Thứ hai 23/12/2024 18:42

Cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác

Để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các dự án đốt rác phát điện, cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác.

Đây là kiến nghị được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo về công nghệ và tài chính cho các dự án điện đốt rác tại TP. Hồ Chí Minh, do Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 11/4.

Các chuyên gia, diễn giả thảo luận chia sẻ kinh nghiệm về phát triển công nghệ đốt rác phát điện tại hội thảo

Nhiều dự án đốt rác phát điện chậm tiến độ

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Hiện nay, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh phát sinh bình quân mỗi ngày từ 10.000 đến 10.500 tấn rác sinh hoạt. Trong đó, lượng rác được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh hiện nay vẫn còn khá cao, lên đến 69%. Đây là một trong những nguồn gây phát thải khí nhà kính đáng kể trên địa bàn Thành phố do quá trình phân hủy kỵ khí thành phần hữu cơ trong rác tại các bãi chôn lấp.

Nhằm đảm bảo các vấn đề về môi trường, tận dụng nguồn năng lượng trong rác thải sinh hoạt cũng như đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, mục tiêu của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, ít nhất 80% và đến năm 2030 đạt 100% lượng rác phải xử lý bằng công nghệ mới hiện đại là đốt rác phát điện và tái chế. TP. Hồ Chí Minh đang triển khai quyết liệt hai nhóm giải pháp bao gồm chuyển đổi công nghệ xử lý rác tại các nhà máy hiện hữu sang đốt phát điện và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xử lý rác mới theo phương thức Đối tác công- tư (PPP).

Đại biểu tham dự Hội thảo về công nghệ và tài chính cho các dự án điện đốt rác

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2019, TP. Hồ Chí Minh đã có ba dự án nhà máy đốt rác phát điện tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi) được khởi công. Dự kiến đưa vào vận hành cuối năm 2020 đầu năm 2021.

Tính đến nay, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 5 dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt (đốt rác phát điện). Nhưng các dự án này hiện vẫn chưa đi vào hoạt động do gặp một số vướng mắc về chính sách, thủ tục pháp lý…

Cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển các dự án điện rác

Để thúc đẩy hỗ trợ phát triển công nghệ điện rác, tại hội thảo các chuyên gia, diễn giả đã chia sẻ, trao đổi, thảo luận về các chính sách và cơ chế của Chính phủ nhằm hỗ trợ các dự án đốt rác phát điện tại Việt Nam; các công nghệ đốt rác phát điện khác nhau, những cơ hội và thách thức khi thực hiện dự án đốt rác phát điện tại Việt Nam; các phương án tài chính và đầu tư đối với dự án đốt rác phát điện cũng như điều kiện để các nhà phát triển đốt rác phát điện có thể tiếp cận vốn vay từ các tổ chức tài chính phát triển quốc tế… Từ đó, các nhà đầu tư đánh giá được khả năng để triển khai nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, qua đó góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Lê Văn Tâm - Phó Giám đốc, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Việt Nam

Ông Lê Văn Tâm - Phó Giám đốc, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Việt Nam - cho biết: Cả nước có khoảng 20 dự án điện rác, trong đó đang vận hành khoảng 3 - 4 nhà máy, đang thi công xây dựng 4 dự án. Còn lại nhiều dự án vẫn đang thực hiện các thủ tục đầu tư, phần nhiều bị chậm tiến độ, hoặc bị đình trệ vì nhiều lý do khác nhau, trong đó chủ yếu do thiếu chính sách và các cơ chế hỗ trợ.

Theo ông Lê Văn Tâm, có nhiều nguyên nhân việc chậm triển khai dự án điện rác như: Dịch Covid-19, tạm dừng thi công, khó nhập cảnh chuyên gia và thiết bị; chi phí đầu tư cao (xử lý 1.000 tấn rác/ngày cần đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng), thời gian thu hồi vốn kéo dài, thường 10 – 20 năm (công suất điện phát lên lưới quốc gia nhỏ)… Ngoài ra còn rào cản pháp lý: Thủ tục đầu tư đốt rác phát điện tại Việt Nam phức tạp, kéo dài; quy định về ưu đãi cho các hoạt động tận thu năng lượng từ quá trình xử lý chất thải rắn còn thiếu, chưa đồng bộ; thủ tục thẩm định công nghệ; thủ tục môi trường…

Các đại biểu tại hội thảo cũng nhìn nhận, Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều Nghị định, thông tư hỗ trợ, ủng hộ phát triển điện rác. Tuy nhiên, các cơ sở pháp lý hiện còn mang tính định hướng chung, chưa có hướng dẫn cụ thể, nhiều nội dung còn chồng chéo và bị chi phối bởi nhiều Luật, Nghị định khác.

Bên cạnh đó, việc bổ sung các nhà máy đốt rác phát điện vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia gặp khó khăn; chưa có văn bản hướng dẫn về các công trình cần điều chỉnh vào quy hoạch điện lực theo quy định của Luật Quy hoạch, nên tiến độ triển khai các dự án điện rác chậm so với kế hoạch và yêu cầu thực tiễn… Đến nay, hành lang pháp lý chưa có hướng dẫn về giá xử lý chất thải rắn áp dụng cho công nghệ điện rác.

Để phát triển công nghệ điện rác, các chuyên gia kiến nghị cần cụ thể hóa cơ chế chính sách để phát triển công nghệ điện rác như: Quy hoạch, đầu tư; giá mua điện; tiêu chuẩn thẩm định kỹ thuật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế- kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; phân loại chất thải rắn.

Sớm phê duyệt Quy hoạch điện VIII và lập quy hoạch phát triển điện rác theo Quyết định 31/2014/QĐ-TTg. Đồng thời sửa đổi các văn bản pháp luật, các quy trình, thủ tục còn vướng mắc giữa các quy định hiện hành cũng như hình thành các nguồn vốn vay hỗ trợ trực tiếp đầu tư cho điện rác…

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: đốt rác phát điện

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác về chuyển đổi năng lượng

Quy định mới về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Growatt được vinh danh trong Top 30 thương hiệu toàn cầu hóa của Forbes Trung Quốc năm 2024

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Trung Quốc 'phá kỷ lục' thế giới với tuabin gió khổng lồ dài 260m trên biển

Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates

Ấn Độ tham vọng thành cường quốc công nghệ sạch toàn cầu vào 2030

Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

'Kỷ nguyên điện' mới sẽ xuất hiện khi nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh