hỗ trợ sản xuất, EU còn đề xuất hỗ trợ các dây chuyền sản xuất quốc phòng hoạt động liên tục và các dây chuyền sản xuất dân dụng có khả năng để năng lực sản xuất quốc phòng có thể nhanh chóng theo kịp tình hình khi khủng hoảng xảy ra. EU còn đề xuất thành lập quỹ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi chuỗi cung ứng quốc phòng nhằm giúp các doanh nghiệp quốc phòng siêu nhỏ, nhỏ và vừa có được nguồn tài chính và thiết lập cơ chế an ninh cung ứng sản phẩm quốc phòng của EU.

Thứ ba, hỗ trợ tài chính mạnh mẽ hơn. Về ngân sách của EU, EDIP đề xuất tăng ngân sách quốc phòng thêm 1,5 tỷ Euro và sử dụng số tiền thu được từ tài sản bị đóng băng của Nga ở châu Âu để đầu tư vào công nghệ quốc phòng và phát triển ngành công nghiệp của Ukraine. Về hỗ trợ cho các tổ chức tài chính, EDIS khuyến nghị tăng cường rà soát Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), điều chỉnh chính sách cho vay và nới lỏng các quy định hạn chế đầu tư vào quốc phòng.

Thứ tư, văn hóa chuẩn bị chiến tranh phù hợp hơn với xu thế. EDIS cho rằng, EU nên thay đổi quan niệm, thiết lập khái niệm phát triển và an ninh mới trên tinh thần "không có hòa bình, không có thịnh vượng". Văn hóa chuẩn bị chiến tranh còn có nghĩa là điều chỉnh các chính sách giám sát hiện hành của EU, điều phối tính nhất quán của các chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, chuyển đổi xanh, việc làm..., cũng như tối ưu hóa môi trường tổng thể cho sự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng.

Thứ năm, quan hệ đối tác nước ngoài coi trọng nhiều hơn sự phối hợp. Đối với Ukraine, EDIS đề xuất hỗ trợ Ukraine tham gia kế hoạch công nghiệp quốc phòng của EU, bao gồm tham gia mua sắm chung, nâng cấp ngành nghề và trao đổi kinh nghiệm. Chiến lược này còn đề xuất tổ chức diễn đàn công nghiệp quốc phòng với Ukraine và thành lập văn phòng đổi mới quốc phòng ở nước này. Đối với NATO, EDIS đề xuất vẫn nên coi NATO là cơ sở của phòng thủ chung châu Âu.

Tìm đầu ra cho ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu

Việc EU đẩy nhanh tốc độ xây dựng công nghiệp quốc phòng xuất phát từ những động cơ cả bên trong lẫn bên ngoài rất đáng để quan tâm.

Về động cơ bên trong, năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu không phù hợp với nhu cầu. Sự phát triển tổng thể của ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu tương đối chậm và còn nhiều hạn chế, được thể hiện ở 3 đặc điểm sau:

Một là, đầu tư chưa đủ. Sau Chiến tranh Lạnh, châu Âu được hưởng lợi từ nền hòa bình trong một thời gian dài, do đó đã tập trung nguồn vốn đầu tư có hạn của mình vào các lĩnh vực chính sách khác ngoài quốc phòng. Mặc dù báo cáo năm 2023 được NATO công bố cho thấy, đầu tư quốc phòng của châu Âu đã tăng trưởng 9 năm liên tiếp, nhưng vẫn chưa thể sánh ngang với mức đầu tư của các cường quốc khác trên thế giới.

Châu Âu đề xuất 5 giải pháp để xoay chuyển chiến lược công nghiệp quốc phòng
EDIS tăng cường cơ sở công nghiệp và kết nối năng lực sản xuất nhằm tạo ra một danh mục vũ khí chung duy nhất. Ảnh: Sputnik

Hai là, thiếu sự phối hợp trong nội bộ. Hiện nay, các quốc gia thành viên EU rõ ràng là thiếu sự phối hợp trong việc lên kế hoạch tổng thể và hợp tác xây dựng năng lực quốc phòng .

Hiện tượng ưu tiên lợi ích quốc gia, xây dựng trùng lặp và đầu tư kém hiệu quả còn tương đối phổ biến. Một số quốc gia thành viên thậm chí còn cố tình che giấu tiến trình xây dựng năng lực quốc phòng. Một báo cáo nghiên cứu do EC công bố trước đây cho biết, việc xây dựng trùng lặp đã gây lãng phí cho gần 30% tổng ngân sách quốc phòng của EU. Mặc dù ngay từ năm 2007, EU đã đặt ra tiêu chuẩn, theo đó, việc mua sắm thiết bị quốc phòng chung trong EU phải chiếm 35% tổng mức mua sắm, nhưng tính đến năm 2022, số liệu thực tế vẫn chỉ ở mức 18%, có thể nói là còn khoảng cách rất xa để đạt được mục tiêu.

Số liệu cho thấy mặc dù chi tiêu quốc phòng của EU gia tăng hàng năm, nhưng kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra đến tháng 6/2023, 78% ngân sách mua sắm quốc phòng của các quốc gia thành viên lại chảy ra ngoài EU. Trong đó, nguồn tiền chảy sang Mỹ chiếm 63% tổng mức mua sắm quốc phòng của EU, trong khi ngành công nghiệp quốc phòng của EU lại không được hưởng lợi từ việc tăng chi tiêu quân sự.

Vì lý do này, các quốc gia như Pháp thường xuyên kêu gọi các nước thành viên "mua hàng châu Âu", đưa điều khoản mua sắm hàng của châu Âu vào chính sách viện trợ cho Ukraine hoặc quốc phòng. Việc công bố EDIS thể hiện lập trường này của châu Âu ở một mức độ nhất định.

Ba là, phụ thuộc nghiêm trọng vào nước ngoài. Đặc trưng chia tách của thị trường quốc phòng châu Âu khá rõ rệt; cung và cầu của ngành công nghiệp quốc phòng đều phụ thuộc tương đối rõ rệt vào nước ngoài.

Một mặt, một số nước thành viên phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Số liệu cho thấy, năm 2023, chỉ có 25% trang thiết bị quốc phòng của EU được sản xuất trong EU, trong khi 75% còn lại được mua sắm từ bên ngoài.

Mặt khác, các doanh nghiệp quốc phòng của châu Âu cũng đang phụ thuộc vào xuất khẩu. Hiện tại, các doanh nghiệp này phải cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong các thị trường nhỏ, hẹp và chia tách của các quốc gia thành viên thay vì thị trường chung châu Âu. Nhu cầu ảnh hưởng đến nguồn cung và các công ty châu Âu thường ít quan tâm đến công tác nghiên cứu và phát triển quốc phòng, mua sắm và hợp tác sản xuất trong EU. Để tồn tại, một số công ty phải tập trung vào xuất khẩu và phụ thuộc nhiều vào các đơn đặt hàng từ bên ngoài. Điều này tiềm ẩn những nguy cho an ninh nguồn cung quốc phòng của EU.

Về động cơ bên ngoài, nỗi lo sợ đối với Nga và sự quan ngại đối với Mỹ tiếp tục đan xen. Trước tiên, cùng với cuộc khủng hoảng kéo dài ở Ukraine, EU coi việc tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine là chính sách ưu tiên, trong đó nguồn vốn, năng lực cung ứng và mong muốn chính trị là 3 yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến viện trợ cho Ukraine. Nếu không có năng lực cung ứng quốc phòng tương ứng thì dù có bao nhiêu kinh phí và ý chí, cũng chỉ mang lại lợi ích cho bên ngoài.

Bên cạnh đó, áp lực an ninh của châu Âu tăng lên, trong khi khả năng Mỹ sẵn sàng đảm bảo an ninh cho châu Âu ngày càng xuống thấp. Do đó, giảm phụ thuộc vào Mỹ là một trong những động cơ quan trọng để EU đưa ra EDIS và các đề xuất pháp lý tương ứng.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên minh châu Âu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ cậu bé bị bại liệt trở thành

Từ cậu bé bị bại liệt trở thành 'vua bán lẻ': Chân dung tỷ phú mới nhất của Malaysia

Dù mắc căn bệnh bại liệt từ nhỏ nhưng doanh nhân Lee Thiam Wah đã nỗ lực vượt qua khó khăn và hiện đã trờ thành tỷ phú mới nhất của Malaysia.
WB: Bangladesh và Việt Nam vượt Ấn Độ về sản xuất chi phí thấp

WB: Bangladesh và Việt Nam vượt Ấn Độ về sản xuất chi phí thấp

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo cho biết, Việt Nam và Bangladesh đang vượt qua Ấn Độ với tư cách trung tâm sản xuất và xuất khẩu chi phí thấp.
Giá cước container trên nhiều tuyến hàng hải quốc tế giảm mạnh

