Chủ nhật 22/12/2024 10:02

Bàn thảo chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp logistics chuyển đổi số thành công? Bài học nào từ doanh nghiệp có thể áp dụng trong thực tế?...

Đây là những vấn đề được bàn thảo tại phiên thảo luận “Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững” diễn ra trong khuôn khổ Hội thảo dưới sự điều phối của ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Các diễn giả tham dự Phiên 2 Hội thảo “Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững”

Mở đầu phiên thảo luận, ông Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam - cho hay, sau nhiều năm ở tình trạng “vô gia cư”, mới đây, Chính phủ đã chính thức giao Bộ Công Thương mà ở đây là Cục Xuất nhập khẩu là đơn vị quản lý chính cho ngành logistics.

Hiện nay mới có khoảng 40% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ. Khẳng định tiềm năng và cơ hội trong chuyển đổi số ngành logistics là rất lớn, tuy nhiên, ông Lê Quang Trung cũng cho rằng, rào cũng không nhỏ.

Ông Lê Quang Trung phân tích, thứ nhất, tư duy nhận thức, tập quán trong quá trình, giao dịch với các chủ thể, làm sao thay đổi điều này là bài toán mất thời gian.

Thứ hai, liên quan đến vấn đề về kỹ thuật. Việc chuyển đổi, lựa chọn công nghệ phù hợp với từng ngành hàng trong điều kiện hiện tại là cả vấn đề. Ngay trong cảng, trong tập quán giao nhận thông thường đang có sự xung đột với các quy trình vận hành mới do sự khác nhau giữa các đơn vị và khác nhau giữa các vùng.

Thứ ba, liên quan đến con người, nhân sự, năng lực triển khai. Bởi chuyển từ phương thức truyền thống sang công nghệ số là sự thay đổi, chưa kể các chủ hàng là bà con nông dân vẫn theo phương thức làm cũ do đó, việc tuyên truyền là hết sức quan trọng. Năng lực của người áp dụng công nghệ mới là vấn đề rất lớn.

Thứ tư đó là vấn đề tài chính, chuyển đổi số liên quan đến vấn đề đầu tư toàn diện, đồng bộ, không chỉ đầu tư trang thiết bị mà là vấn đề phần mềm,..

Thứ năm, đó là vấn đề hành lang chính sách vẫn còn chưa đồng bộ, bất cấp các hệ thống dữ liệu chưa thống nhất, hạ tầng chưa hoàn thiện.

Ông Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam chia sẻ tại phiên thảo luận

Để vượt qua những khó khăn hiện nay, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số thì liên kết hợp tác là vấn đề cần thiết. Ông Lê Quang Trung dẫn chứng, vừa qua, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) cùng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức “Lễ đón chuyến tàu Container Tan Cang Foundation vào cụm cảng Cần Thơ”. Việc tái khởi động tuyến dịch vụ này nhằm kết nối hàng hóa miền Tây Nam Bộ - miền Trung - miền Bắc, mang đến giải pháp logistics trọn khâu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước sau khi kênh Quan Chánh Bố được thông luồng, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhìn nhận ở góc độ khá lạc quan, bà Cao Cẩm Linh - một chuyên gia về logistics - cho rằng, với doanh nghiệp, đừng cho rằng chuyển đổi số là quá cao siêu. Điểm quan trọng nhất là doanh nghiệp cần biết lúc nào cần chuyển đổi số và chuyển đổi số như thế nào. “Chúng tôi đã và đang có những phân tích sâu về nhu cầu chuyển đổi số với các nhóm doanh nghiệp, nhóm dịch vụ”, bà Linh chia sẻ và cho biết, với nhóm các doanh nghiệp hạ tầng và vận hành là đối tượng có giá trị tài sản lớn, nhất là với doanh nghiệp vận hành bắt buộc phải ứng dụng chuyển đổi số trên cơ sở các dữ liệu lớn có được và tiến hành phân tích. Với nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đơn thuần cần đánh giá chuyển đổi số ở mức độ nhất định nào đó.

“Tỷ lệ doanh nghiệp lớn của chúng ta không nhiều, do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ là phải biết chính xác chuyển đổi số là gì? Trưởng thành số là gì? Nếu chúng ta trưởng thành cao trong mức chuyển đổi số thấp sẽ rất tốt cho doanh nghiệp, chứ không nhất thiết chạy theo những doanh nghiệp lớn bằng chuyển đổi số toàn diện. Vì điều đó là không cần thiết”, bà Cao Cẩm Linh khuyến nghị.

