Thứ bảy 19/04/2025 06:31

Bộ Nội vụ đề xuất sắp xếp bộ máy cấp địa phương

Bộ Nội vụ đã hoàn thành dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phương án sắp xếp các sở sau khi hợp nhất

Theo dự thảo nghị định, Bộ Nội vụ đề xuất có 16 sở, trong đó 6 sở được giữ ổn định về tên gọi và chức năng, nhiệm vụ; 5 sở được hình thành sau khi hợp nhất tương ứng với sắp xếp các bộ ở Trung ương; 5 sở có tiếp nhận, bổ sung chức năng.

Dự thảo cho biết, các sở được tổ chức thống nhất, bao gồm Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Thanh tra và Văn phòng UBND.

Bộ Nội vụ đã hoàn thành dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh minh họa: Chinhphu.vn

Đồng thời, 5 sở được hình thành từ việc hợp nhất từ 10 sở, ngành tương ứng với sắp xếp các bộ ở Trung ương; 4 sở được giữ nguyên và tiếp nhận, bổ sung chức năng, nhiệm vụ.

Cụ thể, Sở Tài chính thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.

Sở Xây dựng thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng (không thực hiện chức năng, nhiệm vụ về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ).

Sở Nông nghiệp và Môi trường thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý về giảm nghèo từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

Sở Khoa học và Công nghệ thành lập từ hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ (chuyển chức năng quản lý về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

Sở Nội vụ thành lập từ hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ.

Sở Y tế tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội; trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội…

Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương sẽ tiếp nhận nguyên trạng Cục quản lý thị trường địa phương từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về báo chí và xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông.

Quy định số lượng lãnh đạo cấp sở

Dự thảo cũng cho biết, có 4 sở được tổ chức đặc thù, gồm Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc. Sở Dân tộc và Tôn giáo được hình thành từ Ban Dân tộc, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ, đổi tên thành Sở Dân tộc - Tôn giáo.

Ngoài ra, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức 15 sở (chưa tính số sở tăng thêm theo quy định của Luật Thủ đô và sở được thí điểm thành lập). Hai thành phố này được quyết định việc thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất sở, bảo đảm phù hợp với đặc thù thành phố và không vượt quá số sở theo quy định.

Với các tỉnh, thành phố khác, tổ chức, sắp xếp các cơ quan chuyên môn, bảo đảm không vượt quá 13 sở; đối với cấp tỉnh loại 1 có lĩnh vực đặc thù thì không vượt quá 14 sở được quy định tại nghị định này.

Dự thảo quy định bình quân mỗi sở có 3 phó giám đốc. Tuy nhiên, dự thảo cho phép cấp tỉnh loại 2 được bổ sung, tăng thêm không quá 7 phó giám đốc sở; cấp tỉnh loại 1 được tăng thêm không quá 10 phó giám đốc; TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 phó giám đốc.

Dự thảo giao UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng phó giám đốc của từng sở cho phù hợp, dựa trên số lượng sở được thành lập, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của sở.

Về số lượng cấp phó của các tổ chức thuộc sở, Bộ Nội vụ bổ sung quy định phòng thuộc sở đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh từ 20 biên chế công chức trở lên, được bố trí không quá 4 phó trưởng phòng (không áp dụng quy định này đối với văn phòng sở).

Hồ sơ dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long ký và gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định.
Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Tinh gọn bộ máy

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội thông tin về 600 sản phẩm sữa nghi giả

Quán quân Olympic Tin học Cao Thắng 2025 chính thức lộ diện

Tận hưởng trải nghiệm thẩm mỹ công nghệ cao tại The Pyo giữa lòng thành phố

Bạo lực mầm non: Cảnh báo từ những vết hằn nhỏ

Thanh Hóa kỳ vọng những kết quả ấn tượng từ "Tuyên truyền viên Tiết kiệm điện 2025"

Đà Nẵng quyết tâm lan tỏa văn hóa tiết kiệm điện

Hà Nội: Cháy lớn tòa nhà cao tầng ở Thái Hà, cột khói ngùn ngụt

Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

'Chốt' đăng ký nguyện vọng lớp 10 công lập: Cuộc đua chính thức bắt đầu

10.000 việc làm hấp dẫn tại ngày hội tuyển dụng IUH 2025

Sáp nhập tỉnh: Bố trí lãnh đạo tỉnh và các sở ngành như thế nào?

Khởi nghiệp giảng đường: 7 năm thắp lửa

Những hình thức lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

Nơi lưu giữ ký ức Biệt động Sài Gòn một thời

Nvidia hợp tác với Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng thúc đẩy ứng dụng AI

Hà Nội: Toàn cảnh nút giao ùn ứ triền miên sắp có cầu vượt

Thời tiết hôm nay 18/4: Bắc Bộ sắp nắng nóng gay gắt