Bước chuyển mình mạnh mẽ của Nam Ðông
Dân tộc thiểu số & Miền núi Thứ sáu, 21/08/2020 - 05:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Bước chuyển mình mạnh mẽ
Giai đoạn 2015 – 2020, huyện Nam Ðông có bước phát triển đáng ghi nhận, đánh dấu sự chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, nổi bật nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, huyện đã tập trung chỉ đạo, huy động, lồng ghép các nguồn lực, đầu tư khá đồng bộ và có hiệu quả.
Đến nay, huyện Nam Đông có 7/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội được đầu tư kiên cố đồng bộ, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân…
![]() |
Huyện Nam Đông đang tập trung điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã |
Ông Trần Quốc Phụng – Chủ tịch UBND huyện Nam Đông – cho biết: Thời gian qua, huyện tập trung điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã, tiếp tục triển khai quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chi tiết thị trấn Khe Tre. Kết cấu hạ tầng trên địa bàn được đầu tư đồng bộ, kiên cố, bảo đảm chất lượng. Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2015 - 2020 đạt trên 1.978 tỷ đồng, tăng 830,7 tỷ so với giai đoạn 2010 - 2015…
Hiện nay, huyện Nam Đông phát triển lĩnh vực nông - lâm - thủy sản theo hướng tăng giá trị và hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới. Giá trị sản xuất ngành đạt trên 436 tỷ đồng, tăng bình quân 4,77%/năm, chiếm tỷ trọng 38,29% trong cơ cấu kinh tế. Đối với chương trình phát triển Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm hơn 18%, cơ cấu kinh tế ngành chiếm 59,2% trong khu vực công nghiệp – xây dựng. Việc xúc tiến, kêu gọi đầu tư đạt được nhiều kết quả khả quan, có 6 doanh nghiệp được cấp phép đầu tư, 5 công ty đang xây dựng và đi vào hoạt động. Du lịch, dịch vụ, thương mại phát triển và ngày càng được mở rộng. Chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên theo hướng chuyên nghiệp, đã kêu gọi 2 công ty đầu tư phát triển du lịch sinh thái thác Mơ và thác Trượt, với tổng kinh phí 55 tỷ đồng. Ngành du lịch bước đầu đã thu hút nhiều khách tham quan, khám phá và tìm hiểu văn hóa cộng đồng của người đồng bào dân tộc Cơ Tu…
Đẩy mạnh phát triển kinh tế
Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới, huyện Nam Đông tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân hăng hái thi đua, lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Vì thế, sự đổi thay của huyện như ngày hôm nay, không chỉ bắt đầu từ chủ trương, đường lối mà xuất phát từ trong cách nghĩ, cách làm của người dân.
Ông Trần Quốc Phụng chia sẻ: Huyện luôn đẩy mạnh việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực dệt may, sản xuất giày da tại các cụm công nghiệp cũng như chế biến nông lâm sản. Bên cạnh đó, huyện tập trung phát triển đô thị và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và du lịch. Đại hội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 của huyện Nam Đông với phương châm: “Đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm, phát triển”, xác định cơ cấu kinh tế là: Nông nghiệp – Dịch vụ - Công nghiệp”. Với 15 chỉ tiêu cụ thể được đề ra, 3 chương trình trọng điểm: Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; chương trình phát triển đô thị và chương trình phát triển văn hóa - du lịch sẽ đưa Nam Đông phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu, tình hình, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới của quê hương đất nước...
Nói về thực hiện các chỉ tiêu, bà Lê Thị Thu Hương – Bí thư Huyện ủy Nam Đông nhấn mạnh: “Đảng bộ, toàn dân và toàn quân trong huyện phải đoàn kết, nhất trí, ra sức khắc phục khó khăn, phát huy những thành tựu đạt được, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra; góp phần xây dựng huyện Nam Đông giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh, đẹp về văn hóa, xứng đáng là huyện Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tỉnh Điện Biên: nhận chuyển giao công nghệ trồng sâm từ Hàn Quốc

Độc đáo Lễ hội đua ngựa Bắc Hà

Hái mận đầu mùa nơi “cổng trời” Mường Lống

Lễ cầu mưa dân tộc Thái - Bảo vệ môi trường

Vinh danh “Nghệ thuật Xòe Thái”
Tin cùng chuyên mục

Tuổi thơ với ngày hè tại Làng Văn hóa

Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 3: Thay đổi từ tư duy, nhận thức

Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 2: Vẫn còn những thách thức cho cây quế

Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 1: Xóa đói giảm nghèo cùng cây quế

Tuyên Quang: Bảo tồn trang phục truyền thống của người Dao đỏ

Lễ cấp sắc: Tạo giá trị vật chất, tinh thần cho người Dao

Thừa Thiên Huế: Khai mạc Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt Đoàn đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang

Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam

Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Tránh chính sách tốt nhưng khâu thực hiện chậm, không đồng bộ

Thúc đẩy phát triển quế bền vững thông qua dự án BioTrade

Tết cầu mùa - hội tụ giá trị nhân văn của người Dao Tiền

A Lưới rực rỡ những ngày hội

Độc đáo nhạc cụ Bẳng bu của dân tộc Thái

Khám phá chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn

Lễ mừng lúa mới dân tộc Gia Rai

Thừa Thiên Huế tổ chức ngày hội vùng cao A Lưới

Khởi động dự án “Ngôi làng hy vọng” năm 2022 tại tỉnh Hòa Bình
