Thứ hai 12/05/2025 23:16

Cà Mau mời 42 tỉnh, thành phố tham dự Festival tôm Cà Mau

Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023 dự kiến diễn ra vào tháng 12/2023 với quy mô 400 gian hàng.

Mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn mời 42 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia gian hàng trưng bày, triển lãm, thương mại ngành tôm và sản phẩm OCOP tại Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023 với chủ đề “Nâng tầm tôm Việt - Cùng phát triển sản phẩm OCOP”.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh Cà Mau, Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13-16/12/2023.

Chuỗi sự kiện này gồm các hoạt động phong phú, đa dạng như: Phiên khai mạc; hoạt động triển lãm, kết nối thương mại ngành tôm, các sản phẩm OCOP; hoạt động ẩm thực; diễn đàn xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và các hội nghị, hội thảo có liên quan; các hoạt động trải nghiệm văn hóa, vui chơi giải trí và tham quan du lịch.

Chuỗi sự kiện dự kiến có quy mô khoảng 400 gian hàng - sẽ là điều kiện quảng bá những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh và năng lực cạnh tranh ngành tôm Cà Mau đến với các địa phương trong nước và bạn bè quốc tế; tạo cơ hội để các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Cà Mau là địa phương đứng đầu cả nước về diện tích nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm. Đáng chú ý, nhiều vùng nuôi tôm của Cà Mau đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế; hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản có thiết bị, công nghệ đạt chuẩn quốc tế. Đến nay, các sản phẩm thủy sản của Cà Mau đã có mặt ở hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,3 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu thủy sản chiếm 82%, riêng mặt hàng tôm chiếm 72% (gần 1 tỷ USD) kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (chiếm 23,3% cả nước).

Mặc dù đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức của biến đổi khí hậu và yêu cầu của người tiêu dùng, song Cà Mau quyết tâm xây dựng các vùng nuôi tôm theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản xuất, phát triển diện tích nuôi tôm sinh thái có chứng nhận quốc tế.

Cà Mau cũng mong muốn liên kết chặt chẽ với các cộng đồng doanh nghiệp liên quan xây dựng liên kết chuỗi ngành tôm từ cung ứng đầu vào đến phân phối sản phẩm đầu ra. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR, chip NFC, công nghệ blockchain...) truy xuất nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản...

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản