Thứ năm 15/05/2025 17:58

Bí quyết xuất khẩu trực tuyến thành công

Đại dịch Covid-19 gây khó khăn cho hoạt động thương mại xuyên biên giới theo phương thức truyền thống. Xuất khẩu trực tuyến đã và đang trở thành một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động.
Chia sẻ trong cuộc Tọa đàm trực tuyến: "Bí quyết để xuất khẩu trong đại dịch Covid-19", do NEWCA - Đại lý alibaba tại Việt Nam, tổ chức mới đây, bà Trần Thị Yến Phi - CEO Công ty TNHH TM & Dịch vụ DSW - một doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trực tuyến - cho biết, tiềm năng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vẫn còn rất lớn. Các sản phẩm nông sản có thể xuất khẩu trực tuyến tốt: Hạt điều, đậu phộng, hoa quả tươi như xoài, chà là, thanh long tươi, dừa non, chôm chôm, chuối, sầu riêng...

Trong khi nhiều công ty sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không đáp ứng được các yêu cầu chống dịch, đã phải ngừng hoạt động thì trong 4 tháng qua, DSW vẫn hoạt động tốt (làm việc tại nhà), nhận được nhiều đơn hàng nhờ kết nối trực tuyến trên alibaba.com. Mới nhất, trong tháng 9/2021, DSW đã nhận được các đơn hàng xuất khẩu với khối lượng 12 container nông sản, hoa quả. Dự kiến doanh thu xuất khẩu nông sản của DSW trong năm 2021 sẽ tăng khoảng 35% so với năm 2020, nhờ các đơn hàng trực tuyến từ thị trường Mỹ, châu Phi… gia tăng.

Sản phẩm nông sản có thể xuất khẩu trực tuyến hiệu quả

"Tất cả các quy trình tiếp cận khách hàng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, ký kết hợp đồng, thủ tục xuất khẩu, đóng tiền thuế, phí, thanh toán, làm chứng từ…, hầu như đều thực hiện online, kể cả thủ tục phải kiểm tra hàng hóa nếu ở nơi xa, cũng có thể thuê đơn vị tư vấn thay mặt để tiếp nhận thực hiện, tiết kiệm được chi phí tổ chức vận hành doanh nghiệp" - đại diện DSW chia sẻ.

Tuy nhiên, theo bà Phi, kinh doanh trực tuyến đầu tư trang thiết bị thì rất đơn giản, chỉ cần có máy tính, điện thoại thông minh kết nối internet là có thể hoạt động, nhưng để tiếp cận, giao dịch với khách hàng quốc tế, cần phải giỏi tiếng Anh, có kiến thức về thương mại quốc tế và thương mại điện tử, thông thạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa... thì mới hoạt động tốt. Ngay với DSW, khi mở doanh nghiệp trực tuyến năm 2019, phải mất 7 tháng thất bại. Nhờ quyết tâm, tự tìm kiếm các hướng dẫn và thông tin về thương mại điện tử, tìm hiểu cách thức thực hiện, sản phẩm có thế mạnh, ngách thị trường có thể khai thác, trau dồi kỹ năng vận hành gian hàng trực tuyến…, nên đến nay, DSW cũng đã khá thành công.

Đại diện của alibaba.com tại mạnh của các nhà bán hàng Việt Nam là năng lực sản xuất, chất lượng, số lượng, danh mục sản phẩm… đã ngày càng cải thiện, giá cả cạnh tranh và tập trung xuất khẩu nên có thể chuyển đổi số để khai thác tốt qua kênh trực tuyến. Số hóa không chỉ phục vụ tốt doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, mà còn tạo ra mô hình kinh doanh mới bền vững hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cũng phải có kỹ năng vận hành, khai thác các nền tảng công nghệ, có kiến thức về hàng hóa và thương mại quốc tế, thương mại điện tử…, mới có thể thực hiện thành công.

Để hỗ trợ cho xu hướng xuất khẩu trực tuyến, được biết, tháng 3/2021, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), đã thỏa thuận với alibaba.com nhằm hỗ trợ bán hàng hóa Việt Nam qua kênh thương mại điện tử hàng đầu thế giới này. Đồng thời, triển khai hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực chuyển đổi số, thương mại điện tử, kỹ năng thương mại quốc tế. Đến nay đã có hàng ngàn doanh nghiệp đăng ký đào tạo, tham gia tư vấn xuất khẩu, nâng cao năng lực về thương mại điện tử.

Thứ trưởng Bộ Công Thương ĐỖ THẮNG HẢI:

Bộ Công Thương, luôn sẵn sàng phối hợp với các bên liên quan, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng thành công trên alibaba.com, hướng tới phát triển kinh tế bền vững thông qua xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.

Lan Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu xây dựng kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm Halal

Thương mại Việt Nam - Thái Lan: Động lực từ 'Ba kết nối'

Xuất nhập khẩu: Bước nhảy vọt sau hơn hai thập kỷ

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD