Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Đây là ý kiến thống nhất của các đại biểu tại cuộc họp Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi và điện khí theo Quy hoạch điện VIII.
Bàn giải pháp phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII Cần hoàn thiện chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển thị trường điện khí Thái Bình chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy nhiệt điện LNG với quy mô 1.500 MW

Những khó khăn vướng mắc

Tại cuộc họp ngày 15/12/2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, theo Quyết định số 500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, tổng công suất đặt hệ thống điện đến 2030 là 150,489 GW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay, khoảng 80 GW). Trong đó tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424 MW (khi trong nước 10 dự án với tổng công suất 7,900 MW và LNG có 13 dự án với tổng công suất 22.824 MW); Tổng công suất các nguồn điện gió ngoài khơi khoảng 6.000 MW và có thể tăng lên trong trường hợp công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tài hợp lý).

Thời gian từ nay đến năm 2030 chỉ còn 7 năm, thì đây là một thách thức rất lớn không chỉ về quy mô, thời gian, các yêu cầu đảm bảo cung cấp điện, an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng theo cam kết quốc tế.

Nguồn điện khíđiện gió ngoài khơi theo quy hoạch điện VIII có vai trò rất quan trọng, chiếm tới 46% nguồn điện tăng thêm từ nay đến 2030. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện đang gặp khó khăn vướng mắc cần các giải pháp kịp thời.

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Báo cáo của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho thấy, đối với điện khí, theo Quy hoạch điện VIII được duyệt, tổng quy mô công suất các dự án nhà máy điện khi được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành trước năm 2030 là 30.424 MW (23 dự án), trong đó: 10 Dự án sử dụng khi khai thác trong nước (7.900 MW); 13 Dự án sử dụng LNG (22.824 MW).

Đối với các dự án điện gió ngoài khơi, công suất đến năm 2030 đạt 6000 MW, định hướng đến năm 2050 đạt từ 70.000 MW đến 91.000 MW. Điện gió ngoài khơi có suất đầu tư rất lớn, khoảng 2 - 3 triệu USD/1 MW và thời gian thực hiện khoảng từ 6 - 8 năm kể từ lúc bắt đầu khảo sát.

Hiện điện gió ngoài khơi đang gặp 4 vướng mắc chính gồm các quy định về khảo sát, điều tra, đo đạc trên biển để lập dự án; Chưa có quy hoạch không gian biển quốc gia; Chưa có quy định rõ về vấn đề chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư; cơ chế giá mua bán điện, bao tiêu sản lượng điện.

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Cần sớm có cơ chế đặc thù

Tại cuộc họp, đại diện các doanh nghiệp đầu tư, các uỷ ban của Quốc hội, chuyên gia đều thống nhất về tầm quan trọng của nguồn điện khí và điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII. Thống nhất cần sớm có cơ chế đặc thù cho 2 loại hình nguồn điện này.

Chuyên gia Bùi Xuân Hồi cho rằng, đối với bất kỳ nguồn điệ nào, cần giải quyết vấn đề cơ chế giá là quan trọng. Khi thống nhất được cơ chế giá sẽ đẩy nhanh quá trình triển khai dự án.

Đơn cử, với điện khí, ngoài cơ chế giá thị trường cần có cam kết về sản lượng hoặc có thể không đưa các nhà máy điện khí vào thị trường điện cạnh tranh. Đối với điện gió ngoài khơi cần xây dựng cơ chế giá FIT.

Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho biết, các ỷ ban của Quốc hội đã nhận diện đầy đủ các khó khăn thách thức trong phát triển năng lượng. Ngày 13/12, Chủ tịch Quốc hội đã phê duyệt Nghị quyết về giám sát chuyên đề, trong đó có vấn đề năng lượng. Theo đó, có nhiều luật, văn bản cần sửa đổi.

Tuy nhiên, đối với những dự án cần cơ chế đặc thù để đợi sửa văn bản Luật cần ít nhất 2 năm, trong khi tiến độ các dự án không thể chờ đợi.

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí
Ông Tạ Đình Thi phát biểu ý kiến tại cuộc họp

Đồng tình với quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho rằng, với những vấn đề cấp bách cần sớm có văn bản, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để làm cơ sở triển khai sớm. Có như vậy mới đạt được mục tiêu đề ra.

Liên quan đến cơ chế giá FIT cho điện gió có thể xây dựng song cần linh hoạt điều chỉnh.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định tầm quan trọng của các dự án điện khí và điện gió ngoài khơi trong quy hoạch điện VIII vừa đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính (cam kết COP26).

Khối lượng công việc lớn, thời gian không còn nhiều nhưng việc triển khai đang gặp nhiều vướng mắc do đó, các đại biểu đều thống nhất cần có văn bản báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền theo hướng “cơ chế đặc thù” để làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo; Thống nhất đưa các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi vào danh mục trọng điểm quốc gia.

Bộ trưởng đề nghị các tập đoàn, công ty năng lượng như PVN, EVN rà soát các vấn đề vướng mắc báo cáo Chính phủ, Bộ Công Thương sớm; Đề nghị các Hiệp hội liên quan, các chuyên gia có ý kiến đóng góp về xây dựng cơ chế, giải pháp để Bộ tổng hợp báo cáo.

Bộ trưởng giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo chủ trì phối hợp với các cục vụ, đơn vị liên quan xây dựng hoàn thiện dự thảo báo cáo cấp có thẩm quyền để lấy ý kiến và trình trong năm 2023.

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng: Thách thức về thời gian

Theo TS. Võ Trí Thành, việc đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng của Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức. Áp lực lớn nhất là thời gian.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi) nhóm 1 đã tổ chức họp nhằm rà soát, đánh giá, thảo luận các ý kiến về dự thảo Luật đang lấy ý kiến.
Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Năm 2024, vấn đề điện cơ bản được đảm bảo, tuy nhiên dự báo vẫn còn những khó khăn thách thức, cần sự chung tay của khách hàng sử dụng điện.

Tin cùng chuyên mục

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án năng lượng trọng điểm

Ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm.
Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Các dự án trọng điểm ngành điện đang được triển khai khẩn trương, quyết tâm đảm bảo tiến độ

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết, việc triển khai các dự án trọng điểm ngành điện đang được diễn ra hết sức khẩn trương.
EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí cũng như quá trình thương thảo hợp đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới đây đã gửi một số kiến nghị tới Thủ tướng.
Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Việc sửa đổi Luật điện lực nhằm thể chế hoá chủ trương, chiến lược của Đảng về năng lượng điện, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý để ngành điện phát triển.
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-BCT về việc đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.
Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhằm sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách về điện lực, ngày 15/3, tại Hà Nội, Thường trực Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Để đảm bảo cung ứng điện năm 2024, nhất là các tháng cao điểm mùa khô, Bộ Công Thương sẽ tăng cường kiểm tra các đơn vị phát điện.
Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP tháo gỡ khó khăn về tạm sử dụng rừng phục vụ thi công dự án lưới điện vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Để thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam đến 2030, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 215/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Đây là chỉ đạo của lãnh đạo EVN tại buổi làm việc với EVNNPT và Công ty Truyền tải điện 1 tại Truyền tải điện Ninh Bình và Thanh Hóa ngày 22/2 vừa qua.
Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Tại Hội nghị triển khai Chiến lược Hydrogen, nhiều doanh nghiệp, địa phương, chuyên gia đã đưa ra các đề xuất, khuyến nghị.
Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Sáng 22/2/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Ngày 22/2/2024, tại Hà Nội, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen.
Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Kế hoạch huy động nguồn lực đặt ra những nguyên tắc chung để lựa chọn các dự án tham gia JETP, nhà đầu tư cần nắm rõ để đáp ứng các tiêu chí khi tham gia dự án.
Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu – điện trong mọi tình huống dịp Tết Nguyên đán 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu – điện trong mọi tình huống dịp Tết Nguyên đán 2024

Phát biểu chỉ đạo tại các đơn vị xăng dầu - điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, không để thiếu điện - xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024

Sáng 6/2/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đi kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024 và chúc Tết một số doanh nghiệp ngành năng lượng.
Bàn giải pháp mở rộng ứng dụng nhiên liệu LNG

Bàn giải pháp mở rộng ứng dụng nhiên liệu LNG

Nhiên liệu LNG có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt với lĩnh vực năng lượng, do vậy nhanh chóng mở rộng ứng dụng loại khí này là cần thiết.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động