Thứ hai 23/12/2024 11:24

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Nâng tầm thương hiệu cam sành Hà Giang

Cam sành Hà Giang mới đây đã được Cục Sở hữu trí tuệ, (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Với việc được cấp chỉ dẫn địa lý, cam sành Hà Giang giờ đây không chỉ là một đặc sản quen thuộc, được ưa chuộng khắp trong Nam ngoài Bắc mà còn là một thương hiệu nổi tiếng được bảo vệ.

Sản phẩm cam sành Hà Giang tại Hội nghị giao thương kết nối cung cầu hàng hóa giữa TP. Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2016

Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00052 theo Quyết định số 4092/QĐ-SHTT, ngày 10/10/2016 cho sản phẩm cam sành Hà Giang. Đây không chỉ là thành quả của biết bao nỗ lực, cố gắng của chính quyền và bà con các dân tộc nơi đây mà còn là “tấm khiên chắn” cho loại đặc sản này.

Theo bà Hà Thị Hằng Nga - Trưởng phòng Quản lý chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang, Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý là điều kiện thuận lợi cho các hộ trồng cam phát triển cây cam bền vững. Cam muốn được dán tem nhãn chỉ dẫn địa lý phải đạt các tiêu chuẩn đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ về tính chất, chất lượng đặc thù quả cam... Mặt khác, sản phẩm còn phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật sản xuất, thời gian thu hoạch và bảo quản... “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - nơi được UBND tỉnh ủy quyền quản lý chỉ dẫn địa lý - là cơ quan quản lý về việc dán tem nhãn này” – bà Nga cho biết.

Đặc biệt, chỉ dẫn địa lý sẽ là cơ sở quan trọng để Sở Công Thương Hà Giang tiến hành đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam sành niên vụ 2016 – 2017 và những năm kế tiếp. Được biết, thời gian qua, nhờ những chương trình xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến, kết nối tiêu thụ, cam sành Hà Giang đã trở thành đặc sản quen thuộc, được ưa chuộng khắp cả nước. Trong đó, riêng Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công Thương Hà Giang (Sở Công Thương Hà Giang) đã triển khai nhiều hoạt động nhằm quảng bá và nâng cao giá trị thương hiệu cam sành; phát huy hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại. Niên vụ 2016 – 2017, trung tâm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá sản phẩm tại các sự kiện, hội chợ, triển lãm lớn trên cả nước. Trong ngày 14/12, tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cam sành Hà Giang niên vụ 2016 -2017 gắn với lễ công bố chỉ dẫn địa lý và ký kết hợp đồng tiêu thụ.

Nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng, thời gian tới, tỉnh Hà Giang xây dựng một số định hướng, nhiệm vụ phát triển cam sành Hà Giang giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tiếp theo. Cụ thể: Xây dựng chuỗi sản xuất hàng hóa cam sành Hà Giang, mục tiêu diện tích kinh doanh đến năm 2020 là 5.000 – 6.000 ha, trong đó 70% diện tích theo VietGap; năng suất bình quân tăng từ 74,9 tạ/ha lên 150 tạ/ha; giá trị sản xuất đạt 818.025 tỷ đồng; phấn đấu đưa thương hiệu cam sành Hà Giang thành thương hiệu mạnh của tỉnh.

Sau khi Chương trình “ Phục hồi và phát triển cây cam sành Hà Giang” được thực hiện, diện tích và sản lượng cam sành đã tăng theo từng năm. Năm 2013 diện tích cam sành có 2.663,6 ha, sản lượng đạt 9.725 tấn, đến năm 2016, tổng diện tích được nâng lên 7.907,6 ha (trong đó có 1.543,07 ha cam theo tiêu chuẩn VietGAP), sản lượng ước đạt 17.218 tấn.
Thu Hoài
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