Bộ Công Thương: Hành trình 10 năm cải cách hành chính

Bài 4: Đi đầu trong Chính phủ điện tử và dịch vụ công

Một trong những kết quả tích cực của Bộ Công Thương trong chương trình CCHC được Chính phủ, các Bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận là công tác hiện đại hoá hành chính, nổi bật là Chính phủ điện tử và dịch vụ công.
Bài 3: Đột phá kiện toàn bộ máy Bài 2: Điểm sáng về cắt giảm điều kiện kinh doanh Bài 1: Tiên phong cải cách, vượt lên chính mình

Đồng bộ các giải pháp Chính phủ điện tử

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trên cơ sở kế thừa kết quả đạt được ở giai đoạn trước, trong giai đoạn 2016-2020, Bộ đã xây dựng thể chế thúc đẩy Chính phủ điện tử bằng 05 quyết định như Quyết định số 3013/QĐ-BCT ngày 22 tháng 8 năm 2018 về việc thành lập Ban chỉ đạo về Chính phủ điện tử Bộ Công Thương do Bộ trưởng làm Trưởng ban trên cơ sở kiện toàn Ban chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Công Thương trước đây; Quyết định số 3017/QĐ-BCT ngày 23 tháng 8 năm 2018 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo về Chính phủ điện tử Bộ Công Thương. Quyết định số 4597/QĐ-BCT ngày 12 tháng 12 năm 2018 phê duyệt Kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ Công Thương giai đoạn 2018-2020.

Đặc biệt để đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Bộ Công Thương điện tử (e-MOIT) gắn với đổi mới; đồng thời phát triển CPĐT dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng… trong năm 2018, Bộ cũng đã ban hành Quyết định số 4918/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2018 về việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng Bộ Công Thương và Quyết định số 5045/QĐ-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2018 về việc phê duyệt Kế hoạch cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ Công Thương giai đoạn 2019-2020.

Để thực hiện Chính phủ điện tử, thời gian qua Bộ Công Thương đã ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ phiên bản 1 (version 1) tại Quyết định số 4849/QĐ-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1. Đồng thời cập nhật phiên bản 2 theo kế hoạch tại Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ đúng yêu cầu về chất lượng, tiến độ.

Từ ngày 24/6/2019, Bộ Công Thương đã tiếp nhận và sử dụng chính thức Hệ thống e-Cabinet (Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ), qua đó thể hiện quyết tâm trong tiến trình cải cách hành chính, là bước đi lớn trong hiện thực hoá Chính phủ phi giấy tờ trong lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế theo yêu cầu tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ, nâng cao tính minh bạch trong quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Bộ cũng chủ động nâng cao tính bảo mật hệ thống; thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành chức năng nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, liên tục; ngăn chặn, phòng tránh các nguy cơ bị tấn công từ bên ngoài; thường xuyên tổ chức và cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao về trình độ quản lý, vận hành các hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu của các đơn vị liên quan thuộc Bộ.

Song song với đó, Bộ Công Thương đẩy mạnh thực hiện hiện đại hóa hành chính tại bộ thông qua việc ứng dụng phần mềm quản lý văn bản tại các cơ quan hành chính thuộc bộ. Tiến hành cải tiến quy trình xử lý văn bản và triển khai xây dựng, ứng dụng Hệ thống xử lý văn bản điện tử Bộ Công Thương (iMOIT) đối với 100% đơn vị thuộc khối cơ quan Bộ từ năm 2016. Theo đó, 100% các văn bản đi và đến được trao đổi, xử lý và lưu trữ trực tiếp trên môi trường mạng; Tỷ lệ xử lý văn bản đến trong Bộ đạt tỷ lệ trên 90%. Hệ thống IMOIT đã được kết nối liên thông với hệ thống quản lý văn bản điện tử của Văn phòng Chính phủ.

bai 4 di dau trong chinh phu dien tu va dich vu cong
Bộ Công Thương hiện có nhiều nhất các dịch vụ công kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia

Điểm sáng dịch vụ công trực tuyến

Là một trong những Bộ có nhiều thủ tục, điều kiện kinh doanh ở nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Khối lượng công việc nhiều, nhân lực hạn chế có thể dẫn đến tình trạng chậm giải quyết cho doanh nghiệp, người dân. Mặt khác việc giải quyết bằng hồ sơ giấy dẫn đến mất thời gian, chi phí của doanh nghiệp; tiến trình giải quyết hồ sơ chưa công khai minh bạch, khó kiểm soát; thêm vào đó, có thể phát sinh những tiêu cực không đáng có.

Thấu hiểu nỗi trăn trở của doanh nghiệp, người dân, ngay từ những năm 2011 (trước đó là chương trình thử nghiệm), Bộ Công Thương đã đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến tại Bộ cũng như các chương trình kết nối khác.

Tính đến hết năm 2019, tất cả 292 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên; trong đó có 166 DVCTT mức độ 3 và mức độ 4. Tất cả các dịch vụ công trực tuyến này đang được triển khai tại Cổng DVCTT của Bộ Công Thương. Đến nay, đã có hơn 31.000 doanh nghiệp đăng ký sử dụng Cổng DVCTT của Bộ. Trong năm 2019, Bộ Công Thương đã xử lý hơn 1.540.000 bộ hồ sơ điện tử qua các DVCTT mức độ 3, 4 (trong đó số lượng hồ sơ trực tuyến được gửi qua các DVVTT mức độ 3 là hơn 1.314.000, hồ sơ được gửi qua DVCTT mức độ 4 là hơn 225.465), tương ứng 99% tổng số hồ sơ được gửi đến Bộ.

Bên cạnh việc đưa vào sử dụng các DVCTT, Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ hàng vạn lượt doanh nghiệp trong việc sử dụng các DVCTT thông qua điện thoại, email… góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tốt hơn trong việc tiếp cận với các TTHC do Bộ quản lý.

Với quan điểm và thực tiễn lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, Bộ Công Thương chủ động lựa chọn những dịch vụ công thuộc thẩm quyền của Bộ có số lượng hồ sơ lớn, có tác động trực tiếp người dân, doanh nghiệp đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Ngay trong tháng 11 năm 2019 (trước khi khai trương Cổng Dịch vụ công quốc gia - Cổng DVCQG), Cổng DVC của Bộ Công Thương đã kết nối kỹ thuật thành công 02 nhóm dịch vụ công với Cổng DVCQG bao gồm: (1) Cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi, (2) Đăng ký hoạt động khuyến mại. Đây là các nhóm thủ tục có số lượng hồ sơ trực tuyến lớn nhất thực hiện tại của Bộ Công Thương. Hiện có khoảng 30.000 doanh nghiệp khai báo dưới hình thức trực tuyến trong những năm vừa qua đối với các nhóm thủ tục này.

Đối với thủ tục Thông báo thực hiện khuyến mại, mặc dù đã được phân cấp về các địa phương, Bộ cũng đã phối hợp với VPCP làm đầu mối, triển khai thủ tục này trên Cổng DVCQG để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chỉ khai báo một lần duy nhất cho tất cả các tỉnh trên toàn quốc, kết nối, liên thông dữ liệu điện tử đến các Hệ thống một cửa điện tử của các tỉnh (thay vì khai báo trên từng tỉnh như hiện nay).

Đến cuối tháng 12 năm 2019, Bộ Công Thương đã đưa tổng cộng 131 DVCTT mức độ 3, 4 của Bộ Công Thương lên Cổng DVCQG. Bộ Công Thương cũng đã được VPCP ghi nhận là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước đối với việc kết nối Cổng DVCQG.

bai 4 di dau trong chinh phu dien tu va dich vu cong

Đối với việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, cho đến thời điểm này, Bộ Công Thương hiện đã kết nối 11 DVCTT với Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW) bao gồm: (1) Cấp Giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; (2) Cấp Giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; (3) Cấp Giấy phép nhập khẩu tự động mô-tô phân khối lớn; (4) Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D; (5) Cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô; (6) Khai báo hóa chất; (7) Thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; (8) Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (xuất khẩu) tiền chất công nghiệp; (9) Thủ tục nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại; (10) Thủ tục đề nghị cấp văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN; (11) Thủ tục thông báo chỉ tiêu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá.

Trong 2019, Bộ Công Thương đã xử lý hơn 192.000 hồ sơ điện tử thông qua VNSW. Riêng đối với thủ tục Cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng cục Hải quan kết nối thành công và đã trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 6 nước bao gồm: Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Bruinei, Campuchia. Trong năm 2019, tổng số hồ sơ điện tử đã trao đổi với các nước là 137.580 hồ sơ. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử khác với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đình Dũng - Lan Anh - Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tạo cơ hội để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc và thế giới.
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 bên cạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công,thu hút FDI, đầu tư tư nhân phải kể đến nông nghiệp và xuất khẩu...
Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị, kinh tế thế giới vẫn hiện hữu, tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Chiều 19/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary.
Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Muốn tiến ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang từ việc xây dựng thương hiệu mạnh đến triển khai chiến lược tiếp cận thị trường bài bản.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.
Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều động lực tăng trưởng mới nhưng hiện thực hoá các động lực bằng thể chế và quyết tâm của doanh nghiệp mới quan trọng.
Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam khẳng định: Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6% - 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng.
Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Theo Tổng cục Thống kê, để kinh tế số đạt khoảng 20% GDP vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội XIII đưa ra là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Diễn đàn xúc tiến thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tạo cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác thương mại.
6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%- 6,5%, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp.
Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Đây là thông tin được lãnh đạo tỉnh Phú Yên đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 31/12.
Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành Công Thương Đà Nẵng trong năm 2023, 6 nội dung đã được địa phương này kiến nghị nhằm tạo động lực phát triển.
Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Đây là ý kiến thống nhất của các đại biểu tại cuộc họp Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi và điện khí theo Quy hoạch điện VIII.
COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.
Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị đối thoại với ngư dân tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ ngư dân rằng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.
Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Ngày 01/12/2023, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Vinamilk tổ chức chương trình tập huấn cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động