Bao giờ Việt Nam có ô tô giá rẻ?

Năm 2022, các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước kỳ vọng sẽ sớm giải quyết được bài toán nội địa hóa để kéo giảm giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Đề xuất gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt hỗ trợ sản xuất ô tô trong nước

Giá xe khó rẻ

Việt Nam đang từng bước tiến đến mục tiêu bao phủ vắc-xin, kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19, hoạt động kinh doanh ô tô được dự báo sẽ ổn định hơn. Cùng với đó, Nghị định 103/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/12/2021 đến 31/5/2022 giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp sản xuất trong nước đã tạo thêm động lực cho người dân mua ô tô.

Tăng sản lượng, thúc đẩy nội địa hóa
Tăng sản lượng, thúc đẩy nội địa hóa để kéo giảm giá thành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành, việc Chính phủ đồng ý giảm 50% thuế lệ phí trước bạ trong thời gian 6 tháng đối với xe lắp ráp trong nước sẽ là động lực lớn để thúc đẩy sản xuất lắp ráp ô tô trong nước, hạn chế ô tô nhập khẩu và kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng do tác động tiêu cực của dịch Covid-19.

Cụ thể là chỉ trong 2 tháng đầu năm 2022, đã có 53.544 xe các loại được bán ra toàn thị trường. Mặc dù có lượng ô tô tiêu thụ hàng trăm nghìn chiếc mỗi năm và tiếp tục được đánh giá là hoạt động mua bán ô tô sẽ sôi động trong năm nay nhưng có một điều không thể phủ nhận là mức giá ô tô ở Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước.

Một trong những nguyên nhân khiến giá ô tô trong nước vẫn cao hơn so với các nước khác là bởi chính sách thuế, phí. Thậm chí, tiền thuế, phí các loại hiện đang chiếm phần lớn giá trị thực sự của nhiều chiếc xe ô tô trước khi chúng được lăn bánh trên thị trường.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định khách quan, dù giá ô tô tại Việt Nam gần đây giảm nhưng vẫn cao hơn gần hai lần so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển ổn định như Mỹ, Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu là do thuế và phí đối với ô tô sản xuất trong nước cao.

Gỡ "điểm nghẽn” nội địa hóa

Không chỉ chịu gánh nặng thuế phí, ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam được đánh giá là chưa phát triển do tỷ lệ nội địa hóa thấp. Hiện, thị trường ô tô trong nước đang có rất nhiều dòng xe khác nhau. Nếu chỉ tính về mẫu mã, trong hơn 100 loại xe đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, không có mẫu xe nào đạt được sản lượng 50.000 xe/năm, trong khi đây là mức tối thiểu để gia tăng tỷ lệ nội địa hoá của ngành.

Nhìn nhận về thị trường ô tô trong nước, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chỉ ra, quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ, thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/3 quy mô thị trường ô tô của Thái Lan, 1/4 của Indonesia... Điều đó dẫn đến ngành công nghiệp này khó có thể tăng cường tỷ lệ nội địa hóa để cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm.

Một số doanh nghiệp sản xuất ô tô cho biết, chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam có giá xuất xưởng cao hơn 10 - 20% so với xe tương tự được sản xuất ở Thái Lan nên đây là điều các doanh nghiệp sản xuất ôtô trong nước cân nhắc phải đầu tư như thế nào cho hiệu quả giữa việc nhập xe hay sản xuất lắp ráp.

Để khuyến khích nội địa hóa, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho rằng, chính sách thuế rất quan trọng và đề nghị chính sách thuế phải có tính ổn định lâu dài nhằm khuyến khích doanh nghiệp ô tô xây dựng chiến lược đầu tư bài bản, nếu không các nhà sản xuất linh kiện trong nước chỉ dám đầu tư theo kiểu "ăn xổi".

Cục Công nghiệp cũng nêu cụ thể, hơn 90% doanh nghiệp cung cấp linh kiện ô tô tại Việt Nam là các doanh nghiệp FDI. Mới chỉ có một số doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới cung ứng cho sản xuất, lắp ráp ô tô nhưng chiếm thị phần nhỏ. Trong khi, muốn làm ra một chiếc ô tô hoàn thiện, phải cần từ 30.000 - 40.000 chi tiết, linh kiện.