Bà Cao Cẩm Linh đang là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam chia sẻ tại sự kiện

Chia sẻ ở góc độ doanh nghiệp sản xuất hàng đầu về thực phẩm và đồ uống và doanh nghiệp xuất khẩu uy tín ngành hàng cà phê, bà Nguyễn Trần Hoàng Yến - Giám đốc chuỗi cung ứng, Công ty Nestlé Việt Nam – cho hay, trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khảu của Nestle, việc chuyển đổi số mang nhiều lợi ích cho các bên liên quan trong việc vận hành. Số hóa sẽ cung cấp dữ liệu chính xác và chất lượng, những báo cáo rất chi tiết nhằm hỗ trợ cho việc tìm kiếm cơ hội giảm chi phí và tăng hiệu suất của chuỗi cung ứng nói chung. “Cargoo là 1 nền tảng hiển thị một cách sống động của quá trình vận chuyển hàng hóa. Nơi đó cho phép mình theo dõi đơn hàng, thực hiện việc đặt chỗ với hãng tàu, quản lí chứng từ và tìm kiếm thông tin lô hàng trên hệ thống”, bà Nguyễn Trần Hoàng Yến chia sẻ.

Nguyễn Trần Hoàng Yến - Giám đốc chuỗi cung ứng, Công ty Nestlé Việt Nam

Thương mại điện tử và logistics là hai lĩnh vực tương hỗ lẫn nhau. Ông Nguyễn Thế Quang – Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - nhận định, thương mại điện tử Việt Nam trong những năm gần phát triển rất mạnh. Theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử đến năm 2025 sẽ có bước phát triển từ 20 - 30%/năm. Đây là lĩnh vực được đánh giá rất có tiềm năng.

Để phát triển thương mại điện tử thì khâu hậu cần, các khâu về dịch vụ ngành hàng, hay những vấn đề về logistics phải đáp ứng và đồng hành cùng. “Thương mại điện tử và logistics là hai lĩnh vực tương hỗ lẫn nhau. Bởi nếu thương mại điện tử không phát triển thì logistics sẽ thiếu vắng, còn nếu thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ đến đâu mà logistics không phát triển thì sẽ không thể bền vững”, ông Nguyễn Thế Quang chia sẻ.

Ông Nguyễn Thế Quang – Phó Cục trưởng, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số chia sẻ tại phiên thảo luận

Về chính sách cho phát triển thương mại điện tử và logistics, ông Nguyễn Thế Quang cho rằng, logistisc là cả một chuỗi từ giao thông vận tải đến những ngành phụ trợ khác liên quan, rồi cả đất đai, môi trường,… Do đó, chính sách sẽ liên quan đến rất nhiều cơ quan, bộ, ngành, địa phương khác nhau.

Riêng về Bộ Công Thương, trong kế hoạch phát triển thương mại điện tử, Bộ có kế hoạch tạo những hành lang phát triển logistisc trong thương mại điện tử. Với những yêu cầu của logistisc và thương mại điện tử trong tương lai, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là một trong những đầu mối của ngành Công Thương, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương xây dựng chính sách ưu đãi cũng như khuyến khích các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài lẫn doanh nghiệp trong nước.

Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, để hỗ trợ doanh nghiệp, hiện Hiệp hội đang phối hợp với các thành viên để xây dựng chương trình, kế hoạch chuyển đổi số phù hợp nhất. "Nếu chuyển đổi số thành công, chúng ta có thể rút ngắn thời gian chờ tại cảng lên tới 70% và câu chuyện này cũng được lồng ghép giữa vấn đề của các chương trình của Hiệp hội và doanh nghiệp, chúng tôi hướng tới 1 hệ thống cảng thông minh, cảng xanh và hướng tới hệ thống cảng tự động trong thời gian tới”, ông Lê Quang Trung.

Khép lại phiên thảo luận, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – cho rằng, chuyển đổi số là việc của từng cá nhân, từng cơ quan, từng đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số cần có sự đồng hành, phối hợp, hỗ trợ, liên kết của tất cả các đơn vị liên quan. Điều này sẽ tạo ra sự lan toả, sự thúc đẩy giúp chúng ta chuyển đổi số thành công.

Trong 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp logistics đã chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ hơn với các công ty công nghệ, mở ra một thị trường trị giá hàng trăm tỷ USD.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp logistics nói riêng và trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế và đang đối mặt với khoảng cách lớn về trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo số liệu thống kê, đầu tư vào các công ty giải pháp AI thì Việt Nam và Philippines đều dưới mức 1 USD trên đầu người trong khi Singapore với 68 USD, Trung Quốc 21 USD và Hoa Kỳ đạt 155 USD.

Điều đó đòi hỏi Việt Nam cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để tận dụng nền tảng kỹ thuật số trong sản xuất và phân phối hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Nhóm phóng viên
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa: Cần nâng cao sức mạnh nội lực