Các Bộ trưởng RCEP cố gắng đạt đồng thuận về những vấn đề gây tranh cãi
Trong số đó có vấn đề cắt giảm thuế quan, thương mại dịch vụ và tạo thuận lợi đầu tư đã trở nên khó khăn trong vòng đàm phán mới nhất, khi thời hạn để hoàn tất đang đến rất gần.
Có 13 trong số 25 chủ đề thảo luận trong RCEP vẫn còn dang dở sau khi các cuộc đàm phán kỹ thuật kết thúc vào ngày 31/7 tại Trịnh Châu. Đó là các nội dung thương mại dịch vụ quan trọng, sự di chuyển của các chuyên gia xuyên biên giới, đầu tư, giải quyết tranh chấp và quy tắc xuất xứ. Do đó, các bộ trưởng thương mại sẽ có ít “nguyên liệu” hơn đáng kể để có thể đi tiếp, vào thời điểm hội nghị thượng đỉnh RCEP lần thứ ba được lên kế hoạch diễn ra vào đầu tháng 11. Cho đến nay, qua 27 vòng đàm phán đã kết thúc, cùng với 7 phiên họp cấp Bộ trưởng. Cuộc họp mới nhất đã chứng kiến một sự thúc đẩy đáng kể của các quốc gia ASEAN với mong muốn sớm ký kết thỏa thuận, thuyết phục Ấn Độ và Trung Quốc cắt giảm thuế. Nhưng New Delhi rõ ràng rằng các nhượng bộ thuế quan đáng kể đã được thực hiện và các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ chỉ dựa trên sự thúc đẩy bình đẳng của Trung Quốc.
Bộ trưởng thương mại và công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal không tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần này do phiên họp Quốc hội của Ấn Độ kéo dài đến ngày 07/8. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng sự vắng mặt của Bộ trưởng Ấn Độ tại RCEP có thể ám chỉ một thông điệp gửi đến Trung Quốc. Trước đó Ấn Độ đã nhấn mạnh rằng nước này tin tưởng vào tham vọng cao về giảm thuế hàng hóa. Nhưng đã cảnh báo rằng sẽ chỉ xảy ra sau khi sự nhạy cảm trong quan hệ song phương Ấn Độ - Trung Quốc đã được giải quyết. New Delhi phản đối lời kêu gọi của hầu hết các quốc gia, lập luận rằng Ấn Độ nên cắt giảm thuế quan hiện có lên tới 90% tất cả hàng hóa. Có nhu cầu của các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản và Australia rằng Ấn Độ mở cửa thị trường cho các sản phẩm cụ thể như sữa và hàng kỹ thuật. Chính phủ Ấn Độ cũng đã chịu áp lực phải xem xét các FTA hiện có với Hàn Quốc và Nhật Bản, rằng không thể cắt giảm thâm hụt thương mại Ấn Độ với các quốc gia này.
New Delhi đã liên tục tập trung vào các tiêu chuẩn thương mại dịch vụ, chẳng hạn như cho phép di chuyển tự do các chuyên gia được đào tạo qua biên giới quốc gia. Điều này sẽ cho phép các chuyên gia Ấn Độ - như kế toán viên, giáo viên và y tá điều dưỡng - làm việc ở các quốc gia RCEP khác mà không cần các thỏa thuận công nhận song phương. Trong khi đó, các ngành công nghiệp trong nước, trên một loạt các lĩnh vực, đã kêu gọi thận trọng về việc Ấn Độ tham gia thỏa thuận. Nỗi lo sợ hàng hóa Trung Quốc chảy vào nước này mà không gặp trở ngại nào, nếu RCEP được thực hiện, đã gia tăng giữa các ngành công nghiệp tại thời điểm các ngành xuất khẩu lớn tiếp tục đấu tranh trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu giảm.