Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Phòng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” cam go, phức tạp, có vị trí tương đương với phòng chống tham nhũng.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động

Xử lý nghiêm không có vùng cấm, không có ngoại lệ

Trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2012 - 2022 và định hướng hoạt động cho giai đoạn tới, diễn ra ngày 4/7/2022 tại Hà Nội, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội…”.

Theo thống kê, trong giai đoạn 2012 - 2022, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 4 Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 29 Ủy viên Trung ương, nguyên Uỷ viên Trung ương; 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.

Và đúng như những gì cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược", khi từ đầu năm đến giữa tháng 8/2024, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Cấp có thẩm quyền đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý và 172 cán bộ diện cấp ủy địa phương quản lý, về trách nhiệm người đứng đầu hoặc liên quan các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; trong đó có 05 Ủy viên Bộ Chính trị, 01 Ủy viên Ban Bí thư và 04 Ủy viên Trung ương Đảng. Đáng chú ý, mới đây Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ cùng một số cán bộ, nguyên cán bộ là lãnh đạo cấp cao.

Đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã bóc gỡ nhiều đường dây tội phạm vô cùng lớn, trong đó có một số vụ liên quan đến nhiều cán bộ chấp pháp công tác tại các cơ quan có nhiệm vụ chống buôn lậu, nhưng lại tiếp tay bảo kê cho buôn lậu.

Nổi cộm là vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu (trị giá hơn 2.596 tỷ đồng) trên biển do Phan Thanh Hữu và Đào Ngọc Viễn cầm đầu; có sự móc nối, bảo kê của một số cán bộ cấp cao trong lực lượng vũ trang, thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học
Các bị cáo trong vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu trên biển tại phiên toà phúc thẩm.

Cụ thể, đó là Lê Văn Minh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4); Lê Xuân Thanh (cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3); Phạm Văn Trên (cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh); Lê Văn Phương (cựu Thượng tá, cựu Phó phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Trà Vinh)… bị xử lý về tội Nhận hối lộ.

Ngoài ra, còn có Phùng Danh Thoại (cựu Đại tá, cựu Trưởng phòng Xăng dầu Cảnh sát biển) bị xử lý về tội Buôn lậu và Nguyễn Thế Anh (cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng Kiên Giang) bị xử lý về tội Nhận hối lộ và Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn bóc gỡ nhiều đường dây buôn lậu xăng dầu, mua bán trái phép hóa đơn cực kỳ lớn khác, do các đại gia trong lĩnh vực xăng dầu cầm đầu. Như giữa năm 2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ðắk Nông đã bóc gỡ đường dây “Sản xuất, mua bán xăng giả” do đại gia nổi tiếng miền Tây Trịnh Sướng, Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hưng (My Hung Petrol) điều hành.

Các cơ quan chức năng xác định, từ năm 2017 đến khi bị bắt, công ty của Trịnh Sướng đã pha chế, sản xuất hơn 137 triệu lít xăng giả các loại (A95, A92, E5 RON 92), tương đương trị giá hàng thật 2.492 tỷ đồng. Sau đó, Trịnh Sướng đã bán ra thị trường gần hết số xăng, dầu giả trên thông qua 337 cửa hàng thuộc đại lý bán hàng của Công ty Mỹ Hưng, Công ty Gia Thành và Công ty Ressol, thu lợi bất chính với tổng số tiền hơn 107 tỷ đồng.

Không để mua bán xăng dầu lòng vòng, gây thất thoát, lãng phí

Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị đã thẳng thắn chỉ ra rằng, thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ”, “chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường, chưa tách bạch với chính sách an sinh xã hội”.

Trong kỳ trước, Báo Công Thương đã đề cập tới 3 vấn đề là “cơ chế điều hành giá xăng dầu”, “quỹ bình ổn giá xăng dầu”, “quy định về việc cho phép thương nhân phân phối xăng dầu được mua xăng dầu của nhau” dẫn tới những bất cập và hiện Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo, trình Chính phủ nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu để kịp thời bịt lỗ hổng, hạn chế tiêu cực, tránh thất thoát, lãng phí.

Trong đó, “quy định về việc cho phép thương nhân phân phối xăng dầu được mua xăng dầu của nhau” được đánh giá là một trong những nguyên nhân tạo nên cơn số “ảo” trên thị trường, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát nguồn cung, điều tiết thị trường.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc thương nhân phân phối xăng dầu mua bán xăng dầu lẫn nhau như hiện nay, trên thực tế còn phục vụ mục đích kinh doanh tài chính của doanh nghiệp, tạo doanh thu cho thương nhân phân phối xăng dầu để chứng minh tài chính khi vay vốn ngân hàng, không đảm bảo đúng mục tiêu kinh doanh xăng dầu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Những khó khăn trong công tác quản lý, kiểm soát nguồn cung, điều tiết thị trường được đánh giá là một trong những nguyên nhân dẫn tới các vụ mua bán xăng dầu lòng vòng, có dấu hiệu gian lận thương mại, thậm chí còn là lỗ hổng để các đối tượng buôn lậu lợi dụng tuồn xăng giả, xăng lậu vào thị trường trong nước, hay buôn bán hoá đơn để chiếm đoạt tiền thuế giá trị gia tăng.

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học
Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh kiểm tra phương tiện kinh doanh xăng dầu trên biển.

Ngoài những vụ án được dẫn chứng ở trên, có thể chỉ ra một số vụ việc mua bán lòng vòng khác, bị cơ quan chức năng cảnh báo rủi ro về thuế/phát hiện, xử lý như vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Trung Linh Phát - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (địa chỉ tại phường 11, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) vào tháng 9/2023.

Cụ thể, qua rà soát, phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của người nộp thuế, công chức kiểm tra nhận thấy mặt hàng kinh doanh ghi trên hóa đơn là xăng dầu song doanh nghiệp không có kho hàng.

Doanh nghiệp kê khai trị giá hàng hóa bán ra lớn chênh lệch rất nhỏ so với giá trị hàng hóa mua vào. Theo số liệu được Chi cục Thuế quận Tân Bình đưa ra, giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này từ quý III/2018 đến tháng 6/2023 là trên 4.335,85 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra là 4.335,98 tỷ đồng.

Đây cũng là doanh nghiệp có doanh thu và thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào lớn, không phát sinh số thuế giá trị gia tăng phải nộp; có chênh lệch giữa doanh thu kê khai thuế giá trị gia tăng và doanh thu xuất hóa đơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng mua vào của các doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký và các doanh nghiệp giải thể.

Chính vì vậy, Chi cục Thuế quận Tân Bình đã phát đi cảnh báo đến 63 cơ quan thuế tỉnh/thành phố, cảnh báo sau khi phát hiện chi nhánh này có rủi ro cao về thuế, hoá đơn; đồng thời chuyển thông tin báo vụ việc về thuế đến Công an quận Tân Bình để xác minh, làm rõ.

Một vụ việc khác là vụ việc xảy ra tại Công ty Cổ phần Dầu khí Mê Kông (Petromekong) hồi tháng 5/2015. Cụ thể, Giám đốc Petromekong thời điểm đó là bà Trương Thị Nga đã mua bán lòng vòng xăng dầu, dẫn tới thua lỗ 10 tỷ đồng. Kết quả, bà Trương Thị Nga đã bị Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil) cách chức…

Từ thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải sớm sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật về kinh doanh xăng dầu như yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị. Cụ thể, là bỏ “quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối với nhau", loại bỏ số liệu “ảo” về lượng xăng dầu tiêu thụ trên thị trường như phương án đề xuất của Bộ Công Thương trong dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu. Có như vậy mới bịt được lỗ hổng, giúp ổn định thị trường, hạn chế những tiêu cực, lãng phí trong kinh doanh xăng dầu.

Sớm nhận diện những biểu hiện lãng phí trong kinh doanh xăng dầu

Đầu năm 2022, sau khi một số đường dây buôn lậu, làm giả xăng dầu bị góc gỡ, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã có một phóng dự dài gần 40 phút đề cấp tới những hệ luỵ kinh tế do buôn lậu xăng dầu gây ra. “Xăng dầu hiện là mặt hàng nhập khẩu chịu nhiều loại thuế nhất như: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng… Bên cạnh đó, hiện nay mỗi lít xăng còn phải cộng thêm chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức và trích lập quỹ bình ổn giá. Kết quả là tỷ lệ thuế, phí trong giá bán lẻ xăng dầu hiện chiếm trên 32%. Đây là một con số rất lớn kích thích các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn để buôn lậu xăng dầu từ nước ngoài vào nội địa”, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) phân tích.

Như đã đề cập ở trên, trong vụ sản xuất, mua bán xăng giả do đại gia Trịnh Sướng, Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hưng (My Hung Petrol) điều hành, đối tượng này cùng đồng bọn đã thu lợi bất chính số tiền hơn 107 tỷ đồng; vụ Ngô Văn Phát (tức Phát “dầu”), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần xăng dầu Phát – Petraco cầm đầu đường dây mua bán hoá đơn, chiếm đoạt hơn 173 tỷ tiền thuế giá trị gia tăng; vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng dầu trên biển, các đối tượng đã thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng, trong đó riêng Phan Thanh Hữu (đối tượng cầm đầu) đã hưởng lợi bất chính hơn 156 tỷ đồng.

Tuy nhiên, những thiệt hại trên chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm” có thể định lượng được bằng những con số nhất định. Những tiêu cực, tham ô, tham nhũng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu còn kéo theo nhiều hệ luỵ khác, dẫn tới lãng phí nguồn lực xã hội mà chúng ta chưa thể định lượng được.

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học
Những bất cập trong công tác quản lý kinh doanh xăng dầu còn gây gián đoạn, đứt gãy nguồn cung cho thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, an ninh năng lượng, phát triển kinh tế,… Ảnh: Người dân xếp hàng mua xăng tại Hà Nội năm cuối 2022.

Chẳng hạn việc sử dụng tài chính kinh doanh xăng dầu không đúng mục đích, chiếm dụng, đầu tư vào bất động sản, dẫn tới dự án chậm tiến độ, lãng phí nguồn lực đất đai trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil, ảnh hưởng tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hay việc nhiều phương tiện ô tô, xe máy đang chạy trên đường liên tục bị cháy, nổ trước thời điểm các vụ buôn lậu, làm xăng dầu giả bị bóc gỡ.

Ngoài ra, những bất cập trong công tác quản lý kinh doanh xăng dầu còn gây gián đoạn, đứt gãy nguồn cung cho thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, an ninh năng lượng, phát triển kinh tế,…

Trong bài phát viết về Chống lãng phí mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu nhiều giải pháp, trong đó yêu cầu thống nhất nhận thức “đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.

Đồng thời, Tổng Bí thư cũng yêu cầu “tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công. Ban hành quy định của Đảng nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; quy định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí".

Vì vậy, ngoài việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định về kinh doanh xăng dầu, chúng ta cũng cần sớm ban hành quy định nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí, tiêu cực trong lĩnh vực năng lượng, trong đó có hoạt động kinh doanh xăng dầu để sẵn sàng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, tạo cơ sở pháp lý từng bước hạn chế lãng phí.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.

Tin cùng chuyên mục

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Theo các chuyên gia, thực tiễn vừa qua cho thấy việc hoàn thiện chính sách quản lý là yếu tố quan trọng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu 
 Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu gắn với lấp các lỗ hổng cơ chế, chính sách là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành Công Thương
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động

Xăng dầu là nguồn lực chiến lược liên quan đến an ninh quốc gia, bởi vậy chống lãng phí trong kinh doanh xăng dầu cần xem như mang tầm chiến lược cho phát triển
Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Góp ý tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng đề nghị phải đổi mới tư duy, cách làm.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Năm 2009, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nước ta.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi) đã giải quyết cơ bản các điểm nghẽn được chỉ ra trong báo cáo giám sát thực thi chính sách phát triển năng lượng 2016-2021 của Quốc hội.
Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Luật Điện lực (sửa đổi) sớm ban hành sẽ giúp "khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, pháp luật, cải cách ngành điện hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển".
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hội thảo về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Hội thảo về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ mang lại những lợi ích lớn cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Chống lãng phí -

Chống lãng phí - 'cuộc chiến với giặc nội xâm'

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh cần nhận thức rằng đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống giặc nội xâm đầy cam go; 1 phần của cuộc đấu tranh giai cấp.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động