Thứ tư 27/11/2024 07:28

Bộ Công Thương nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong bối cảnh hội nhập

Trong những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các bên liên quan triển khai rất nhiều hoạt động trong phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước được phân công tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật An toàn thực phẩm và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và đã đạt được những kết quả nhất định.

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với yêu cầu đảm bảo an toàn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng nhằm đáp ứng các mục tiêu bảo vệ sức khỏe, an toàn, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đồng thời đáp ứng mục tiêu tăng trưởng, thuận lợi cho thương mại.

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Cơ sở của hoạt động kiểm tra, kiểm soát an toàn, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa chính là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Vì vậy, việc xây dựng, ban hành và áp dụng, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là hoạt động quan trọng, xuyên suốt của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, Hiệp hội… triển khai thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và các thông lệ, cam kết quốc tế liên quan.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với lĩnh vực công nghiệp và thương mại, trong đó bao gồm: An toàn thực phẩm, cơ khí, luyện kim, năng lượng, sản phẩm tiêu dùng…, trong những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các bên liên quan triển khai rất nhiều hoạt động trong phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước được phân công tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật An toàn thực phẩm và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Về chính sách, pháp luật, Bộ Công Thương đã xây dựng và ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia công tác về an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật… triển khai hoạt động bài bản, khoa học.

Theo đó, Bộ Công Thương đã ban hành một số văn bản pháp lý quan trọng, bao gồm: Thông tư quy định về xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (Thông tư số 46/2014/TT-BCT); Thông tư quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương (Thông tư số 36/2019/TT-BCT); Thông tư quy định về quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương (Thông tư số 43/2018/TT-BCT); Thông tư ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương (Thông tư số 33/2017/TT-BCT); Thông tư quy định kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương (Thông tư số 46/2015/TT-BCT).

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã ban hành một số văn bản quan trọng khác liên quan đến công tác kiểm tra chuyên ngành và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành Công Thương, cụ thể: Lộ trình hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành Công Thương đến năm 2025 kèm Quyết định số 3263/QĐ-BCT và kế hoạch xây dựng TCVN, QCVN hàng năm để triển khai công tác này. Cùng với đó là danh mục mặt hàng nhập khẩu thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương (Quyết định số 1182/QĐ-BCT).

Về công tác xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, căn cứ quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, hàng năm, Bộ Công Thương tổ chức việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) và chuyển Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố các dự thảo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) thuộc lĩnh vực phân công trách nhiệm quản lý ngành Công Thương.

Việc tổ chức, nghiên cứu xây dựng TCVN, QCVN được triển khai bài bản, hệ thống và chuyên nghiệp thông quá hệ thống các chuyên gia và các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Bộ. Tính đến nay, Bộ Công Thương đã ban hành 67 QCVN cho các sản phẩm hàng hóa: Vật liệu nổ công nghiệp, kỹ thuật điện, thiết bị đặc thù công nghiệp, sản phẩm tiêu dùng (dệt may, giấy) … Các QCVN này là cơ sở khoa học và công cụ quản lý nhà nước trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe của người sử dụng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… thông qua việc kiểm soát các sản phẩm, hàng hóa sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu có nguy cơ gây mất an toàn, kém chất lượng.

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) của nước ta bao gồm trên 13.000 TCVN, tỷ lệ hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực và nước ngoài là 60%. Số lượng TCVN liên quan đến ngành Công Thương khoảng hơn 6.387 TCVN (chiếm 53% tổng số TCVN). Về cơ bản, các TCVN này được xây dựng bởi ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, trong đó có sự tham gia của Bộ Công Thương với tư cách thành viên của các Ban kỹ thuật này.

Ngoài ra, từ năm 2007 đến nay, từ khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được ban hành, Bộ Công Thương đã giao cho các tổ chức khoa học và công nghệ 3 của Bộ Công Thương biên soạn một số dự thảo TCVN theo kế hoạch phê duyệt hàng năm và chuyển Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố. Có thể kể đến một số tiêu chuẩn quan trọng như: Chợ kinh doanh thực phẩm, giấy và các sản phẩm giấy, sản phẩm thuốc lá, tinh quặng, xỉ thép, khí thiên nhiên…

Nhìn chung, việc ban hành các TCVN, QCVN kịp thời đã giúp cho công tác quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đạt hiệu quả cao hơn, đóng góp một phần không nhỏ vào mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với vai trò, lợi ích của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và xu hướng, thông lệ quốc tế trong việc sử dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật là công cụ và căn cứ khoa học, phục vụ nâng cao năng suất, chất lượng, kiểm soát an toàn, vệ sinh, môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật đã nêu trong các Luật, Nghị định và các Hiệp định thương mại đa phương, song phương.

Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin

Ông Đào Trọng Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương cho biết, đứng ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước với các hoạt động nêu trên, Nhà nước đã và đang thực hiện vai trò định hướng, xây dựng thể chế, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp được hoạt động sản xuất, đổi mới sáng tạo các sản phẩm, hàng hóa.

Mặt khác, ở góc độ tuân thủ, doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khi sản xuất, sáng tạo ra sản phẩm, hàng hóa cần chủ động nắm bắt các thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kết nối với cơ quan quản lý nhà nước khi cần thiết để đảm bảo hàng hóa được lưu thông trên thị trường, bao gồm tại các hệ thống siêu thị, kênh phân phối, bán lẻ được thuận lợi.

Để thực hiện được nội dung này, doanh nghiệp cần lưu ý một số hoạt động: Một là, xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; Hai là, đề xuất, tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế thông qua các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực nhằm tận dụng lợi thế đối với sản phẩm, hàng hóa của mình và phục vụ công tác công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn.

Ba là, nghiên cứu, góp ý các dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến sản phẩm, hàng hóa của mình để đóng góp tiếng nói cũng như đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp sau khi QCVN được ban hành. Bốn là, tuân thủ và áp dụng các quy định của QCVN tương ứng trong quá trình lưu thông hàng hóa thông qua hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; Bốn là, định hướng triển khai giai đoạn tiếp theo.

Dựa trên việc phân định trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các Bộ, ngành được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt đã quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa nêu trên, trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục định hướng đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Theo đó, công tác quản lý sẽ được thông qua các hoạt động sau: Thực thi đầy đủ trách nhiệm được phân công về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tiếp tục hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia làm cơ sở quản lý an toàn, chất lượng đối với các sản phẩm hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý ngành Công Thương, đặc biệt các QCVN về lĩnh vực an toàn thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng - là các sản phẩm được tiêu thụ nhiều, chủng loại đa dạng và có nguy cơ cao gây mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý chất lượng các sản phẩm hàng hóa ngành Công Thương theo hướng áp dụng công nghệ số nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Với yêu cầu nâng cao năng lực quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như thúc đẩy, hỗ trợ và tạo thuận lợi tối đa cho sản xuất kinh doanh, Bộ Công Thương hướng đến hoàn thiện một cơ cấu quản lý có tư duy đổi mới, hiệu quả, thực sự đóng vai trò đầu tàu trong quản lý kinh tế và đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam từng bước phát triển, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu trọng điểm, đảm bảo thị trường trong nước ổn định và từ đó, đảm bảo chính đáng lợi ích quốc gia cũng như bảo vệ người tiêu dùng.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Hãng xe Việt lọt top 30 thương hiệu bán chạy ô tô điện nhất thế giới năm 2024

Lí do hai hãng ô tô Hàn Quốc triệu hồi 200.000 xe điện

Hãng xe thương hiệu Việt chính thức bàn giao lô xe điện VF5 đầu tiên tại Indonesia

Dàn SUV châu Âu hạng sang cập bến thị trường Việt Nam dịp cuối năm 2024

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Mẫu bán tải bán chạy tại Đông Nam Á cập nhật động cơ hybrid

Lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Cận cảnh 'cá voi bay' gây chú ý khi xuất hiện ở sân bay Nội Bài

Lô xe Omoda C5 chính thức cập cảng, sẵn sàng bàn giao cho khách hàng Việt

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

ICT Competition 2024 - 2025 chính thức khởi động, nhiều cơ hội học tập cho sinh viên công nghệ

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Volvo Cars chính thức ra mắt mẫu xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam

40 năm ra đời APC UPS: Dấu son trên hành trình đổi mới sáng tạo bền vững

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD