Thứ bảy 19/04/2025 20:22

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Dù hàng giá rẻ có thể thu hút sự chú ý nhưng các chuyên gia cho rằng, để thuyết phục khách hàng, Temu cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Temu là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới đang "gây sốt" tại Việt Nam với chiến lược đánh thẳng vào tâm lý khách hàng ưa giá rẻ. Sàn thương mại điện tử này cũng tung ra chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate) với mức hoa hồng hấp dẫn kích thích người dùng tham gia kiếm thêm thu nhập.

Theo ông Phạm Bảo Trung - Cố vấn Giải pháp tăng trưởng khách hàng Metric (Nền tảng số liệu thương mại điện tử của Công ty CP Khoa học Dữ liệu), việc Temu vào Việt Nam đã nhanh chóng thu hút người tiêu dùng nhờ cung cấp đa dạng sản phẩm với mức giá rất thấp, bao gồm các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng, thời trang, và nhiều lĩnh vực khác. Các chiến lược khuyến mãi của Temu rất mạnh mẽ, với các chương trình giảm giá sâu lên đến 90% và hỗ trợ phí vận chuyển miễn phí.

Temu dù đã có website thương mại điện tử, ứng dụng ngôn ngữ tiếng Việt nhưng chưa đăng ký với Bộ Công Thương (Ảnh: Fortune)

Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày càng có nhiều kinh nghiệm khi mua sắm online, bên cạnh yếu tố giá cả, chất lượng sản phẩm cũng luôn được họ đặt lên hàng đầu. Theo ông Phạm Bảo Trung, hàng hóa giá rẻ từ các sàn thương mại điện tử có thể thu hút sự chú ý, nhưng để thuyết phục người mua, Temu vẫn cần thời gian chứng minh chất lượng sản phẩm.

Trong giai đoạn đầu, chắc chắn sẽ có không ít sự dè dặt từ phía người tiêu dùng khi trải nghiệm nền tảng mới này, nhất là khi Temu chưa hỗ trợ thanh toán trực tiếp (COD) - yếu tố giúp khách hàng yên tâm hơn khi mua sắm trực tuyến.

Ông Phạm Bảo Trung nhấn mạnh, trong tương lai, nếu Temu chính thức được cấp phép, chắc chắn “bản đồ” sàn thương mại điện tử hiện nay sẽ phân chia lại. Temu đã “càn quét” ở rất nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam - 1 quốc gia phát triển nhanh về thương mại điện tử cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, việc Temu cạnh tranh thế nào với những sàn phổ biến hiện nay như Shopee, Lazada, Tiktok Shop vẫn cần thêm thời gian để trả lời.

Cũng liên quan đến chất lượng hàng hoá, theo ghi nhận từ nền tảng lắng nghe mạng xã hội SocialHeat, thuộc Công ty YouNet Media, nhiều người tiêu dùng đã trải nghiệm đăng bài nhận xét thẳng thắn rằng giá trên Temu không rẻ, thậm chí còn cao hơn Shopee (chiếm 11% lượng thảo luận). Một số nhận xét tiêu biểu như: “Soi giá thì thấy cũng chưa rẻ” “Đắt quá mà kêu rẻ, shopee vẫn rẻ nhất”, “Vào mua còn đắt hơn gấp 10 lần so với Shopee”... Đồng thời, chất lượng sản phẩm kinh doanh trên Temu cũng bị nhiều người dùng tỏ ý nghi ngờ (chiếm 5% lượng thảo luận).

Nhìn từ những phản hồi hiện tại, Temu đang đối mặt với nhiều thách thức để giành được lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam. Trong khi nhiều người dùng hào hứng với cơ hội từ chương trình tiếp thị liên kết, phần đông phản hồi vẫn đặt câu hỏi về tính minh bạch và chất lượng sản phẩm trên nền tảng này.

Nhiều chuyên gia cũng dự đoán, Temu khó giành được thị phần tốt từ tay những "ông lớn" thương mại điện tử như Shopee, Lazada hay TikTok.

Ngoài những vấn đề trên, đại diện YouNet Media còn cho rằng, Temu cần rất chú ý tới các quy định liên quan đến thuế, chống hàng giả và hàng cấm. Đồng thời phải hợp tác với các cơ quan nhà nước để đảm bảo minh bạch trong giao dịch và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng sẽ giúp Temu xây dựng hình ảnh đáng tin cậy tại thị trường Việt Nam.

Theo báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến quý III/2024 và dự báo quý IV/2024 mới đây của Metric, phân khúc hàng giá rẻ dưới 200.000 đồng vẫn chiếm quá nửa doanh số toàn thị trường, tăng 9% so với cùng kỳ 2023. Có thể thấy, người tiêu dùng vẫn quan tâm đến giá sản phẩm khi mua sắm trên sàn thương mại điện tử. Vì vậy, làn sóng hàng giá rẻ chắc chắn sẽ mang đến áp lực cạnh tranh ngày càng lớn dành cho các nhà bán lẻ Việt Nam.
Minh Quang
Bài viết cùng chủ đề: Shopee

Tin cùng chuyên mục

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Lan tỏa giá trị di sản Việt Nam qua không gian số

Lùi thời hạn nộp thuế: Người bán hàng trên sàn thương mại điện tử 'thở phào'

Học Kinh tế số: Cơ hội nào cho sinh viên thời 4.0?

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Hàng nghìn sản phẩm bày bán trên 'chợ điện tử' Bình Dương

Longform: Bộ Công Thương lên tiếng về việc Shopee, Tiktok Shop tăng phí

‘Đế chế’ Forever 21 sụp đổ và câu chuyện bay trên 'đôi cánh’ thương mại điện tử

Shopee tôn vinh sản phẩm địa phương và xuất khẩu trực tuyến "giá trị Việt"

Cơ hội thực chiến thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt

KOL, KOC phải có trách nhiệm hỗ trợ người tiêu dùng

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: 4 giải pháp ‘thúc’ thương mại điện tử Lào Cai phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dự Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai

Sàn thương mại điện tử tăng phí, người bán lo mất khách