Chủ nhật 22/12/2024 20:56

“Canh tác lúa thông minh” phải được coi là quy trình sản xuất lúa cho toàn vùng và cả nước

Đó là ý kiến của các đại biểu tại buổi tổng kết chương trình canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022 được tổ chức ngày 30/3 dưới sự chủ trì của Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Khuyến nông các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Đây là theo thoả thuận hợp tác giữa Trung tâm khuyến nông Quốc gia và Công ty cổ phần phân bón Bình Điền về việc phát triển chương trình Canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL đã được ký kết vào 6/11/2020 tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Chương trình Canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022 được triển khai từ tháng 10/2021, trong tình hình dịch Covid-19 bùng phát tại ĐBSCL, nhưng chương trình vẫn thực hiện quy mô lớn, với tổng cộng 24 mô hình/13 tỉnh, thành trong vùng.

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia - nhấn mạnh: “Chương trình ‘Canh tác thông minh’ đã giúp nâng cao hơn nữa trình độ kỹ thuật canh tác của các cán bộ kỹ thuật và giúp cho bà con nông dân, hợp tác xã tham gia mô hình cũng như ngoài mô hình tiếp cận và học hỏi nhiều giải pháp canh tác hiệu quả. Góp phần từng bước xây dựng các nhóm nông dân giỏi, mạnh dạn áp dụng giải pháp canh tác mới và là cầu nối để chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa tại các địa phương”.

Hội thảo tổng kết chương trình canh tác lúa thông minh vùng Đồng bằng sông Cửu Long vụ Đông Xuân 2021-2022 & triển khai vụ Hè Thu 2022

Bên cạnh đó, các giải pháp canh tác thông minh đã và đang áp dụng trong chương trình “Canh tác thông minh” đang hiện thực hóa việc đóng góp của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Đó là: bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và tăng đóng góp lên tới 27%.

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua ứng dụng các giải pháp quản lý, công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi; cải thiện khẩu phần ăn cho vật nuôi; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng; thay đổi phương thức sử dụng đất; công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ.

Chương trình “Canh tác lúa thông minh" thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL

Các nhóm kỹ thuật tiên tiến trong Chương trình “Canh tác lúa thông minh” đang góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Hệ thống khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp cả nước (Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025) là: Xây dựng mô hình khuyến nông trên nền tảng sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm đảm bảo có sự kiểm soát, minh bạch và bền vững. Theo hướng: Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành nghề nông thôn, gắn với Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021- 2030, Chương trình Ocop giai đoạn 2021- 2025; Phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn gắn với du lịch nông thôn hướng tới phát triển kinh tế, dịch vụ ở nông thôn; Phát triển vùng nguyên liệu nông lâm thủy sản chủ lực đảm bảo chất lượng, truy xuất nguồn gốc, theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ; Phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái.

Ông Ngô Văn Đông - Tổng giám đốc Công ty cổ phần phân bón Bình Điền - cho biết, Chương trình Canh tác lúa thông minh vùng ĐBSCL vụ Đông Xuân 2021-2022 đã mang lại nhiều kết quả rất đáng ghi nhận. Nhất là trong tình hình giá vật tư nông nghiệp tăng cao, giá lúa giảm và thời tiết, dịch bệnh trong vụ Đông Xuân vừa qua diễn biến bất lợi cho canh tác lúa thì 24 mô hình đều đạt được hiệu quả rất tốt.

“Nông dân trong mô hình đã mạnh dạn ứng dụng nhiều giải pháp canh tác trong quy trình canh tác lúa thông minh vào đồng ruộng, trong đó áp dụng các phương pháp gieo sạ bằng cơ giới như sạ cụm, cấy, sạ hàng giúp tiết giảm lượng giống xuống bình quân còn 75,7kg/ha, thấp hơn so với đối chứng 112 kg/ha và sản xuất đại trà hiện nay khoảng 150kg/ha”, ông Đông cho biết thêm.

Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - nhận định, Chương trình canh tác lúa thông minh triển khai theo các mô hình trong những năm qua đã đem lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân ĐBSCL. Chương trình đã xây dựng một quy trình canh tác lúa thông minh chung cho toàn vùng. Ngoài ra, từng tỉnh có đề xuất quy trình canh tác riêng dựa trên nền quy trình chung hiệu chỉnh lại cho phù hợp với thực tế tại địa phương. “Chúng ta phải xem đây là quy trình sản xuất lúa cho toàn vùng ĐBSCL và nhân rộng ra cả nước chứ không thể làm mô hình mãi.” - ông Tùng nhấn mạnh.

Theo báo cáo tổng kết, bón phân Đầu Trâu như quy trình khuyến cáo rất có hiệu quả so với đối chứng, phần lớn các mô hình đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Bón phân lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn để cải tạo đất, tạo môi trường đất khoẻ và cung cấp dinh dưỡng sớm kết hợp sạ thưa tỏ ra rất hiệu quả trong điều kiện canh tác tại các mô hình trong vụ Đông Xuân 2021-2022. Năng suất tối ưu bình quân tại 24 mô hình tăng 870 kg/ha so với đối chứng từ đó giúp lợi nhuận cũng tăng thêm trên 5,2 triệu/ha.

GS.TS Nguyễn Bảo Vệ - Trưởng ban cố vấn khoa học của Công ty cổ phần phân bón Bình Điền - cho rằng: Để giảm giống hiệu quả, bà con nông dân cần chú trọng khâu làm đất kỹ, có biện pháp xử lý các độc chất trong đất như phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ cũng như áp dụng các biện pháp quản lý nước tưới và IPM. Từ đó, giúp giảm chi phí canh tác góp phần tăng lợi nhuận, cũng như giảm số lần phun thuốc để bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn hơn.

Theo các chuyên gia, bón phân Đầu Trâu như quy trình khuyến cáo rất hiệu quả so với đối chứng, phần lớn các mô hình đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Đặc biệt, bón phân lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn để cải tạo đất, tạo môi trường đất khoẻ và cung cấp dinh dưỡng sớm kết hợp sạ thưa và dùng Đầu Trâu TEA1 (thúc 1 và 2), Đầu Trâu TEA2 (thúc đón đòng) đem lại hiệu quả cao trong điều kiện canh tác tại các mô hình trong vụ Đông Xuân 2021-2022.

Các mô hình không chỉ giúp cập nhật thêm kỹ năng cho nông dân trong các mô hình mà còn tác động lớn đến các nông hộ lân cận. Một số nơi bà con chủ động áp dụng kỹ thuật bón phân trong mô hình vụ Đông Xuân vừa qua. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện chương trình trong vụ lúa Hè Thu 2022 tại vùng ĐBSCL để có cơ sở khuyến cáo và khẳng định hiệu quả chương trình trong vụ Hè Thu khi điều kiện tình hình thời tiết có nhiều diễn biến khó khăn hơn.

Quang Minh
Bài viết cùng chủ đề: Phân bón

Tin cùng chuyên mục

Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động khuyến công, tạo động lực cho công nghiệp nông thôn phát triển

Giải pháp để các nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp lép vế

Tăng quản lý mã số vùng trồng để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu gạo: Làm sao để “ăn chắc mặc bền”?

Bức tranh sáng của xuất khẩu cá tra

Thị trường Trung Quốc vẫn “bấp bênh” cả đầu xuất và nhập

Đài Loan tăng nhập khẩu chè từ thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp đổi mới công nghệ: “Chìa khóa” cải tiến năng suất

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu sắn

Trồng dừa hữu cơ: Đem lại giá trị bền vững

Xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh: Tận dụng cơ hội từ UKVFTA

Giá lúa gạo hôm nay 6/4: Giá lúa quay đầu giảm 100 - 200 đồng/kg

Tiềm năng Hoa xuất khẩu và những điều cần biết để tăng thị phần

Xuất khẩu sắn có xu hướng tăng trở lại

Nhiều đột phá về thể chế, chính sách cho kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Xuất khẩu hạt điều giảm trong quý I/2022

Giá lúa gạo hôm nay 5/4: Giá lúa nếp tăng mạnh 300 đồng/kg

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Anh: Doanh nghiệp lưu ý gì?

Việt Nam là thị trường cung cấp hoa lớn thứ 6 cho Nhật Bản