Hành trình 10 năm cải cách hành chính ở Bộ Công Thương

Bài 1: Tiên phong cải cách, vượt lên chính mình

Nhìn lại hành trình 10 năm thực hiện chương trình cải cách hành chính (CCHC) của Bộ Công Thương, dù có khen có chê song không ai có thể phủ nhận bước chuyển tích cực và toàn diện, góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Vậy những kết quả đó là gì?    
bai 1 tien phong cai cach vuot len chinh minh
CCHC luôn được lãnh đạo Bộ quan tâm chỉ đạo trong mọi cuộc họp

Nghiêm túc triển khai

Đối với cơ quan quản lý hành chính nhà nước, điều kiện kinh doanh được coi là công cụ để quản lý doanh nghiệp và cả nền kinh tế, tuy nhiên ở một góc độ nào đó, thủ tục, điều kiện quá nhiều, không phù hợp đã trở thành “vật cản” gây khó, kiềm chế doanh nghiệp phát triển, thậm chí hình thành “cơ chế xin cho” và tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong thời gian dài gây bức xúc trong xã hội. Mặt khác, những thủ tục hành chính rườm rà, tốn nhiều thời gian, không công khai minh bạch đã ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường đầu tư, kinh doanh; giảm năng lực cạnh tranh quốc gia trên trường quốc tế.

Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, tại Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX (tháng 4/2001), bên cạnh việc khẳng định mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hoá đã đưa ra một loạt chủ trương, giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cải cách hành chính thời gian tới như điều chỉnh chức năng và cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; phân công, phân cấp; tách quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh, tách cơ quan hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập trật tự kỷ cương, chống quan liêu, tham nhũng.

Dựa trên những chủ trương của Đảng, bám sát chỉ đạo, chương trình, kế hoạch của Chính phủ, kể từ 2001 đến nay, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng các chương trình CCHC tổng thể, toàn diện với những thay đổi linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên thực tế, công tác CCHC luôn được Lãnh đạo Bộ, đứng đầu là Bộ trưởng và các Thứ trưởng dành sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời, tạo động lực để hoạt động CCHC của Bộ đạt được kết quả cao, từ đó, góp phần tăng cường nhận thức, tạo chuyển biến rõ rệt trong hành động của cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và cán bộ, công chức Bộ Công Thương nói riêng. Việc triển khai Chương trình tổng thể CCHC, các đề án liên quan và triển khai các hoạt động CCHC của Bộ Công Thương đều bám sát nội dung và kế hoạch đã đề ra. Các văn bản chỉ đạo điều hành thực hiện CCHC được ban hành tương đối kịp thời, góp phần vào việc hoàn thành các nhiệm vụ CCHC với kết quả cao.

Các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch và Nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao, luôn được Bộ Công Thương ban hành Chương trình, Kế hoạch hành động để cụ thể hóa và tổ chức quán triệt, thực hiện kịp thời tạo cơ sở, tiền đề cho các cơ quan, đơn vị trong ngành triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, hiệu quả. Những năm qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về công tác CCHC với trọng tâm là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần các Nghị quyết số 19, Nghị quyết 01 và Nghị quyết số 35 của Chính phủ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngành Công Thương, hướng đến hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ giao. Đồng thời theo chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, các Chương trình, Kế hoạch, Nghị quyết của cấp trên, yêu cầu đặt ra tại Bộ, Bộ Công Thương theo phân cấp, thẩm quyền đã ban hành, cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo điều hành về CCHC.

Lãnh đạo Bộ thường xuyên lồng ghép, phổ biến, quán triệt sâu rộng về tầm quan trọng và mục tiêu, ý nghĩa của công tác CCHC thông qua các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các hội nghị, hội thảo chuyên môn và đặc biệt là các hội nghị giao ban của Bộ..., đã tạo chuyển biến rõ rệt từ tư tưởng đến hành động của toàn bộ hệ thống Lãnh đạo, cán bộ, công chức, người lao động của Bộ Công Thương, góp phần nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.

bai 1 tien phong cai cach vuot len chinh minh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Công Thương tháng 7 năm 2018

Tiên phong đổi mới

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016-2020, Bộ Công Thương đã ngay lập tức xây dựng phương án đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính; điều kiện đầu tư kinh doanh và cải cách kiểm tra chuyên ngành với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện quy định, thủ tục hành chính.

Hằng năm, Bộ Công Thương thực hiện rà soát đánh giá tổng thể các TTHC, để xây dựng, ban hành Phương án đơn giản hóa, cắt giảm TTHC và đảm bảo khả năng thực thi của các TTHC được đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa. Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo chất lượng công tác CCHC của mình: song song với xây dựng nhiều kênh tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị (PAKN) của người dân, doanh nghiệp. Hàng năm, Bộ Công Thương thường xuyên duy trì tổ chức nhiều Diễn đàn, Hội nghị, Tọa đàm lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định, TTHC ngành Công Thương nhằm tăng cường đối thoại, khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân về các TTHC thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Trong đó phải kể đến những quyết định được các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là “lịch sử”, bởi lẽ từ trước tới nay chưa có Bộ, ngành nào tiên phong cắt giảm số lượng lớn thủ tục, điều kiện kinh doanh như vậy. Các điều kiện, thủ tục này từ lâu đã được xem là “quyền lợi” của các Bộ, ngành.

Các quyết định về cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hoá thủ tục hành chính được đưa ra liên tiếp. Có thể kể đến Quyết định số 4846/QĐ-BCT ngày 9/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về Phương án tổng thể đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương năm 2017; theo Phương án này, Bộ đơn giản hóa, bãi bỏ 123 TTHC trong tổng số 443 TTHC thuộc phạm vi Bộ quản lý thời điểm đó. Đây được xem là cuộc cải cách chưa từng có trong lịch sử ngành Công Thương nhiều năm nay; tuy nhiên, năm 2017, Bộ Công Thương đã thực hiện vượt mục tiêu này, đã cắt giảm và đơn giản hóa 183 TTHC.

Ngày 20/9/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT về Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 – 2018. Theo đó, có khoảng 55,5% trên tổng số các điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực công thương đã được đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa trong 16 ngành nghề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Ngày 27/4/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 1408/QĐ-BCT ban hành Phương án tổng thể đơn giản hóa TTHC năm 2018 của Bộ Công Thương. Theo đó, Bộ Công Thương hoàn thành việc cắt giảm, đơn giản hóa 50 TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý.

Ngày 11/10/2018, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ký Quyết định số 3720/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương giai đoạn 2019-2020; Phương án tiếp tục đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa và chuyển hậu kiểm: 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (tương đương với 36%).

Ngày 24/4/2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 1019/QĐ-BCT phê duyệt Phương án tổng thể đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương năm 2019; theo đó, sẽ tiếp tục đơn giản hóa, cắt giảm 40 TTHC/ tổng số 444 TTHC hiện có. Tính đến thời điểm hiện tại, các Phương án cắt giảm TTHC tại Quyết định số 1019/QĐ-BCT đã được Bộ Công Thương triển khai thực thi tại các VBQPPL sửa đổi, đảm bảo tiến độ thực hiện.

Đầu năm 2020 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành chỉ thị số 03/CT-BCT ngày 17 tháng 01 năm 2020 về việc tiếp tục rà soát để cắt giảm, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân. Với 446 TTHC hiện có, Bộ Công Thương cũng đã phân cấp cho các địa phương thực hiện 152 (132 TTHC thực hiện ở cấp tỉnh; 18 TTHC thực hiện ở cấp Huyện, 02 TTHC thực hiện ở cấp xã).

Nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ, sự cố gắng nỗ lực của Thủ trưởng, tập thể cán bộ, công chức thuộc Bộ, giai đoạn 2016-2019 công tác CCHC của Bộ Công Thương đã có sự chuyển biến tích cực, vị trí xếp hạng Chỉ số CCHC (Parindex) của Bộ liên tục có những bước tiến vượt bậc: năm 2016, đứng thứ 12/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ (tăng 6 bậc so với năm 2015); năm 2017, đứng thứ 5/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ (tăng 7 bậc so với năm 2016, tăng 13 bậc so với năm 2015); năm 2018 tiếp tục giữ vị trí thứ 5/18 Bộ, cơ quan ngang Bộ. Các Chương trình, Kế hoạch công tác nói chung và về CCHC nói riêng của Bộ được hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ; nhiều TTHC, điều kiện đầu tư, kinh doanh không cần thiết đã được xem xét bãi bỏ hoặc đơn giản hóa tối đa; công tác chỉ đạo điều hành, cải cách tổ chức bộ máy; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính của Bộ Công Thương luôn nằm trong top đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Những chuyển biến trong bảng xếp hạng chỉ số CCHC của Bộ Công Thương là một minh chứng rõ ràng cho sự đổi mới, quyết tâm của lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức vì lợi ích quốc gia hơn là lợi ích cục bộ. Đồng thời tạo động lực và sự lan toả mạnh mẽ từ các Bộ, ngành đến các địa phương, góp phần quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Quan trọng hơn, những nỗ lực cải cách của toàn hệ thống chính trị, trong đó có Bộ Công Thương - một bộ kinh tế đa ngành quan trọng trong mọi hoạt động lớn của nền kinh tế với đóng góp hơn 60% GDP đã góp phần quan trọng phát triển đất nước.

Trong giai đoạn từ 2016 đến nay, dù chưa có thống kê cụ thể song nhìn những con số tăng trưởng toàn diện đã cho thấy hầu hết các mục tiêu được hoàn thành, thậm chí vượt chỉ tiêu đề ra.

Cụ thể năm 2018-2019, Việt Nam đã đạt và vượt toàn bộ 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao (7 chỉ tiêu ước đạt và 5 chỉ tiêu ước vượt kế hoạch). Kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Chính sách tiền tệ được điều hành hiệu quả, giữ ổn định thị trường ngoại tệ, tỷ giá; dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng mạnh. Hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện. Đặc biệt, Việt Nam được quốc tế đánh giá là nước cải thiện tốt nhất về năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%. Một số điểm sáng có thể đề cập đến là tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2019 tăng 8,90% so với năm trước; Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2019 tăng cả về số lượng, vốn đăng ký và số lao động so với năm 2018; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 ước tính đạt 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm trước; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 vượt mốc 500 tỷ USD, trong đó ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.

Sự tiên phong đổi mới, cải cách, dám nghĩ, dám làm của Tập thể lãnh đạo Bộ Công Thương, nhất là từ nhiệm kỳ 2016-2021, đã tạo ra không khí mới và đem lại những kết qủa tích cực, trong đó có công tác CCHC. Tại buổi làm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Bộ Công Thương ngày 11/7/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã lãnh đạo, chỉ đạo đạt hầu hết các chỉ tiêu đề ra; trong đó, đáng ghi nhận là việc tổ chức bộ máy, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

"Bộ Công Thương là một trong những Bộ đi đầu. Trung ương vừa ra Nghị quyết, các đồng chí đã nghiêm túc thực hiện" - Tổng Bí thư ghi nhận và cho biết, các đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện xây dựng thể chế, tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ của ngành, bước đầu đạt kết quả; lãnh đạo, chỉ đạo thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước đồng bộ, thực chất; đã quan tâm hơn đến công tác xây dựng đảng, chấn chỉnh xây dựng nội bộ đoàn kết trên cơ sở tập trung dân chủ.

Bên cạnh đó, cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng, phải có sự hy sinh, quyết tâm lắm, Bộ Công Thương mới làm được như vậy. Bởi, muốn cải cách như thế này, chúng ta phải chấp nhận hy sinh lợi ích, bước lên một bước cao hơn, thúc đẩy cho phát triển chung.

Nhờ những nỗ lực trong công tác CCHC, tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai năm 2017 toàn ngành Công Thương, bên cạnh những lời biểu dương về kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá: "Bộ Công Thương hiện đi đầu trong cải cách hành chính" đồng thời khẳng định: "Kết quả này có được là nhờ sự đoàn kết nhất trí, trên dưới một lòng cùng nỗ lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao".
Bài 2: Điểm sáng về cắt giảm điều kiện kinh doanh
Đình Dũng – Lan Anh – Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, phát triển giữa Hà Nội - Hòa Bình

Đoàn công tác của UBND TP. Hà Nội làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình về hợp tác phát triển giữa hai địa phương và các nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Thủ tướng làm việc với Công an Phú Thọ, thúc đẩy triển khai Đề án 06

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ, làm việc với Công an tỉnh Phú Thọ về triển khai Đề án 06.
Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng nay 18/4 (tức 10/3 Âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng lễ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Tối ngày 17/4 tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND TP.Hà Nội tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba.

Tin cùng chuyên mục

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc trong dòng chảy hội nhập

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc ngày 20/5/2024

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5/2024 và bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024.
Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Đề xuất đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Việc triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới cao tốc.
Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Khẩn trương lấy ý kiến rộng rãi người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương lấy ý kiến địa phương, người dân, doanh nghiệp… đối với quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định giá đất.
Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên "cột mốc vàng" lịch sử Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự cuộc gặp mặt, tri ân với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển, cần được bảo tồn và phát huy.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Cấm kinh doanh xuất khẩu di vật, cổ vật

Sáng 17/4, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Thủ tướng dự gặp mặt, tri ân những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chiều 16/4, Thủ tướng Chính phủ đã dâng hương tại Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khu di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Bảo đảm tiến độ chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chiều 16/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã tổ chức phiên họp báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch số 88 của UBND TP. Hà Nội.
Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi

Đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023.
Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể các loại thuốc được kinh doanh thương mại điện tử

Cần quy định cụ thể hơn về các loại thuốc được kinh doanh, các hình thức kinh doanh được thực hiện theo phương thức thương mại điện tử.
CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

CEO Tim Cook: Apple sẽ đẩy mạnh hợp tác năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực tại Việt Nam

Ông Tim Cook kiến nghị một số nội dung hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian tới.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Cần sự đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Việt Nam - Cuba: Nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư

Chính phủ Cuba sẽ tìm cơ chế, giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.
Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí Argentina đăng bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024),báo Argentina đã trích dẫn bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Tạo dấu mốc mới trong lịch sử quan hệ truyền thống Việt Nam - Cuba

Chuyến thăm Cuba của Phó Thủ tướng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa hiểu biết, gắn bó, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam - Cuba.
4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

4 lưu ý giúp Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 2024

Tăng trưởng GDP quý I/2024 có nhiều tín hiệu tích cực, song vẫn đối mặt với những khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần lưu ý 4 vấn đề.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động