Giá cước container trên nhiều tuyến hàng hải quốc tế giảm mạnh

Giá cước vận chuyển container giao ngay giữa châu Á và châu Âu giảm mạnh, tuyến Á-Bắc Âu và Châu Á-Địa Trung Hải đều chứng kiến ​​mức giảm hai chữ số.
Ấn Độ gia hạn lệnh cấm xuất khẩu đường để thúc đẩy nguồn cung trong nước

Ấn Độ gia hạn lệnh cấm xuất khẩu đường để thúc đẩy nguồn cung trong nước

Ấn Độ có kế hoạch gia hạn lệnh cấm xuất khẩu đường trong năm thứ hai liên tiếp để thúc đẩy nguồn cung nhiên liệu sinh học.
Chiến sự Nga - Ukraine ngày 9/9/2024: Ukraine đã kiệt sức; châu Âu tìm hướng giải quyết xung đột bằng đàm phán

Chiến sự Nga - Ukraine ngày 9/9/2024: Ukraine đã kiệt sức; châu Âu tìm hướng giải quyết xung đột bằng đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/9/2024: Ukraine đã kiệt sức; châu Âu tìm hướng giải quyết xung đột bằng đàm phán khi viễn cảnh AFU thất bại đã hiện hữu

Tin cùng chuyên mục

Nga vây siết

Nga vây siết 'tử huyệt' Pokrovsk; Hezbollah 'dội mưa' rocket vào căn cứ quân sự Israel

Nga vây siết ‘tử huyệt’ Pokrovsk; Hezbollah ‘dội mưa’ rocket vào căn cứ quân sự Israel;... là những điểm tin nóng thế giới đáng chú ý trong ngày 9/9.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/9/2024: Ukraine vướng vào cuộc chiến tiêu hao ở Kursk; Kiev đang thiếu tiếp viện trầm trọng

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 9/9/2024: Ukraine vướng vào cuộc chiến tiêu hao ở Kursk; Kiev đang thiếu tiếp viện trầm trọng

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 9/9/2024: Ukraine vướng vào cuộc chiến tiêu hao ở Kursk; Kiev đang thiếu tiếp viện trầm trọng.
Bầu cử Mỹ 2024: Bí mật đằng sau những chiến dịch tranh cử

Bầu cử Mỹ 2024: Bí mật đằng sau những chiến dịch tranh cử

Năm 2024, cuộc đua giành chiếc ghế quyền lực cao nhất nước Mỹ hứa hẹn sẽ là cuộc chiến khốc liệt. Những ẩn số nào sẽ quyết định vận mệnh nước Mỹ?
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris hé lộ chiến lược cho trận

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris hé lộ chiến lược cho trận 'so găng' sắp tới?

Đài truyền hình ABC của Mỹ, đơn vị tổ chức buổi tranh luận, đã công bố các quy định của màn tranh luận đầu tiên giữa ông Donald Trump và bà Kamala Harris.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/9/2024: Iskander-M tiếp tục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/9/2024: Iskander-M tiếp tục ''nhắm vào'' lính đánh thuê tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/9/2024: Iskander-M tiếp tục ''nhắm vào'' lính đánh thuê tại Ukraine khi tấn công một vị trí đóng quân tạm thời của AFU.
Khuyến nghị của Mỹ là ‘thảm họa’ với Kiev; tân binh Ukraine bị lừa đến Kursk

Khuyến nghị của Mỹ là ‘thảm họa’ với Kiev; tân binh Ukraine bị lừa đến Kursk

Nhà phân tích chính trị Brian Berletic, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ cho rằng, Ukraine càng hành động theo khuyến nghị của Mỹ thì tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/9/2024: Ukraine như con tàu Titanic; cuộc ‘đào thoát’ của ông Zelensky sắp diễn ra?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 8/9/2024: Ukraine như con tàu Titanic; cuộc ‘đào thoát’ của ông Zelensky sắp diễn ra?

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 8/9/2024: Ukraine như con tàu Titanic; cuộc ‘đào thoát’ của ông Zelensky sắp diễn ra?.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/9: Hơn 11.000 lính Ukraine tử trận tại Kursk, Nga hạ gục pháo tự hành Ukraine

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 9/9: Hơn 11.000 lính Ukraine tử trận tại Kursk, Nga hạ gục pháo tự hành Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lực lượng vũ trang Ukraine đã mất hơn 11.220 quân nhân, cũng như 87 xe tăng và 74 xe bọc thép kể từ khi bắt đầu giao tranh ở Kursk.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/9: Moscow

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 8/9: Moscow ''sa lầy'' tại Pokrovsk; Ukraine tiết lộ bí mật khi xâm nhập Kursk

Tướng Syrsky khẳng định Nga bị "cầm chân" tại Pokrovsk trong sáu ngày qua, thực tế cuộc tấn công của Moscow vẫn đang gặp khó khăn trước sự kháng cự của Ukraine.
Hơn 80.000 trường hợp đào ngũ ở Ukraine; Mỹ lo ngại hậu quả khủng khiếp khi viện trợ Kiev

Hơn 80.000 trường hợp đào ngũ ở Ukraine; Mỹ lo ngại hậu quả khủng khiếp khi viện trợ Kiev

Nghị sĩ Ukraine Ruslan Gorbenko cho biết, hơn 80.000 trường hợp đào ngũ đã được ghi nhận trong lực lượng Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.
Đe dọa hàng triệu người Trung Quốc, siêu bão Yagi tới Việt Nam theo kịch bản xấu nhất

Đe dọa hàng triệu người Trung Quốc, siêu bão Yagi tới Việt Nam theo kịch bản xấu nhất

Sau khi đe dọa sự an toàn của hàng triệu người dân ở Hải Nam (Trung Quốc), bão Yagi đổ bộ Việt Nam theo kịch bản xấu nhất bởi tâm bão men theo khu vực eo biển.
Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm 70.000 thùng/ngày trong tháng 8, xuống còn 27,06 triệu thùng/ngày.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/9/2024: Kiev mất hơn 500 chuyên gia; hé lộ tương lai của Ukraine nếu ông Trump thắng cử

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 7/9/2024: Kiev mất hơn 500 chuyên gia; hé lộ tương lai của Ukraine nếu ông Trump thắng cử

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 7/9/2024: Kiev mất hơn 500 chuyên gia; hé lộ tương lai của Ukraine nếu ông Trump thắng cử.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris khẳng định bản sắc với cam kết kinh tế mới

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris khẳng định bản sắc với cam kết kinh tế mới

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có những phát biểu hướng tới tương lai, thể hiện rõ sự tách biệt với các chính sách kinh tế dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/9: 10.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; Nga xóa sổ trạm radar

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/9: 10.000 lính Ukraine thiệt mạng ở Kursk; Nga xóa sổ trạm radar

Tính đến nay, theo Bộ Quốc phòng Nga, quân Ukraine mất hơn 10.000 binh sĩ tính từ khi Kiev tấn công vào Kursk.
Ông Donald Trump dự định

Ông Donald Trump dự định 'bắt tay' với tỷ phú Elon Musk trong kế hoạch kinh tế mới

Nếu đắc cử, ông Donald Trump dự định sẽ bổ nhiệm tỷ phú Elon Musk làm chủ tịch một ủy ban kiểm toán tài chính trong chính phủ mới của mình.
Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Harris 'tiếp đòn' ông Trump trên mặt trận chính trị

Chỉ còn 9 tuần trước ngày bầu cử, ông Trump đã mở một cuộc tấn công chính trị mạnh mẽ. Tuy nhiên, đối thủ của ông - bà Harris cũng không chịu 'lép vế'.
Lý do thực sự khiến cựu Ngoại trưởng Ukraine từ chức

Lý do thực sự khiến cựu Ngoại trưởng Ukraine từ chức

Theo giới phân tích, đợt cải tổ nội các tại Ukraine lần này được cho là đang chuẩn bị cho một giai đoạn mới của cuộc xung đột với Nga.
Điểm tin nóng thế giới ngày 6/9: Ukraine dần thất thế tại Kursk; Thủ tướng Israel đối mặt áp lực ngừng bắn

Điểm tin nóng thế giới ngày 6/9: Ukraine dần thất thế tại Kursk; Thủ tướng Israel đối mặt áp lực ngừng bắn

Tổng thống Vladimir Putin cho biết, cuộc tấn công của Ukraine tại Kursk không làm chậm được bước tiến của Nga mà chỉ làm suy yếu khả năng phòng thủ của Kiev.
Con trai của Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp đi tù?

Con trai của Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp đi tù?

Ông Hunter Biden, con trai Tổng thống Mỹ có thể đối mặt với mức án lên tới 17 năm tù và khoản tiền phạt có thể lên đến 1 triệu USD bởi tội trốn thuế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động