Thứ hai 21/04/2025 10:37

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Mới đây, Bộ Công Thương vừa có văn bản về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.

Chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 là “Cộng đồng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”. Việc lựa chọn chủ đề này cho thấy, công tác phòng, chống HIV/AIDS cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, cộng đồng và cần có cách làm sáng tạo, cụ thể vì sự hiểu biết của người dân về HIV/AIDS.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống HIV/AIDS, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

Cộng đồng bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng,chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Ảnh minh họa

Ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đã đặt ra mục tiêu vào năm 2030, Việt Nam về cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS. Theo đó, ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, trong đó, đề ra mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam vào năm 2030. Ngày 6/7/2021, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 07-CT/TW về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam trước năm 2030, đây cũng là mục tiêu toàn cầu về phòng, chống HIV/AIDS.

Tuy nhiên, đại dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp, nguy cơ quay trở lại còn cao. Theo thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, 9 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 11.421 trường hợp phát hiện mới HIV, 1.263 trường hợp tử vong. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV từ đầu năm đến nay, có 82,9% là nam giới, độ tuổi chủ yếu từ 15 - 29 (40%) và 30 - 39 (27,3%), đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất là nam quan hệ tình dục đồng giới (42,2%).

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương - Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS - hiện, dịch HIV/AIDS vẫn đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) liên tục chiếm tỷ lệ cao trong số mới phát hiện hằng năm (trên 40%). Kết quả ước tính và dự báo cũng cho thấy, MSM là nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam.

Vì vậy, chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024: “Cộng đồng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”, khẳng định lại quyết tâm của Việt Nam sẽ kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam diễn ra hàng năm từ ngày 10/11 đến 10/12.

Cùng chung tay thực hiện kế hoạch tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm, Bộ Công Thương vừa có Văn bản số 9489/BCT-HC ngày 21/11/2024 về việc triển khai Tháng hành động này.

Theo đó, các đơn vị thuộc Bộ tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức hội nghị, hội thảo tuyên truyền công tác phòng chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

Các đơn vị tuyên truyền công tác phòng chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình của đơn vị để phổ biến các nội dung về phòng, chống HIV/AIDS, nội dung tập trung chủ yếu về nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV. Hậu quả của HIV đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Quyền, nghĩa vụ cá nhân, gia đình và người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS.

Bên cạnh đó, tư vấn và xét nghiệm HIV; tư vấn lợi ích sự cần thiết, cách tham gia cũng như tuân thủ điều trị... các biện pháp, dịch vụ xét nghiệm HIV, chăm sóc, hỗ trợ người điều trị người nhiễm HIV. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cộng đồng trong phòng, chống HIV/AIDS. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV. Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người có hành vi nguy cơ cao lấy nhiễm HIV,

Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục quán triệt, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.

Tổ chức hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, xây dựng các cụm pano, áp phích, tổ chức treo băng rôn khẩu hiệu tại cổng cơ quan, đơn vị, trường học với chủ đề "Cộng đồng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030", "Tuổi trẻ chung vai - Vì tương lai không còn đại dịch HIV/AIDS", "Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030".

Triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng và truyền thông qua mạng xã hội, tuyên truyền công tác phòng chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Trên các trang Website, trang thông tin điện tử của đơn vị để hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

Xây dựng, phổ biến các thông điệp phòng, chống HIV/AIDS qua phương tiện và tài liệu truyền thông khác, phổ biến các ấn phẩm truyền thông phòng, chống HIV/AIDS khác như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách về phòng, chống HIV/AIDS…

Ngọc Ngân

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp