Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.
CIEM dự báo 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 TS Lê Duy Bình: Kỳ vọng duy trì tăng trưởng ngoại thương năm 2022

Chia sẻ với phóng biên Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình – Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.

Kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!
Chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình – Giám đốc Economica Việt Nam

Ông đánh giá như thế nào về 2 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024 vừa được các chuyên gia kinh tế của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại Báo cáo kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng 2024?

Báo cáo của CIEM đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2024, với mức tăng trưởng 6,13% cho kịch bản 1 và 6,48% cho kịch bản 2. Trong đó, kịch bản 1 tăng trưởng 6,13% dựa trên một số giả định như GDP của thế giới tăng 2,9% trong năm 2024, tỷ giá VNĐ/USD tăng 1,5%, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 9%, tín dụng tăng 15%, chuyển giao Chính phủ và khu vực tư nhân đều tăng 5% trên cán cân thanh toán, vốn thực hiện của khu vực FDI tăng 3%, giải ngân đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước ở mức 677,3 nghìn tỷ đồng.

Kịch bản 2 của CIEM giữ nguyên hầu hết các giả thiết như kịch bản 1, nhưng điều chỉnh GDP của thế giới lên 3,2%, tổng phương tiện thanh toán tăng 10%, tín dụng tăng 16%, giá nhập khẩu hàng hoá giảm 5%, tỷ giá VNĐ/USD tăng 2%, và vốn thực hiện của khu vực FDI tăng 5%.

Để đạt được các giả định trên hay nói cách khác là các điều kiện để đặt ra mục tiêu tăng trưởng của cả hai kịch bản này là đầy thách thức trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, cũng có thể dễ dàng thấy rằng, đạt được các điều kiện này là hoàn toàn có thể chỉ cần với với các nỗ lực hơn mức bình thường.

Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ hài lòng với các kịch bản tăng trưởng tuy thách thức nhưng vẫn dường như vẫn còn chứa đựng nhiều sự thận trọng như vậy. Những kịch bản đó tuy rất khó khăn, đòi hỏi nhiều nỗ lực. Nhưng đó mới chỉ là những nỗ lực hơn mức bình thường chứ chưa phải là các nỗ lực phi thường.

Kịch bản tăng trưởng 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!
Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng hoàn toàn có cơ sở

Ông từng đề xuất CIEM bổ sung thêm kịch bản tăng trưởng 7% trong năm 2024. Kịch bản này liệu có quá lãng mạn trong bối cảnh hiện nay không, thưa ông?

Theo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Như vậy, yêu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt với tầm nhìn và mục tiêu trong trung hạn là vượt bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao, và đưa nền kinh tế sớm quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao, đòi hỏi chúng ta cần phải có những nỗ lực phi thường, ngay từ bây giờ, chứ không phải chỉ những nỗ lực trên mức bình thường.

Đó là lý do tôi nghĩ chúng ta cần có một kịch bản tăng trưởng tham vọng hơn, nhiều hoài bão hơn, dám nghĩ lớn hơn để tạo áp lực mạnh mẽ hơn để có các nỗ lực phi thường. Chúng ta cũng cần một kịch bản để truyền cảm hứng cho các hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa cho cả nền kinh tế.

Tăng trưởng 7% trong năm 2024 là kịch bản mơ ước, và có thể nói là lãng mạn nếu so với các khó khăn hiện nay mà chúng ta đang phải đối mặt, nhưng theo tôi mục tiêu này không phải là không thể, hoặc chí ít khi chúng ta quyết tâm thực hiện, nó cũng tạo ra động lực để có các nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa từ các cấp chính quyền, địa phương, doanh nghiệp và người dân, giúp nền kinh tế quay trở lại tốc độ tăng trưởng 7% vào năm 2025 và những năm tiếp theo.

Hơn nữa, nếu xem xét kỹ, ngoại trừ các yếu tố mang tính ngoại cảnh, nằm ngoài tầm kiểm soát của Việt Nam, thì các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024 dù là thách thức nhưng đều có tính khả thi và nền kinh tế có thể đạt được nếu quyết tâm ngay từ những tuần đầu, tháng đầu của năm 2024.

Như vậy, tại sao chúng ta không mạnh dạn, dám nghĩ đến một kịch bản tăng trưởng cao hơn nữa, để các yếu tố nội lực của nền kinh tế được phát huy một cách mạnh mẽ hơn?

Chưa kể, theo quan điểm của tôi, kịch bản tăng trưởng 6,48% trong năm 2024 mà CIEM đưa ra vẫn là kịch bản vẫn thận trọng, an toàn, đặc biệt nó chưa đủ tạo áp lực, chưa đủ truyền cảm hứng để biến những tiềm năng của nền kinh tế trong nước trở thành cơ hội tăng trưởng. Vì thế, việc đặt mục tiêu 7% sẽ tạo ra những áp lực, và là kịch bản truyền cảm hứng, thôi thúc chúng ta hướng đến mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững với tầm nhìn đến 2030 và 2045 một cách quyết liệt và mạnh mẽ hơn. Mục tiêu và tầm nhìn đến 2030 và 2045 đã rất rõ ràng và chúng ta thực sự không có nhiều thời gian. Vì vậy những nỗ lực phi thường với những bước chân mạnh mẽ, thần tốc là vô cùng cần thiết, ngay từ hôm nay và lúc này để đạt được mục tiêu, tầm nhìn đến 2030 và 2045.

Kịch bản tăng trưởng 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!
TS Lê Duy Bình: Tăng trưởng 7% trong năm 2024 là kịch bản mơ ước, và có thể nói là lãng mạn nếu so với các khó khăn hiện nay mà chúng ta đang phải đối mặt

Thừa nhận mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024 là lãng mạn, nhưng theo ông liệu chúng ta có cơ sở, dư địa để đạt được mục tiêu này không?

Theo tôi mặc dù có nhiều thách thức, nhưng chúng ta có nhiều dư địa để chúng ta đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2024, mà không làm ảnh hưởng tới cân đối lớn của nền kinh tế và có tính bền vững từ góc độ tăng trưởng. Điều quan trọng là chúng ta phải có những nỗ lực phi thường để biến các tiềm năng thành hiện thực.

Ví dụ, một trong những lĩnh vực tiềm năng là gia tăng đầu tư tư nhân. Đây sẽ là một yếu tố có tính đột phá để có được một tốc độ tăng trưởng tốt hơn kịch bản 2 giúp chúng ta tiệm cận gần hơn tới kịch bản mơ ước. Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 3423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm trước, trong đó khu vực Nhà nước tăng 14,6%, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 5,4%. Tuy nhiên, đầu tư của khu vực tư nhân chỉ tăng 2,7%, thấp nhất trong những năm gần đây. Chúng ta cần những nỗ lực phi thường để đưa đầu tư tư nhân trong nước tăng ở mức trên 10%-15% mỗi năm, và duy trì được tốc độ tăng này trong một giai đoạn dài. Đây sẽ là yếu tố quan trọng, tạo sự khác biệt về tăng trưởng trong năm 2024 và trong nhiều năm tới.

Bên cạnh đó, cần có những nỗ lực đặc biệt để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư để nền kinh tế Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện mang tính đột phá trên các bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh toàn cầu, về năng lực đổi mới sáng tạo, tự do kinh tế và nhiều bảng xếp hạng khác. Chúng ta cũng cần các nỗ lực phi thường để không mãi nằm ở nửa dưới của các bảng xếp hạng, mặc dù chúng ta đã rất nỗ lực để có những tiến bộ để từng bước nhích dần trên các bảng xếp hạng trong suốt thời gian vừa qua.

Ngoài các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu, những động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo nếu được phát huy mạnh mẽ sẽ là nhân tố đóng góp cho một kịch bản mơ ước này.

Những động lực tăng trưởng mới này chỉ có thể thực sự đóng góp mạnh mẽ hơn nữa khi các cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, những cơ chế thúc đẩy đổi mới, sáng tạo của doanh nghiệp người dân sẽ thực sự được ban hành, đi vào cuộc sống chứ không còn mãi ở dạng dự thảo như hiện nay. Quả thực chỉ cần ban hành quy định chính thức, đưa một vài cơ chế thử nghiệm có kiểm soát vào thực hiện ngay trong năm 2024 tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng cần có những nỗ lực phi thường vì có những văn bản đã tồn tại dưới hình thức dự thảo đến nay đã hơn 3 năm mà chưa thể được ban hành và thực sự đi vào cuộc sống.

Trong năm 2024, cho dù có đạt được kịch bản mơ ước như vậy hay không, nhưng chúng ta rất cần những nỗ lực phi thường ngay trong năm để hướng tới mục tiêu GDP bình quân đầu người đạt mức 5.000 USD vào năm 2025, đồng thời chuẩn bị hành trang, tâm thế tốt nhất cho giai đoạn tăng trưởng cao vào bền vững trong giai đoạn 2026-2030 và những giai đoạn tiếp theo.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hòa (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Việt Nam là ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ

Với lợi thế về nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học – công nghệ, Việt Nam đang trở thành ‘đại bản doanh’ của nhiều tập đoàn công nghệ toàn cầu.
Hơn 1.000 đại biểu dự Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam

Hơn 1.000 đại biểu dự Diễn đàn đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam

Hơn 1.000 đại biểu, trong đó có 200 doanh nghiệp tham dự Diễn đàn Đầu tư đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025 (VIPC 2025) được tổ chức vào sáng 22/4, tại Hà Nội.
Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Sáng nay, ngày 22/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị về các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Tây Ban Nha muốn tham gia vào dự án công nghiệp, năng lượng tại Việt Nam

Tây Ban Nha muốn tham gia vào dự án công nghiệp, năng lượng tại Việt Nam

Doanh nghiệp Tây Ban Nha có thể tham gia tích cực vào các dự án chiến lược của Việt Nam về công nghiệp, năng lượng, hạ tầng giao thông, đường sắt đô thị.
Hai quyết sách

Hai quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chỉ trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra hai quyết sách khiến người dân vui mừng, đó là miễn học phí, sắp tới là miễn viện phí.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn phát triển ngành bán dẫn và AI

Thủ tướng Chính phủ tham dự Diễn đàn phát triển ngành bán dẫn và AI

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn “Việt Nam chủ động phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên mới”.
Sáp nhập tỉnh cần chú ý yếu tố văn hóa

Sáp nhập tỉnh cần chú ý yếu tố văn hóa

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ lưu ý, khi nghiên cứu định hướng sáp nhập đơn vị cấp tỉnh theo Kết luận 127, cần chú ý đến yếu tố văn hóa.
Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Để triển khai thành công thị trường carbon không đơn giản, ngoài hoàn thiện cơ chế chính sách, cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam: Tạo động lực chuyển đổi thông minh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam: Tạo động lực chuyển đổi thông minh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Ngày 19/12, tại TP. Hồ Chí Minh, Diễn đàn Khu công nghiệp Việt Nam năm 2024 được tổ chức với chủ đề: "Kỷ nguyên vươn mình của khu công nghiệp Việt Nam".
Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ 2024

Diễn đàn hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ do Bộ Công Thương phối hợp tổ chức là cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Sáng 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, sự kiện do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.
Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Khu thương mại tự do là mô hình hiệu quả thúc đẩy xuất nhập khẩu, phát triển logistics

Đó là nhận định của ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024.
Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề về khu thương mại tự do

Từ 14h chiều 1/12, Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do - giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics" chính thức khai mạc.
Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria muốn đầu tư vào các ngành công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh

Nhiều doanh nghiệp Bulgaria mong muốn tham gia đầu tư thêm các khu chế xuất, khu công nghiệp, tuyến đường cao tốc và ngành chế biến lương thực thực phẩm.
Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Đại biểu bàn phân cấp, phân quyền

Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) đang lấy ý kiến Quốc hội, vấn đề phân cấp, phân quyền được nhiều đại biểu quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 đại biểu tham gia Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024

Sáng 22/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Diễn đàn Thành phố thông minh và bền vững 2024 với chủ đề 'Xã hội số - Dẫn dắt tương lai bền vững của Việt Nam'.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn Khu thương mại tự do- Động lực mới phát triển ngành logistics Đà Nẵng

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài dự Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực mới phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng’.
Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không: Cơ hội quảng bá và thu hút đầu tư thương mại du lịch

Diễn đàn thương mại bán lẻ hàng không mở ra cơ hội lớn trao đổi kinh nghiệm phát triển ngành hàng không, du lịch, mua sắm và thu hút đầu tư thương mại du lịch.
Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Xây dựng Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí góp phần quan trọng kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

Báo chí là một phần của tổng thể môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Một môi trường truyền thông báo chí lành mạnh sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 - cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhấn mạnh, Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE 2024) là cơ hội để doanh nghiệp Việt hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại chính sách với khách mời trong nước và quốc tế

Tại Diễn đàn kinh tế TP. HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên đối thoại chính sách để phân tích cụ thể hơn các chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghiệp.
Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Diễn đàn kinh tế TP. Hồ Chí Minh với chủ đề Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP. Hồ Chí Minh.
Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024 (ASEAN BIS 2024) sẽ diễn ra tại Vientiane, Lào trong 4 ngày, từ ngày 8-11/10/2024.
Mobile VerionPhiên bản di động