Thứ năm 15/05/2025 01:53

Bộ Công Thương và VCCI chung tay kết nối thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu

Dịch Covid-19 khiến thị trường tiêu thụ của hàng hóa Việt Nam bị co hẹp, Bộ Công Thương và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chung tay tay triển khai mọi biện pháp giúp kết nối thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.    

Khơi thông các cửa khẩu, lối mở

Ngay khi bắt đầu có tình trạng ùn ứ tại các cặp cửa khẩu, lối mở giữa Việt Nam và Trung Quốc, ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, Bộ Công Thương đã nhanh chóng phối hợp với VCCI lấy ý kiến doanh nghiệp, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 224/CĐ-TTg cho phép tiếp tục hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam, tỉnh Lạng Sơn và lối mở Km3+4 phường Hải Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Bộ Công Thương cũng đã chủ động đề xuất với Bộ Y tế xây dựng quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh thống nhất cho xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện và người điều khiển phương tiện để áp dụng tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.

Bộ Công Thương phối hợp với VCCI giải quyết ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu, lối mở, thúc đẩy xuất khẩu

Nhờ đó, đến nay, hoạt động thông quan qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc cũng như xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã tích cực trở lại. Dù vậy, theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), không chủ quan trước tình hình, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi chặt chẽ, thường xuyên trao đổi với UBND các tỉnh, thành phố, VCCI… khuyến nghị người nông dân, doanh nghiệp điều tiết sản lượng và số lượng hàng hóa lên biên giới.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số

Dịch bệnh buộc các thị trường xuất khẩu chính và quan trọng của Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ... siết chặt xuất, nhập cảnh nhằm hạn chế virus lây lan dẫn đến nhiều hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) không thể triển khai theo kế hoạch. Đồng thời, hạn chế đáng kể cơ hội kết nối thị trường của doanh nghiệp.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với VCCI hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hình thức XTTM mới, kết nối thị trường thông qua nền tảng số, trên môi trường Internet... Đặc biệt, hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tích hợp cơ sở dữ liệu doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đã được hoàn thiện và chia sẻ quyền truy cập cho các thương vụ, trung tâm XTTM tại nước ngoài để tăng cường khả năng kết nối cơ hội kinh doanh, đầu tư cho doanh nghiệp trong nước.

Cùng đó, đề án “Tổ chức kết nối giao thương trực tuyến trên các ứng dụng Internet (webinar)” của Bộ Công Thương cũng đã được triển khai. Hàng trăm lượt giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác trên khắp thế giới như Trung Quốc, Canada, Nepal, Ấn Độ, Singapore, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan... đã được tổ chức. Với hiệu quả đã đạt được, Bộ Công Thương đã lập kế hoạch phối hợp với VCCI tổ chức nhiều hội thảo giao thương trực tuyến, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước có thêm các cơ hội kết nối thị trường, phát triển thị phần.

Đặc biệt, để tận dụng triệt để các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) đã và sắp có hiệu lực cho thúc đẩy xuất khẩu, với vai trò là thành viên của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế Bộ Công Thương và VCCI tiếp tục kết hợp chặt chẽ phổ biến về cam kết của các FTA. Sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi cam kết.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục phối hợp với VCCI và các hiệp hội ngành hàng, địa phương nghiên cứu xây dựng một số đề án XTTM mang tính cấp bách, tính khả thi cao để triển khai ngay hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết khó khăn về thị trường tiêu thụ.

Ngày 7/5, Bộ Công Thương và VCCI sẽ ký kết chương trình phối hợp hoạt động, đây là nền tảng tốt giúp 2 cơ quan bắt tay chặt chẽ hơn nữa cùng tìm ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường và xuất nhập khẩu.
Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương