Bảo tồn di sản văn hóa để giữ gìn tinh hoa của đất và người Hà Giang

Nhờ công tác bảo tồn được quan tâm đặc biệt nên nhiều di sản văn hoá của tỉnh Hà Giang không chỉ được giữ gìn mà ngày càng phát huy được những giá trị vốn có.
Hà Giang: Phát triển du lịch từ các giá trị văn hóa truyền thống

Tỉnh Hà Giang là một trong số những địa phương có rất nhiều di sản văn hoá độc đáo, đặc sắc, bao gồm cả di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.

Lên với vùng đất “cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời” Hà Giang, du khách không chỉ choáng ngợp bởi phong cảnh cao nguyên đá hùng vỹ trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc; mà còn như lạc vào thế giới đầy sắc màu được tạo nên bởi hoa văn thổ cẩm rực rỡ, những làn điệu dân ca dặt dìu và tập quán, tín ngưỡng xã hội lâu đời của đồng bào các dân tộc nơi đây.

: Với nhiều di sản văn hoá độc đáo, đặc sắc, các bản làng vùng cao tỉnh Hà Giang là điểm đến hấp dẫn với rất nhiều du khách
Với nhiều di sản văn hoá độc đáo, đặc sắc, các bản làng vùng cao tỉnh Hà Giang là điểm đến hấp dẫn với rất nhiều du khách

Để gìn giữ, phát huy những di sản văn hoá riêng có của địa phương, nhiều năm qua, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đã nỗ lực không ngừng, miệt mài đi thực tế, khảo cứu, ghi chép để có những nội dung tham mưu giá trị với tỉnh Hà Giang trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa.

Đơn cử như, năm 2022 là một năm “được mùa” của ngành văn hoá tỉnh Hà Giang khi địa phương này có tới 5 Di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Bao gồm: Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Lô Lô Đen; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cầu an của người Giáy; Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Cầu mùa, cầu mưa của người Dao; Lễ cúng Bàn Vương của người Dao đỏ và Lễ Cầu mùa của người Cờ Lao đỏ.

Cùng với những ghi nhận xứng đáng trên, 9 tháng đầu năm 2022 cũng là thời điểm, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang có rất nhiều hoạt động tập trung cho công tác bảo tổn di sản văn hoá như: Tham mưu xây dựng Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về Quy định hỗ trợ đối với người trực tiếp trông coi di tích và nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Triển khai thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch 302/KH-UBND của UBND tỉnh về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025; Đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2022 về “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Thực hành Then của người Tày tỉnh Hà Giang”; Hoàn thiện các thủ tục xây dựng cuốn sách lịch sử di tích Căng Bắc Mê; Hoàn thiện hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể “Kỹ thuật làm nón lá của người Tày, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình”.

Bên cạnh đó, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang còn tích cực phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật phục dựng một số lễ hội truyền thống, như: “Lễ cầu mùa” của người Dao đỏ; “Lễ cúng rừng của người Nùng”; “Lễ cúng rừng” (Mo đổng Trư) của người Nùng,; Nghệ thuật Khèn của người Mông…

Du khách chụp ảnh check in bên nếp nhà tường trình truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Hà Giang
Du khách chụp ảnh check in bên nếp nhà tường trình truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, tỉnh Hà Giang

Tiếp tục hoạt động gìn giữ và phát huy giá trị của các nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, 9 tháng đầu năm 2022, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang còn tập huấn, mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật thêu hoa văn trên trang phục truyền thống của dân tộc Dao; bảo tồn nghề thủ công đan lát truyền thống, dạy chế tác Đàn tính, dệt thủ công của người Tày… Cùng với đó là các lớp truyền dạy các làn điệu dân ca; kỹ thuật sử dụng các nhạc cụ truyền thống; nghệ thuật múa và thổi khèn Mông…

Quá trình triển khai đang cho thấy, những hoạt động bảo tồn di sản văn hoá mà tỉnh Hà Giang đang thực hiện, không chỉ góp phần thắp sáng ngọn lửa tình yêu của đồng bào - đặc biệt là các thanh thiếu niên người dân tộc thiểu số - với nghề, với các loại hình văn hoá truyền thống của dân tộc; mà hơn thế còn giúp duy trì nhiều nghề, nhiều nét văn hoá tưởng như đang dần mai một; đồng thời tạo sinh kế, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Năm 2022, hoạt động tái đánh giá Di sản văn hoá - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục được tỉnh Hà Giang triển khai - Ảnh Internet
Năm 2022, hoạt động tái đánh giá Di sản văn hoá - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục được tỉnh Hà Giang triển khai - Ảnh Internet

Riêng với Di sản văn hoá - Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn - để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của công viên thuộc mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đã tham mưu UBND tỉnh Hà Giang ban hành một số kế hoạch, thành lập các đoàn công tác phục vụ tái đánh giá, bảo tồn phát huy giá trị công viên địa chất. Đồng thời, duy trì việc kiểm tra hiện trạng các điểm di sản, các điểm khai thác đá, điểm dừng chân, các công trình xây dựng trên địa bàn công viên địa chất để tham mưu kịp thời hình thức xử lý nếu phát hiệu sai phạm quy định về Luật Di sản văn hóa và các quy hoạch đã được phê duyệt trên vùng công viên địa chất.

***

Tháng 10 về cũng là mùa hoa tam giác mạch ở tỉnh Hà Giang nở rộ. Đây là thời điểm rất lý tưởng để du khách lên thăm vùng đất địa đầu Tổ quốc với cột cờ Lũng Cú và đỉnh Mã Pí Lèng hiểm trở.

Lang thang trên những cung đường chạy quanh Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vỹ, kỳ bí; ngắm nhìn những cô gái dân tộc ngồi dệt bên khung cửi, dừng chân bên những nếp nhà trình tường đơn sơ, giản dị với bờ rào đá bền bỉ, vững vàng… du khách sẽ thấy yêu hơn, trân trọng hơn hoạt động bảo tồn di sản văn hoá mà tỉnh Hà Giang đang triển khai với mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân từ chính việc khai thác tinh hoa văn hóa bản địa trong sự hòa hợp với thiên nhiên và sự đồng thuận của con người.

Xuân Lập
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ phát động hành trình thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác 2024.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Ngày 5/5/2024, Tây Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó địa phương phấn đấu trở thành nơi đáng đến và đáng sống.
Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 4/5, TP. Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 4/5, tại Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thực trạng hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng bảo biểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa với số tiền hàng trăm tỷ đồng đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, sáng nay (4/5), Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố Quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị.
Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Để giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, ngoài xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các FTA.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.
Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được công bố, tỉnh này sắp tới sẽ tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Đắk Nông: Hàng nghìn hecta cây trồng các loại thiếu nước tưới do bị ảnh hưởng bởi hạn hán

Hiện nay có khoảng 11.470,5 ha cây trồng các loại tại tỉnh Đắk Nông đang bị ảnh hưởng bởi hạn hán, thiếu nước tưới dẫn đến giảm năng xuất.
Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Nghệ An: Hoạt động xuất nhập khẩu có sự tăng trưởng tích cực

Trong những tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh Nghệ An tăng trưởng tích cực, về cả kim ngạch xuất nhập khẩu và số thu ngân sách nhà nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động