Thứ sáu 22/11/2024 08:33

Các triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường và cách phòng tránh

Với hơn 5 triệu người trên cả nước mắc bệnh tiểu đường và có xu hướng trẻ hóa thì việc trang bị kiến thức về triệu chứng bệnh, cách phòng tránh là rất cần thiết

50% người mắc bệnh tiểu đường nhưng không được chẩn đoán

GS.TS Trần Hữu Dàng - Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam - cho biết: Hiện có khoảng 5,7% dân số Việt Nam mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường), tương đương hơn 5 triệu người, trong số này khoảng 50% chưa được chẩn đoán; 50% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 lúc phát hiện đã có biến chứng tim mạch.

Khoảng 5,7% dân số Việt Nam mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường)

Đáng báo động, căn bệnh không lây nhiễm này ngày càng có xu hướng trẻ hóa và không có triệu chứng rõ rệt khiến nhiều người mắc bệnh mà không hay biết. Theo số liệu thống kê, khoảng 50% người mắc bệnh nhưng không được chẩn đoán, và trong số được chẩn đoán chưa đến 30% số người được điều trị.

Các bác sỹ Bệnh viện Tâm Anh cũng chia sẻ, những năm gần đây, số bệnh nhân tiểu đường đang có xu hướng gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng như biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh… trở thành nỗi lo hàng đầu của toàn xã hội. Việc trang bị những hiểu biết về triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Tiểu đường hay còn gọi đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin, thậm chí cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân không thể tự chuyển hóa chất bột đường từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng, lâu dần gây nên hiện tượng tăng dần lượng đường tích tụ trong máu. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý tim mạch; đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Các triệu chứng cơ bản của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng của thể tiểu đường tuýp 1 thường diễn tiến nhanh, có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần với các biểu hiện điển như: Cảm thấy đói và mệt; thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều; khô miệng, ngứa da; một số trường hợp bệnh nhân ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân sau vài tuần lễ do mất nước, do ly giải mô mỡ, mô cơ.

Ở thể tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng tiến triển âm thầm và phát triển trong nhiều năm, hầu hết bệnh nhân không gặp triệu chứng rõ ràng như thể tiểu đường tuýp 1 nên khó phát hiện. Bệnh có thể vô tình được phát hiện qua xét nghiệm glucose máu hoặc có những biến chứng như vết thương nhiễm trùng lâu lành.

Một số dấu hiệu nghi ngờ cần thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường gồm: Nhiễm trùng nấm men, bệnh nhân có thể thấy nhiễm trùng ở bất kỳ nếp gấp ẩm của da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng dưới ngực...; vết thương chậm lành.

Biện pháp chăm sóc người bệnh tiểu đường

Để chẩn đoán bệnh tiểu đường có thể sử dụng xét nghiệm rối loạn dung nạp glucose và HbA1c. Cần làm xét nghiệm đường huyết lúc đói vào buổi sáng, sau một đêm không ăn và làm xét nghiệm lần nữa sau 2 giờ uống một dung dịch chứa đường glucose được sử dụng chuyên biệt cho nghiệm pháp dung nạp glucose. Ở người bình thường, đường huyết 2 giờ sau khi uống đường thường dưới 7.8mmol/L(140mg/dL).

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh tiểu đường: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý.

Thiết kế bữa ăn đơn giản; cân bằng tỷ lệ carbohydrate, protein và chất béo; bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt; theo dõi đường huyết sau bữa ăn… Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp.

Ngoài chế độ ăn uống hợp lý, việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch… Các bác sỹ khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày mỗi tuần với thời gian tập 30 phút mỗi ngày, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh tiểu đường

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá gây ra 28 nhóm bệnh khác nhau

Người trẻ tranh thủ 'làm mát cơ thể' trước mùa deadline cuối năm

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm