Thứ sáu 22/11/2024 11:24

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành “Hà Giang”

Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành “Hà Giang” nổi tiếng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam sành "Hà Giang”

Cam sành “Hà Giang” từ lâu vẫn được xem là một trong những loại cam ngon được xếp vào hàng đặc sản của Việt Nam, là loại cây ăn quả nổi bật, có thế mạnh và được đông đảo người dân ưa thích. Cam sành Hà Giang đạt top 10 sản phẩm, dịch vụ người tiêu dùng tin cậy do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam chứng nhận, được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực, thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu vàng “Món ngon – tinh hoa ẩm thực Việt” do người tiêu dùng bình chọn.

Cam sành Hà Giang có đặc điểm tròn hơi dẹt, vỏ sần sùi, lớp cùi phía trong dày hơn các loại quả khác cùng chi. Khi chín vỏ màu vàng cam, màu rất tươi. Cam có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và pha giôn giốt chua. Tép cam mọng nước, màu vàng đỏ, nhiều múi, thích hợp để ép lấy nước hoặc có thể sử dụng trực tiếp sau khi bóc vỏ. Hàm lượng vitamin C từ 19,54 - 24,61 mg/100g dịch quả, axit hữu cơ tổng số từ 0,63 - 0,78%, đường tổng số từ 6,89 - 8,12%, độ Brix từ 8,25 - 9,60%, hàm lượng nước từ 87,22 - 89,34%.

Cam sành Hà Giang có được danh tiếng và đặc thù như vậy là nhờ khu vực địa lý rất thích hợp với quá trình sinh trưởng của cây cam sành và kinh nghiệm tích lũy được của người dân trồng cam. Cây cam sành có đặc tính ưa đất vùng núi với khí hậu mát mẻ. Khu vực địa lý là vùng thuộc phía Nam tỉnh Hà Giang có khí hậu ôn hòa, mưa nhiều, mát về mùa hè và không quá giá lạnh về mùa đông. Đây là vùng thấp thuộc lưu vực sông Lô, sông Bạc và sông Con, độ cao dưới 500 mét so với mực nước biển, là vùng lòng chảo thấp dần từ Bắc xuống Nam, có các loại đất phát triển trên thềm phù sa cổ gồm 3 nhóm đất chính: đất phù sa, đất đỏ vàng, đất thung lũng. Thổ nhưỡng không giống những vùng khác, thành phần cơ giới của đất là từ cát pha thịt đến thịt pha sét và cát. Khu vực địa lý có lượng mưa cao, nhưng lượng bốc hơi thấp nên đất đai được giữ ẩm, phù hợp với sự phát triển của cam sành.

Khu vực địa lý trồng cam sành Hà Giang là: Thị trấn Việt Quang, thị trấn Vĩnh Tuy, xã Đức Xuân, xã Đông Thành, xã Đồng Tâm, xã Đồng Tiến, xã Đồng Yên, xã Bằng Hành, xã Hùng An, xã Kim Ngọc, xã Liên Hiệp, xã Quang Minh, xã Tân Quang, xã Tân Thành, xã Thượng Bình, xã Tiên Kiều, xã Vô Điếm, xã Việt Hồng, xã Việt Vinh, xã Vĩnh Hảo, xã Vĩnh Phúc thuộc huyện Bắc Quang; xã Yên Bình, xã Bằng Lang, xã Hương Sơn, xã Tân Bắc, xã Tân Trịnh, xã Tiên Yên, xã Vĩ Thượng, xã Xuân Giang, xã Yên Hà, xã Yên Thành thuộc huyện Quang Bình; Thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Việt Lâm, xã Đạo Đức, xã Quảng Ngần, xã Trung Thành, xã Việt Lâm, xã Ngọc Linh thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

Theo Báo Chính phủ điện tử
Bài viết cùng chủ đề: Chỉ dẫn địa lý

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí