Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu:

Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu

Kinh nghiệm từ quốc tế sẽ là nguồn tham khảo quan trọng giúp Việt Nam xây dựng chính sách phù hợp để chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Xăng dầu từ lâu đã được xem là huyết mạch của nền kinh tế, là yếu tố quyết định cho sự vận hành ổn định của mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống. Do đó, việc quản lý kinh doanh xăng dầu không chỉ đòi hỏi sự chặt chẽ mà còn cần tính minh bạch, công bằng và hiệu quả để qua đó có thể giúp tránh lãng phí, chống tiêu cực. Kinh nghiệm quản lý của nhiều quốc gia trên thế giới sẽ là nguồn tham khảo quan trọng giúp Việt Nam xây dựng chính sách phù hợp nhằm ổn định thị trường, chống thất thoát, lãng phí, đảm bảo lợi ích quốc gia.

Quản lý chặt chẽ và thống nhất

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), các nước phát triển và đang phát triển đều rất chú trọng vào vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết và kiểm soát thị trường xăng dầu. Các nước thường áp dụng các chính sách tổng thể nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế. Những chính sách này bao gồm quản lý quyền kinh doanh, áp dụng chính sách giá và thuế phù hợp, cũng như đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu.

Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu
Việc quản lý kinh doanh xăng dầu không chỉ đòi hỏi sự chặt chẽ mà còn cần tính minh bạch, công bằng và hiệu quả để qua đó có thể giúp tránh lãng phí, tiêu cực. - Ảnh minh hoạ: TL

Tại nhiều quốc gia, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bao gồm cả các công ty nước ngoài, đều phải tuân thủ nghiêm ngặt và thống nhất các quy định pháp luật, từ việc đăng ký quyền kinh doanh cho đến các yêu cầu về chất lượng và giá cả. Điều này giúp tạo lập một thị trường trật tự và công bằng, hạn chế những tác động tiêu cực từ cạnh tranh không lành mạnh hoặc gian lận thương mại.

Một ví dụ điển hình là các quốc gia như Nhật Bản, quốc đảo này đặc biệt không có tài nguyên dầu mỏ, phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu. Mặc dù thường xuyên gánh chịu thiên tai, tuy nhiên quốc gia này lại đạt được những thành công trong phát triển thị trường xăng dầu.

Một trong những nguyên nhân xuất phát từ khả năng quản lý kinh doanh xăng dầu và ứng phó hiệu quả những rủi ro. Trong quản lý giá xăng dầu, Chính phủ Nhật Bản can thiệp sâu rộng và chặt chẽ. Nhiều đạo luật được ban hành như Luật Kinh doanh xăng dầu, Luật Doanh nghiệp phát triển dầu khí,… chi phối mạnh mẽ hoạt động của các công ty xăng dầu.

Các nội dung chính trong điều hành giá xăng dầu của Nhật Bản bao gồm: Thống nhất quản lý thông qua Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản. Nhà nước quản lý giá sản xuất cũng như giá bán lẻ, điều tiết lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu; kiểm soát nguồn cung dầu thô đầu vào cho các nhà máy lọc dầu, hạn ngạch sản xuất đầu ra, thậm chí kiểm soát cả quy mô, đầu tư mới, đầu tư mở rộng các nhà máy lọc dầu, các trạm xăng, cây xăng.

Trong khi đó với một nước có nguồn cung dầu lớn như: Hoa Kỳ, Chính phủ nước này cũng có những quy định rất chặt chẽ cho một thị trường tự do, minh bạch.

Đặc điểm cơ bản của ngành xăng dầu Hoa Kỳ là ngành này bao gồm một số lượng lớn các doanh nghiệp, nhưng quy mô các doanh nghiệp rất khác nhau. Tuy vậy, Hoa Kỳ không hạn chế việc tham gia thị trường và quyền kinh doanh bao gồm cả quyền nhập khẩu và quyền phân phối.

Nhưng song song với đó, Chính phủ Hoa Kỳ quy định phải có sự tách biệt giữa hoạt động lọc dầu và hoạt động bán lẻ. Quy định này đã buộc các công ty khai thác dầu mỏ phải cho thuê các trạm bơm xăng cho các nhà vận hành độc lập khi có nguy cơ thống lĩnh thị trường và nhằm hạn chế các hành vi phi cạnh tranh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân nắm giữ lĩnh vực từ lọc dầu đến nhập khẩu và cả phân phối sản phẩm xăng dầu, giá được thị trường quyết định, tuy nhiên vẫn có sự can thiệp ở mức tối thiểu của Chính phủ. Điều này giúp giá sản phẩm xăng dầu tại nước này thay đổi cùng nhịp với giá sản phẩm xăng dầu thế giới. Tuy vậy, việc này không có nghĩa là thị trường xăng dầu Hoa Kỳ hoàn toàn không có sự quản lý của Chính phủ. Các doanh nghiệp vẫn phải tuân theo các quy định chung về bảo vệ người tiêu dùng và chống các hành vi phi cạnh tranh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải nộp các loại thuế, tuân thủ các quy định về môi trường, an toàn và các quy định khác.

Ở Trung Quốc, quốc gia vừa sản xuất, xuất khẩu lại vừa nhập khẩu xăng dầu hàng đầu thế giới nên luôn phải áp dụng những biện pháp quản lý giá xăng dầu rất chặt chẽ. Tại nước này chỉ 2 doanh nghiệp của Nhà nước là Tổng công ty Xăng dầu Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tổng công ty Xăng dầu - Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) được quyền kinh doanh và phân phối xăng dầu. Khi mặt hàng này được phân phối ra, mỗi cửa hàng sẽ chỉ được nhận hàng ở một đầu mối trong 2 doanh nghiệp kể trên, theo đúng quy trình kiểm soát của nhà nước. Bên cạnh đó, các cây xăng nhỏ lẻ cũng phải đáp ứng các quy định về kỹ thuật, tiêu chuẩn kho chứa hay quy định cấm dự trữ mà Chính phủ đề ra.

Kinh nghiệm quốc tế từ sàn giao dịch xăng dầu

Theo PGS.TS Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế, có 3 hình thái sàn giao dịch xăng dầu. Trong đó, hình thái Sở giao dịch hàng hóa theo thông lệ quốc tế (giao dịch nhiều mặt hàng khác nhau, trong đó có xăng, dầu) do có liên thông giao dịch với thế giới nên sẽ giúp giải quyết nhu cầu giao thương hàng hóa từ thị trường trong nước ra các thị trường tiềm năng trên toàn thế giới. "Hình thái này cũng khắc phục được những bất cập của thị trường không được liên thông và hình thành một thị trường giao dịch hàng hóa hội tụ nhiều ưu điểm"- PGS.TS Ngô Trí Long nói.

Tại đây các đơn vị có thể thực hiện giao dịch mua bán với thị trường quốc tế chứ không phải chỉ là phục vụ nhu cầu mua, bán xăng dầu thành phẩm của các thương nhân trong nước.

Ví dụ điển hình là sự phát triển của các sàn giao dịch xăng dầu tại nhiều quốc gia như Mỹ (Sàn giao dịch hàng hóa New York - NYMEX), Trung Quốc (sàn dầu thô Thượng Hải - INE), Singapore và Malaysia. Các nước đã xây dựng các sàn giao dịch hiện đại để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của thị trường.

Tại Singapore, sàn giao dịch xăng dầu đóng vai trò trung tâm trong khu vực châu Á, nơi các giao dịch dầu thô và sản phẩm lọc dầu được thực hiện với mức độ minh bạch cao. Các cơ chế định giá tại đây được công bố rõ ràng, dựa trên biến động của thị trường toàn cầu, giúp hạn chế gian lận và đảm bảo lợi ích cho cả nhà cung cấp lẫn người tiêu dùng.

Khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư

Một điểm khác của nhiều thị trường xăng dầu trên thế giới là sự cởi mở và khuyến khích cạnh tranh quốc tế. Các quốc gia như: Mỹ, Đức và Singapore cho phép nhiều công ty nước ngoài tham gia vào khâu bán buôn và bán lẻ, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, các tập đoàn dầu khí quốc gia thường được tổ chức dưới hình thức công ty tổng hợp, đảm nhận tất cả các khâu từ thăm dò, khai thác, chế biến đến phân phối. Mô hình này không chỉ tối ưu hóa nguồn lực mà còn giúp kiểm soát chặt chẽ toàn bộ chuỗi cung ứng, đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng sản phẩm.

Tại nhiều nước, các công ty dầu khí lớn thường là công ty cổ phần, trong đó nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần nhất định để chi phối ở những khâu quan trọng. Điều này đảm bảo sự ổn định và quyền kiểm soát của chính phủ đối với các lĩnh vực chiến lược, đồng thời khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân để tăng hiệu quả hoạt động.

Áp dụng khéo léo từ kinh nghiệm quốc tế

Theo Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Chính phủ các nước thường can thiệp ít nhiều vào thị trường xăng dầu, mức độ và phạm vi can thiệp tùy thuộc vào tầm quan trọng của xăng dầu đối với nền kinh tế, vào sự phát triển kinh tế và các mục tiêu mà Chính phủ theo đuổi. Việt Nam cần học hỏi và điều chỉnh chính sách quản lý kinh doanh xăng dầu sao cho phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển kinh tế trong nước.

Trước tiên, việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu cần được thống nhất và chặt chẽ hơn các hoạt động kinh doanh xăng dầu cả với công ty trong nước cũng như các công ty nước ngoài, bảo đảm một môi trường kinh doanh bình đẳng và có trật tự theo luật pháp của mỗi nước.

Nhà nước cũng nên tăng cường vai trò kiểm soát trong việc cấp phép kinh doanh. Theo đó, phải khống chế lại quyền của thương nhân, không được ký hợp đồng tràn lan và chỉ được ký tối đa 2 doanh nghiệp đầu mối, nhằm tránh tình trạng mua bán lòng vòng, khó kiểm soát nguồn cung.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá bán lẻ cần sát với biến động của thị trường thế giới. Theo các chuyên gia, giá bán lẻ quá thấp và chính sách chiết khấu không hợp lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thua lỗ và khan hiếm cục bộ. Do đó, một cơ chế giá linh hoạt hơn sẽ giúp giải quyết các bất cập, tiêu cực, bảo đảm sự ổn định lâu dài cho thị trường.

Về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu, theo phân tích từ PGS.TS Ngô Trí Long, việc này có thể mang lại nhiều lợi ích như tăng tính minh bạch cho thị trường, nhưng cũng đi kèm với những thách thức đáng kể. Để đảm bảo thành công thì việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu, điều trước tiên phải tạo lập được thị trường xăng dầu cạnh tranh đầy đủ, không còn những doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường, khi đó giá cả trên thị trường do thị trường quyết định. Từ đó có lộ trình, bước đi thích hợp...

Cuối cùng, về mặt tổ chức thị trường, Việt Nam có thể cân nhắc mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp quốc tế, đồng thời khuyến khích các tập đoàn xăng dầu trong nước đầu tư vào chuỗi cung ứng khép kín từ khai thác, chế biến đến phân phối. Điều này không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài.

Kinh nghiệm từ các quốc gia cho thấy, sự can thiệp đúng mức của Nhà nước là yếu tố quyết định để quản lý kinh doanh xăng dầu một cách hiệu quả. Đối với Việt Nam, việc học hỏi và áp dụng các bài học này không chỉ giúp ổn định thị trường, chống tiêu cực, lãng phí mà còn mang lại lợi ích bền vững cho nền kinh tế và đời sống nhân dân.

Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế với tinh thần "thần tốc".
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà thực hiện kế hoạch cả giai đoạn 2021-2030.
Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua sau gần một năm là hành trình thần tốc, đầy trách nhiệm hoà quyện ý Đảng, lòng dân.
Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính tại Canada tập trung vào việc loại bỏ các quy định không cần thiết và ứng dụng công nghệ.
Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Để kế thừa và phát huy sự nghiệp cách mạng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tuyên bố thời điểm tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Theo các chuyên gia, thực tiễn vừa qua cho thấy việc hoàn thiện chính sách quản lý là yếu tố quan trọng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu.
Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, tạo cơ sở pháp lý từng bước hạn chế lãng phí.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Phòng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” cam go, phức tạp, có vị trí tương đương với phòng chống tham nhũng.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu 
 Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu gắn với lấp các lỗ hổng cơ chế, chính sách là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành Công Thương
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động

Xăng dầu là nguồn lực chiến lược liên quan đến an ninh quốc gia, bởi vậy chống lãng phí trong kinh doanh xăng dầu cần xem như mang tầm chiến lược cho phát triển
Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Góp ý tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng đề nghị phải đổi mới tư duy, cách làm.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Năm 2009, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nước ta.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi) đã giải quyết cơ bản các điểm nghẽn được chỉ ra trong báo cáo giám sát thực thi chính sách phát triển năng lượng 2016-2021 của Quốc hội.
Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Luật Điện lực (sửa đổi) sớm ban hành sẽ giúp "khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, pháp luật, cải cách ngành điện hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển".
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động