Vì chưa chủ động sản xuất được các linh kiện và cũng chưa có doanh nghiệp thực sự lớn trong ngành công nghiệp ô tô nên việc nhập khẩu các linh kiện chắc chắn khiến chi phí sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đội lên ở mức khá cao.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, ngành công nghiệp ô tô Việt trong năm 2022 có thể nhìn thấy “cửa sáng” từ triển vọng sản xuất và cung ứng linh kiện, thiết bị gốc (OEM) cho các đối tác lớn trên toàn cầu. Đơn cử như Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) - một doanh nghiệp ô tô nội địa có thể xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô, việc sản xuất và cung ứng OEM cho các đối tác lớn là phương thức để Thaco tham gia sâu vào chuỗi giá trị của thế giới. Điều này giúp cho công ty nắm rõ yêu cầu, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng linh kiện OEM theo tiêu chuẩn toàn cầu, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình nội địa hóa linh kiện chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của các hãng xe.

Theo VASI, trong số 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô ở Việt Nam hiện nay, có tới 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô… Tuy nhiên, để các doanh nghiệp này trở thành nhà cung ứng OEM không phải là điều đơn giản.

Nếu muốn ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thêm những nhà cung ứng OEM cho các đối tác lớn trên toàn cầu, giới chuyên gia cho rằng, các DN của khối nội cần tiếp tục tái cấu trúc mạng lưới sản xuất và nâng cao chuỗi giá trị. Điều này đòi hỏi việc xây dựng năng lực và sự sẵn sàng của các doanh nghiệp về tư duy, công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng…

Bên cạnh đó, với một chiếc ô tô cần từ 30.000 - 40.000 chi tiết, linh kiện khác nhau, ngành công nghiệp ô tô Việt phải có sự hợp tác chặt chẽ của rất nhiều ngành công nghiệp khác như: cơ khí chế tạo, điện tử, công nghiệp hóa chất… nhằm mang lại hiệu quả cao hơn so với hiện tại.

Các doanh nghiệp ô tô cũng kiến nghị xem xét bổ sung sản phẩm ô tô vào danh mục công nghệ cao, khuyến khích sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tỷ lệ nội hóa, phát triển sản phẩm ô tô Việt Nam.

Một tin vui với thị trường xe ô tô lắp ráp trong nước, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước.

Theo quy định của Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế thuế tiêu thụ đặc biệt theo tháng và thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Để việc gia hạn thời hạn nộp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2022 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước và phù hợp với thời điểm hiện nay, Bộ Tài chính trình Chính phủ dự kiến gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8 và 9 của năm 2022 đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo: Khơi thông thị trường, nỗ lực giảm tồn kho

Công nghiệp chế biến, chế tạo quý I/2024 đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên cần có biện pháp kích thích tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho.
Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Longform | Góc nhìn chuyên gia: Đà Nẵng làm gì để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn?

Báo Công Thương có buổi phỏng vấn độc quyền với chuyên gia về những cơ hội và các khuyến nghị khi TP. Đà Nẵng thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương sắp tổ Hội nghị trực tuyến về cụm công nghiệp

Sáng ngày 23/4, Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Doanh nghiệp dệt may "bắt nhịp" phát triển bền vững

Đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất, quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn xanh, doanh nghiệp dệt may đang "bắt nhịp" phát triển bền vững.
Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Xuất khẩu tuabin điện gió made in Viet Nam sang Hàn Quốc

Dự kiến cuối tháng 4/2024, các tuabin điện gió được sản xuất tại Việt Nam (made in Viet Nam) sẽ được xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp dệt may đón đầu xu hướng 4.0

Ứng dụng công nghệ, cải tiến sản xuất và áp dụng sản phẩm xanh hóa là bước đi tất yếu để dệt may Việt Nam phát triển bền vững.
Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Bắc Giang: Đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp còn chậm tiến độ

Kiểm điểm tiến độ về đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn đánh giá, còn chậm triển khai và sơ suất khi quy hoạch.
Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam theo hướng hiện đại

Việt Nam chỉ mới đáp ứng 35-40% nhu cầu sữa trong nước, dư địa tăng trưởng thị trường sữa trong nước vẫn còn lớn.
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp hướng tới phát triển bền vững

Thúc đẩy tính tuần hoàn trong các khu công nghiệp có thể giúp Việt Nam không chỉ giảm tác động môi trường mà còn tạo cơ hội đổi mới và tăng trưởng xanh.
Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Thực hành ESG: Thách thức nào đang chờ doanh nghiệp dệt may?

Tài chính được xem là trở ngại lớn cho doanh nghiệp dệt may thực hành ESG khi vẫn phải “ăn đong” vốn để duy trì sản xuất.
Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Cần nhân rộng việc thực hiện khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Hội thảo tổng kết Dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu” đã diễn ra vào sáng nay.
Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới về cụm công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực cụm công nghiệp.
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp năm 2024

Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp năm 2024

Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp Việt Nam 2024 (VINAMAC EXPO 2024) sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/5 tại Hà Nội.
Thanh Hóa: Nhà đầu tư chưa “mặn mà” với các Cụm công nghiệp huyện Bá Thước

Thanh Hóa: Nhà đầu tư chưa “mặn mà” với các Cụm công nghiệp huyện Bá Thước

Do đặc thù là huyện miền núi, kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, nhiều nhà đầu tư đã “một đi không trở lại".
Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Bắc Giang sắp tổ chức hội thảo về giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn

Ngày 16/4 tới đây, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức hội thảo về thực trạng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp

Ninh Thuận sẽ phát triển 4 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 1.700ha và 19 cụm công nghiệp với diện tích 770ha.
Bộ Quốc phòng làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024

Bộ Quốc phòng làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024

Sáng 10/4, tại Lữ đoàn 169 (Vùng 1 Hải quân), Bộ Quốc phòng tổ chức làm việc với Quân chủng Hải quân về đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân quý I/2024.
Thanh Hóa: Phát triển sản xuất công nghiệp làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Thanh Hóa: Phát triển sản xuất công nghiệp làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát triển công nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2024 giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 14,9% trở lên.
Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Phát triển công nghiệp môi trường: Cần quyết liệt để hoàn thành mục tiêu

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp, vấn đề về môi trường đang ngày càng được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng: Bài học và cơ hội cho Việt Nam

Công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng: Bài học và cơ hội cho Việt Nam

Theo chuyên gia, Việt Nam có cơ hội học hỏi và được hưởng lợi từ tốc độ phát triển công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Định hướng phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2045: Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh

Mặc dù ngành thép có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng thời gian qua, do chưa có quy hoạch một cách bài bản nên các địa phương, doanh nghiệp còn khá lúng túng.
Ninh Bình: Triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Ninh Bình: Triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp của Ninh Bình tháng 3 ước đạt 7.573,4 tỷ đồng, tăng 1,3%. Ninh Bình đang triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp.
Đồng Nai: Lộ trình di dời Khu công nghiệp Biên Hoà 1 như thế nào?

Đồng Nai: Lộ trình di dời Khu công nghiệp Biên Hoà 1 như thế nào?

Trước tháng 12/2025, 76 doanh nghiệp đang sản xuất tại Khu công nghiệp Biên Hoà 1 (TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) phải hoàn tất di dời để phục vụ dự án mới.
Khu vực công nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh

Khu vực công nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh

Khu vực công nghiệp đóng vai trò dẫn dắt trong GRDP của tỉnh Hà Tĩnh với mức tăng 11,61%, chiếm 31% trong cơ cấu kinh tế và đóng góp 4,02 điểm tăng trưởng.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024

Theo Sở Công Thương Tuyên Quang, quý I năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh đạt 5.447,3 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch năm, tăng 19,8% so với năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động