Thứ hai 23/12/2024 05:03

Bình Dương: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ, châu Âu giảm mạnh

Tình hình xuất khẩu hàng hóa tại Bình Dương từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm dần, trong đó các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, châu Âu giảm mạnh.

Chiều 7/6, đại diện UBND tỉnh Bình Dương đã chia sẻ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể tháng 5 năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn. Mặc dù các doanh nghiệp đã chủ động thay đổi phương thức tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới nhưng số lượng đơn hàng và quy mô đơn hàng giảm mạnh. Cùng với đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thị trường xuất khẩu chính tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ lạm phát, suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng thấp.

Đại diện UBND tỉnh Bình Dương thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023, tại buổi họp báo thường kỳ chiều 7/6/2023

Bên cạnh đó, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới ngày càng quan tâm đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, xây dựng và ban hành nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu của cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5 đạt hơn 3 tỷ USD, tăng 17,1% so với tháng trước và tăng 2,8% so với cùng kỳ, nhưng lũy kế 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 12,5 tỷ USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong các thị trường xuất khẩu lớn, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất của tỉnh Bình Dương với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt hơn 4,8 tỷ USD, chiếm 38,9% kim ngạch xuất khẩu và giảm 9,7% so với cùng kỳ. Còn thị trường châu Âu (EU) đạt gần 1,8 tỷ USD, chiếm 14,4% và giảm 2,3%. Bên cạnh đó, thị trường Nhật Bản đạt gần 1,4 tỷ USD, chiếm 11,2% và giảm 6,4%; Hàn Quốc đạt hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 10,5% và giảm 13,2%.

Đáng chú ý, nhiều mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Bình Dương sụt giảm về đơn hàng. Đơn cử, sản phẩm gỗ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, sức mua trên toàn cầu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Bình Dương vào thị trường Hoa Kỳ, châu Âu giảm mạnh trong 5 tháng đầu năm 2023

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ trong 5 tháng năm 2023 đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 21,4% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 17,5% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ chiếm 80,2% tổng số, giảm 15,8% so với cùng kỳ; tương ứng thị trường châu Âu chiếm 6,4%, giảm 7,1%; Nhật Bản chiếm 5%, giảm 2,1%; Canada chiếm 2,1%, giảm 2,4%; Hàn Quốc chiếm 1,3%, giảm 2,8%...

Tương tự, hàng dệt may đến cuối tháng 5 năm 2023 vẫn đang phải đối diện với nhiều khó khăn khi thị trường chưa có tín hiệu khởi sắc. Hầu hết các doanh nghiệp có lượng đơn hàng sụt giảm từ 25 - 30% so với cùng kỳ. Trị giá kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 5 tháng đầu năm 2023 đạt 1,2 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 9,6% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hàng giày da trong 5 tháng đầu năm 2023 đạt 648 triệu USD, giảm 31,7% so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là thị trường châu Âu chiếm 42,8% tổng số, giảm 3,3% so với cùng kỳ; tương ứng thị trường Hoa Kỳ chiếm 32% tổng số, giảm 12% so với cùng kỳ; Nhật Bản chiếm 4,1%, giảm 8,5%; Trung Quốc chiếm 4,1%, giảm 6,4%; Hàn Quốc chiếm 7,8%, giảm 6,2%.

Bên cạnh các ngành hàng chủ lực xuất khẩu có xu hướng giảm dần, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của Bình Dương. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2023 đạt 544,7 triệu USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 4,4% kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa Kỳ chiếm 51,4% tổng số, tăng 10,3% so với cùng kỳ; tương ứng thị trường Nhật Bản chiếm 17,4%, tăng 10,9%; thị trường châu Âu chiếm 10,6%, tăng 10,3%; Thái Lan chiếm 5,2%, tăng 6,2%; Trung Quốc chiếm 3,4%, tăng 12,8%; Hồng Kông chiếm 2,6%, tăng 7,5%.

Nhìn chung trong tháng 5, kinh tế Bình Dương có sự chuyển biến tích cực, trong đó sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhẹ so với tháng trước. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn do thiếu hụt đơn hàng.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản