Chủ nhật 29/12/2024 06:56

Cách nào để sản phẩm OCOP "đứng chân" được tại kệ siêu thị?

Kệ siêu thị chỉ 1,2m nên sản phẩm OCOP phải có bao bì nhãn mác phù hợp, thương hiệu phải bắt mắt nhất mới tạo được dấu ấn với người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đến nay, cả nước đã có 10.881 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, trong đó 67,8% sản phẩm 3 sao (7.377 sản phẩm); 31,1% sản phẩm 4 sao (3.383 sản phẩm); 42 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao. Đã có 5.610 chủ thể tham gia chương trình OCOP, trong đó có 37,9% là hợp tác xã, 24% là doanh nghiệp, 35,3% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác.

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong thời gian qua, công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP đã được các địa phương tăng cường khai thác, nhằm nâng cao hình ảnh của sản phẩm địa phương. Một số địa phương đã xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đồng thời hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và mua, bán OCOP để vào hệ thống các siêu thị (Aeon, Central Retail…) các chuỗi (Bác Tôm, BigGreen…); điểm giới thiệu OCOP tại các điểm dừng chân (Thái Nguyên, Ninh Bình, Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang…).

Hàng năm, các địa phương xây dựng kế hoạch và hỗ trợ cho các chủ thể tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối... tổ chức trong nước và ở nước ngoài. Đồng thời, nhiều địa phương đã và đang thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua các hoạt động/sự kiện/lễ hội văn hóa - du lịch; Điểm giới thiệu và trưng bày sản phẩm OCOP tại các khu/trung tâm du lịch. Hỗ trợ nâng cao năng lực chuyển đổi số và tham gia thương mại điện tử cho các chủ thể OCOP.

Dù vậy, công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân do các cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu; sản phẩm thiếu đồng nhất; số cơ sở sản xuất nông nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, mã số mã vạch còn ít. Do vậy việc hỗ trợ tiêu thụ vào các hệ thống phân phối hiện đại trong nước cũng như xúc tiến xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn.

Mặt khác, doanh nghiệp còn hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ số và kết nối giao thương trực tuyến, bán hàng qua sàn thương mại điện tử của các chủ thể OCOP chưa chuyên nghiệp, việc nắm bắt cơ hội thị trường bán lẻ trực tuyến còn hạn chế.

Sản phẩm OCOP có tính tương đồng cao giữa các địa phương, chưa đáp ứng được yêu cầu về sản lượng hàng hóa của các hệ thống phân phối cho nên chưa được tiêu thụ nhiều trong hệ thống các siêu thị, hệ thống phân phối lớn.

Tư duy xúc tiến thương mại của chủ thể còn hạn chế, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại vẫn đặt mục tiêu bán hàng trực tiếp là chính.

Là đơn vị phân phối, ông Paul Le - Phó Chủ tịch của Central Retail Việt Nam cho hay, các siêu thị đều sẵn sàng đưa sản phẩm OCOP lên kệ hàng nhưng phải đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm. Đặc biệt, các sản phẩm phải có đặc trưng, tính khác biệt.

“Kệ siêu thị chỉ 1,2m nên sản phẩm OCOP phải có bao bì nhãn mác phù hợp với không gian này. Thời gian người tiêu dùng lướt qua một sản phẩm cũng chỉ có 2 giây nên thương hiệu phải ấn tượng, bắt mắt nhất mới tạo được dấu ấn”, ông Paul Le nói.

Ông Paul Le cũng khuyến nghị các chủ thể OCOP cần hiểu rõ được người tiêu dùng cần gì. Theo ông, cách làm đơn giản nhất là kể câu chuyện về sản phẩm và cho người tiêu dùng ăn thử.

Còn theo ông Nguyễn Minh Tiến, trong bối cảnh hiện nay, các sản phẩm phải cạnh tranh bằng sự độc đáo, bằng những câu chuyện về sản xuất gắn với văn hoá vùng miền và bằng thương hiệu.

Sản phẩm OCOP đang mở ra tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc quảng bá giá trị văn hóa, du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của các địa phương.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, mỗi sản phẩm OCOP đã mang trên mình vai trò như một ‘đại sứ’ của từng vùng miền và chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang nhiều tính nhân văn.

"Mình phải mang ra chợ bán những gì người dân cần. Bởi, bây giờ không như thời bao cấp mà mang ra chợ bán những gì mình có nữa”, Thứ trưởng nói và cho biết, thế giới chuyển động nhanh chóng, sản phẩm OCOP sẽ tăng nhanh nên phải thay đổi sao cho phù hợp với xu hướng thị trường.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam