Thứ sáu 22/11/2024 13:08

Bình Dương: Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu

Các đơn hàng xuất khẩu từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm dần, Bình Dương đang tăng cường các giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu.

Thị trường xuất khẩu Mỹ, châu Âu giảm mạnh

Bức tranh kinh tế Bình Dương dần sáng lên sau 5 tháng đầu năm 2023. Trong đó, sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩutăng nhẹ so với tháng trước. Song trên thực tế, tình hình sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ Bình Dương trong 5 tháng năm 2023 đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 21,4% so với cùng kỳ năm 2022

Theo ghi nhận, mặc dù các doanh nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới nhưng số lượng đơn hàng và quy mô đơn hàng giảm mạnh. Đặc biệt các, mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thị trường xuất khẩu chính tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng thấp. Trong đó, các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, châu Âu giảm mạnh.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 17,1% so với tháng trước và tăng 2,8% so với cùng kỳ, nhưng lũy kế 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 12,5 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong các thị trường xuất khẩu lớn, Mỹ là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất của tỉnh Bình Dương với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt hơn 4,8 tỷ USD, chiếm 38,9% kim ngạch xuất khẩu và giảm 9,7% so với cùng kỳ. Còn thị trường châu Âu (EU) đạt gần 1,8 tỷ USD, chiếm 14,4% và giảm 2,3%.

Đáng chú ý, nhiều mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Bình Dương sụt giảm về đơn hàng. Đơn cử, sản phẩm gỗ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, sức mua trên toàn cầu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ trong 5 tháng năm 2023 đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 21,4% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 17,5% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ chiếm 80,2% tổng số, giảm 15,8% so với cùng kỳ; tương ứng thị trường châu Âu chiếm 6,4%, giảm 7,1%; Nhật Bản chiếm 5%, giảm 2,1%; Canada chiếm 2,1%, giảm 2,4%; Hàn Quốc chiếm 1,3%, giảm 2,8%...

Tương tự, kim ngạch xuất khẩu hàng giày da trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 648 triệu USD, giảm 31,7% so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là thị trường châu Âu chiếm 42,8% tổng số, giảm 3,3% so với cùng kỳ; tương ứng thị trường Hoa Kỳ chiếm 32% tổng số, giảm 12% so với cùng kỳ; Nhật Bản chiếm 4,1%, giảm 8,5%; Trung Quốc chiếm 4,1%, giảm 6,4%; Hàn Quốc chiếm 7,8%, giảm 6,2%.

Trong khi đó, hàng dệt may đến cuối tháng 5 năm 2023 vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn khi thị trường chưa có tín hiệu khởi sắc. Hầu hết các doanh nghiệp có lượng đơn hàng sụt giảm từ 25 - 30% so với cùng kỳ. Trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 5 tháng đầu năm 2023 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 9,6% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.

Theo bà Phan Lê Diễm Trang - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Bình Dương, ngành dệt may phụ thuộc rất lớn vào thị trường tiêu dùng thế giới, nhất là một số thị trường xuất khẩu truyền thống lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản... khi những thị trường này gặp khó, đã kéo theo kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ.

“Nguyên nhân đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh do suy thoái kinh tế, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt khiến nhu cầu suy giảm. Không chỉ oằn mình đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm về số lượng, tăng về độ khó, doanh nghiệp dệt may đang xoay xở đáp ứng các yêu cầu về sản xuất xanh, sản xuất bền vững từ các thị trường nhập khẩu lớn” - bà Phan Lê Diễm Trang chia sẻ.

Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may cũng đang nỗ lực cải tiến quy trình hoạt động, đầu tư công nghiệp, hướng đến phát triển bền vững. Đồng thời, sử dụng các ứng dụng trực tuyến, thương mại điện tử để trao đổi, gửi mẫu tới khách hàng, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tiết kiệm thời gian, khách hàng cũng dễ dàng đánh giá và điều chỉnh mẫu hơn trước.

Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo nghi nhận, để duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, bên cạnh hỗ trợ từ các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tại dây cũng đang nỗ lực với nhiều giải pháp. Đơn cử như, đối với ngành gỗ, các nhà máy sản xuất đồ gỗ cũng ưu tiên tái cấu trúc lại dây chuyền sản xuất, đầu tư trang thiết bị để giảm chi phí nhân công. Cùng với đó, để bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới, các doanh nghiệp cũng đa dạng hóa sản phẩm, chuyển hướng sang tìm khách hàng ở các thị trường khác nhằm bù đắp mức sụt giảm từ các thị trường chính.

Bà Đỗ Thị Kim Loan - Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Sao Nam (TP. Tân Uyên) cho hay: Trước đây 100% sản phẩm ván sàn của công ty chỉ tập trung xuất khẩu đi thị trường Mỹ. Song, từ cuối năm 2022 đến nay nhu cầu của thị trường này sụt giảm mạnh khiến lượng hàng xuất đi Mỹ cũng giảm, chỉ còn khoảng 35-40% sản lượng sản xuất của nhà máy. “Ngay khi thị trường Mỹ chững lại, chúng tôi đã tìm cách chuyển hướng sang tìm khách hàng ở các thị trường khác như: Australia, Canada… để bù đắp phần nào lượng sụt giảm từ thị trường chính”- Bà Đỗ Thị Kim Loan chia sẻ.

Trên thực tế, dù xuất khẩu hàng hóa trong tháng 5 tăng nhẹ so với tháng trước, nhưng nhìn chung các đơn hàng xuất khẩu đang có xu hướng giảm, khiến hoạt động thương mại của tỉnh Bình Dương có xu hướng chậm lại trong 5 tháng đầu năm 2023. Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, Bình Dương đã và đang tăng cường các giải pháp xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho biết: Nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tìm thêm thị trường mới cho doanh nghiệp Sở tham mưu thêm với tỉnh Bình Dương một số giải pháp. Trước hết, phối hợp với Bộ Công Thương, cơ quan Tham tán thương mại tại nước ngoài thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại trong nước cũng như nước ngoài. Từ đó, để hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương, mở rộng thị trường, đồng thời ký kết thêm các đơn hàng xuất khẩu mới, cũng như thúc đẩy tiêu thụ nội địa giảm tồn kho cho doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp cũng tích cực, chủ động, hưởng ứng tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh cũng như của Bộ Công Thương. Đồng thời các doanh nghiệp cũng phải đẩy mạnh đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm. Ví dụ như đối với các doanh nghiệp ngành gỗ, phải đa dạng thêm một số sản phẩm như đồ gỗ nội - ngoại thất đã chủ động sản xuất thêm các sản phẩm khác (như hạt gỗ nén dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em…).

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tiếp tục tăng cường liên kết ngành để hình thành chuỗi cung ứng, sản xuất khép kín, phát triển sản xuất xanh, chuyền đổi số, tăng nội địa hóa nhắm đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường các nước có lợi thế cạnh trạnh thuộc các khối mà Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tư donhư: CPTPP (Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương), EVFTA (Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam – EU), RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực).

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão