Thứ hai 23/12/2024 05:15

Cần cơ chế đột phá để TP. Hồ Chí Minh giữ vững vai trò đầu tàu của cả nước

TP. Hồ Chí Minh đóng góp đến trên 50% vào tăng trưởng của Vùng Đông Nam bộ, song việc thành phố tăng trưởng chậm đã ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng của Vùng.

Tăng trưởng kinh tế chậm lại

Sáng 12/7, TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của TP. Hồ Chí Minh.

Hội nghị triển khai đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của TP. Hồ Chí Minh.

Theo bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam bộ chậm lại và chậm hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Giai đoạn 2016-2020, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5,65%/năm, vùng Đông Nam bộ tăng trưởng 5,51%/năm, trong khi cả nước tăng 5,99%/năm. Điều này làm giảm tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế cả nước, trong đó khu vực công nghiệp giảm từ 64,81% năm 2015 xuống còn 57,11% vào năm 2020.

Ngoài ra, vai trò đầu mối xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước cũng giảm dần, cả tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so cả nước. Sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới ở khu vực phía Bắc gắn với xuất khẩu sản phẩm điện tử của các tập đoàn nước ngoài trong thời gian qua đã làm thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như cơ cấu xuất nhập khẩu theo Vùng.

Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 53 thời gian qua, ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minhkhẳng định, kết quả thực hiện Nghị quyết 53 đã giúp Vùng kinh tế trong điểm phía Nam và Đông Nam bộ giữ vững vai trò đầu tàu về kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế lớn nhất cả nước.Tuy nhiên, Vùng kinh tế trong điểm phía Nam và Đông Nam bộ đang gặp nhiều thách thức, nghiêm trọng nhất là việc phát triển dưới mức tiềm năng và chưa phát huy tốt vai trò trung tâm kinh tế-xã hội của cả nước. Riêng TP. Hồ Chí Minh đóng góp đến trên 50% vào tăng trưởng của Vùng, song trong những năm gần đây việc TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng chậm đã ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng của Vùng.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại hội nghị

Ông Phan Văn Mãi nhìn nhận, sự phát triển chậm lại của TP. Hồ Chí Minh trong nhiều lĩnh vực, và các vấn đề “trục trặc” đặt ra trong quá trình phát triển tác động đến Vùng. Đặc biệt, khoảng 10 năm trở lại đây, sự vượt trội của thành phố so với cả nước ở một số mặt đã chậm lại, thậm chí tụt hậu, các thách thức về giao thông, ngập nước, giáo dục, y tế, sự không bền vững về lao động và dân số gia tăng.

Nhìn chung, về định hướng phát triển TP. Chí Minh nói riêng và Vùng Đông Nam Bộ nói chung trong thời gian qua đã và đang tồn tại nhiều điểm nghẽn trong phát triển, đặc biệt về hạ tầng giao thông và kết nối vùng, nguồn lực về tài chính, đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển của Vùng trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0.

Cần cơ chế đột phá để TP. Hồ Chí Minh giữ vững vai trò đầu tàu

Để tháo gỡ điểm nghẽn và những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 53, theo ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, trong giai đoạn tới, TP. Hồ Chí Minh vừa phải tập trung khắc phục những điểm nghẽn, nhưng vừa phải phát huy tính năng động sáng tạo để nắm bắt những cơ hội phát triển mới, đồng thời phát huy lợi thế vốn có nhưng chưa được khai thác đúng mức.

Để tạo đột phá phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới, ông Phạm Bình An cho rằng, TP. Hồ Chí Minh cần giải quyết 5 khâu đột phá: Đó là hạ tầng giao thông kết nối vùng các tuyến đường vành đai nội thủy; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính và môi trường đầu tư; tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế xã hội từ nguồn lực đất đai; phát triển hạ tầng số cho kinh tế số, chính quyền số và xã hội số.

Ông Phạm Bình An - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, phát biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị

Mặt khác, muốn TP. Hồ Chí Minh phát triển đột phá thì rất cần cơ chế có tính chất đột phá hay đúng hơn có cơ chế phù hợp cho đô thị đặc biệt như TP. Chí Minh. Các cơ chế không phải chỉ thí điểm mà cần phải có sự ổn định về định hướng phát triển vùng Đông Nam bộ, để Vùng đóng vai trò đầu tàu của cả nước.

Còn về định hướng phát triển đến năm 2030, tầm nhìn 2045, ông Phạm Bình An cũng cho rằng, TP. Hồ Chí Minh cần tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực dựa trên nền tảng đô thị thông minh, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, đi đầu trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các sản phẩm công nghệ cao, sản xuất thông minh của chuỗi giá trị… Trở thành trung tâm logistics, mua sắm, đặc biệt là phát triển thành Trung tâm tài chính quốc tế của vùng, cả nước và khu vực...

Để vùng kinh tế trong điểm phía Nam và Đông Nam bộ tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu về kinh tế - xã hội của cả nước, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị: Trung ương nhanh chóng triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Đông Nam Bộ theo quyết định số 463/QĐ-TTg giai đoạn 2012-2030, tầm nhìn 2050, để TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng có cơ sở lập và triển khai quy hoạch của từng tỉnh và quy hoạch vùng cho thống nhất, kịp thời; hoàn thiện cơ chế liên kết, điều phối phát triển vùng và bộ máy giúp việc.

Đồng thời, đẩy mạnh liên kết phát triển giao thông vùng, nguồn nhân lực và xây dựng thị trường lao động chung của Vùng. Cùng với đó liên kết phát triển hạ tầng chuyển đổi số và xây dựng cơ sở dữ liệu vùng về kinh tế xã hội, làm cơ sở hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển và điều phối hoạt động liên kết Vùng.

Ở góc độ địa phương, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh kiến nghị hoàn thiện cơ chế đặc thù để Thành phố giữ vững vai trò đầu tàu của Vùng và cả nước. Trong đó, trọng tâm là tổng kết Nghị quyết 54 của Quốc hội, ban hành Nghị quyết thay Nghị quyết 54 với những cơ chế đặc thù, vượt trội. Đồng thời tập trung đầu tư để TP. Hồ Chí Minh là: Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; trung tâm logistics; trung tâm khoa học đổi mới sáng tạo; trung tâm đào tạo nhân lực khu vực và quốc tế và chương trình chuyển đổi số..

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Quốc khánh 2/9

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản