Chất vấn giữa nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV - Lời hứa và trách nhiệm với cử tri:

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Chủ tịch Quốc hội: Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu tại Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước Bài 1: Giám sát tới cùng các lời hứa, cam kết Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Sẽ nâng cao trách nhiệm người đứng đầu

Bám sát những vấn đề “quốc kế dân sinh”

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Phạm Trường Sơn - Bí thư Chi bộ Tổ dân phố số 4 - Phường Quán Thánh (Ba Đình - Hà Nội) bày tỏ, qua theo dõi Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, tôi nhận thấy Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong hoạt động giám sát, nhất là hoạt động chất vấn. Các nội dung hỏi và trả lời đều rất ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, ít có sự trùng lặp, có đối thoại và tranh luận hết sức thẳng thắn, có tính xây dựng cao. Tận dụng tối đa hiệu quả thời gian để làm rõ vấn đề.

Bài 2: Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, mong mỏi của cử tri
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Đặc biệt, sự thay đổi trong nội dung, hình thức chất vấn được thể hiện rõ nét. Nếu như tại các kỳ họp trước các Bộ trưởng, Trưởng ngành được “nắm trước” các vấn đề dự kiến đại biểu sẽ chất vấn, thì tại kỳ họp này, vấn đề nào nhận được nhiều quan tâm của cử tri cả nước, của đại biểu Quốc hội đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực ngành nào, Bộ nào quản lý thì sẽ yêu cầu Trưởng ngành đó phải trả lời.

"Điều này đòi hỏi các Trưởng ngành phải đi sâu, đi sát lĩnh vực thuộc trách nhiệm của mình quản lý thì mới có thể giải đáp cặn kẽ các vấn đề chất vấn. Qua đó, cử tri và nhân dân cả nước có thể đánh giá được năng lực của các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành. Đồng thời, các vị Trưởng ngành và Bộ trưởng cũng xác định rõ được năng lực và trách nhiệm của mình” - ông Phạm Trường Sơn chia sẻ.

Ông Phạm Trường Sơn cũng bày tỏ ấn tượng với cách thức điều hành, dẫn dắt của Chủ tọa điều hành các phiên chất vấn. Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã rất sắc sảo, đi thẳng vào vấn đề và với “ngôn từ hết sức dí dỏm”, tạo không khí cởi mở, thân thiện, mang lại tâm lý thoải mái và “thả lỏng” cho không chỉ người được chất vấn mà cả cho người nghe và người chất vấn.

Điều đó cho thấy Quốc hội đã bám sát với những vấn đề “quốc kế dân sinh” và những mong mỏi của cử tri, nhân dân cả nước. Qua đó, chúng tôi đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, công tâm của các đại biểu Quốc hội cũng như những nỗ lực của Chính phủ đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, an sinh xã hội đặc biệt trong và sau đại dịch Covid-19” - ông Phạm Trường Sơn khẳng định.

Cùng chung đánh giá với cử tri, đại biểu Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp nhận xét: Kỳ họp này tôi đánh giá rất cao phần điều hành phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Chủ tọa điều hành rất linh hoạt, nhạy bén, cụ thể thêm các nội dung mà đại biểu chất vấn để các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời rõ, gọn, trúng vấn đề, đi thẳng nội dụng trọng tâm, nêu rõ được các giải pháp tháo gỡ, khó khăn, vướng mắc.

Trong khi đó, đại biểu Tạ Văn Hạ - đoàn Quảng Nam cho rằng, một trong những đổi mới trong công tác chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 là đối tượng chất vấn rộng tất cả thành viên Chính phủ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; phạm vi chất vấn đối với tất cả các lĩnh vực: Kinh tế tổng hợp; lĩnh vực kinh tế ngành; lĩnh vực nội chính, tư pháp; lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Thời gian chọn chất vấn dài, đó là việc thực hiện nghị quyết giám sát, chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội từ khóa XIV đến Kỳ họp thứ 4 khóa XV.

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu
Đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng, phiên chất vấn là cơ hội để các Trưởng ngành, Bộ trưởng chia sẻ với đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước về các vấn đề mà ngành quản lý

Theo đại biểu Tạ Văn Hạ, ý kiến của cử tri được đưa ra bàn luận, thảo luận tại các phiên chất vấn, nội dung chất vấn các Tư lệnh ngành cũng rất rộng và toàn diện; không khí chất vấn và trả lời chất vấn rất thắng thắn, linh hoạt cụ thể, người điều hành dí dỏm và nắm chắc để kết nối giữa người hỏi, đại biểu chất vấn và người được chất vấn.

Tôi cho rằng nhiều Tư lệnh muốn được trao đổi thêm cho rõ, tận dụng cơ hội này để chia sẻ với đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước về những vấn đề còn đang vướng và tồn tại”- đại biểu Tạ Văn Hạ cho hay.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Trường Sơn, có thể nhiều công việc, nhiệm vụ các Trưởng ngành, Bộ trưởng không thể hoàn thành được như lời hứa trước đó do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Điều mà cử tri quan tâm đó là hành động quyết tâm của các Trưởng ngành, Bộ trưởng trong xử lý giải quyết công việc, giải quyết những vấn đề vướng mắc… Điều này sẽ thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mỗi vị Tổng tư lệnh ngành.

Ấn tượng từ các Tư lệnh ngành

Đánh giá về công tác giám sát, chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Văn Thân - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay: Ấn tượng nhất đối với tôi đó là phần trả lời chất vấn của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng tại Kỳ họp thứ 6.

Thủ tướng và các Phó Thủ tướng đã thâu tóm được đúng vấn đề, toàn vấn đề nóng hiện nay, đồng thời, trả lời thẳng thắn vào các vấn đề, thỏa mãn được nguyện vọng của bản thân tôi và tôi nghĩ rằng của cả nhiều đại biểu khác nữa.

Sự trả lời của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cũng như các thành viên Chính phủ chứng tỏ Chính phủ sát dân, nắm chắc tình hình đất nước; nhiều thành viên Chính phủ đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ được giao” - đại biểu Nguyễn Văn Thân nhận xét.

Trong các Bộ trưởng trả lời chất vấn, ông Nguyễn Văn Thân cho biết ông ấn tượng nhất với 3 Bộ trưởng: Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải là hai Bộ trưởng mới nhận việc nhưng nắm bắt công việc rất vững, trả lời rất thẳng thắn.

"Điều gì mà các Bộ trưởng cho rằng đúng, các Bộ trưởng bảo vệ đến cùng và cái nào thấy chưa đúng thì các Bộ trưởng cũng rất chân thành nhận trách nhiệm, đặc biệt với nhóm vấn đề nóng được đại biểu tập trung hỏi rất nhiều nhưng Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã nắm chắc vấn đề trả lời thẳng thắn, rõ ràng và thuyết phục" - ông Thân nêu.

Với Bộ trưởng Bộ Công Thương, đại biểu Thân bày tỏ, lĩnh vực của ngành Công Thương rất rộng, toàn những vấn đề nhạy cảm: Xăng dầu, điện, thương mại quốc tế… "Song Bộ trưởng đã rất thẳng thắn, trả lời rất đúng và tôi nghĩ rằng việc khen của Chủ tịch Quốc hội là xứng đáng" - ông Thân nói.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - nhấn mạnh, tôi đánh giá cao các Bộ trưởng, Trưởng ngành tự tin nắm rất chắc, rất sát các vấn đề không chỉ là tầm vĩ mô thậm chí có những vụ việc cụ thể đại biểu nêu ra cũng được các Tổng tư lệnh ngành nắm bắt và trả lời rõ ràng.

Có những Bộ trưởng mới như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường mặc dù thời gian bổ nhiệm ngắn nhưng đã xâu chuỗi, nắm bắt được kỹ vấn đề đang đặt ra với ngành của mình và trả lời cơ bản cũng đáp ứng được yêu cầu của đại biểu và cử tri”- đại biểu Tạ Văn Hạ cho biết.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa - Ủy viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định, phiên chất vấn lần này thực sự đổi mới, trước hết về phạm vi chất vấn. Trước đây chỉ lựa chọn những vấn đề theo nhóm lĩnh vực thì bây giờ tất cả 21 lĩnh vực đã được đưa ra và chia ra các nhóm vấn đề có mối quan hệ gần nhau. Như vậy, từng vấn đề nêu ra thì không phải chỉ có một Bộ trưởng trả lời mà có thể các Bộ trưởng khác cùng phối hợp trả lời.

Cùng với đó, điểm mới ở trong nghi thức là nhiều Bộ trưởng cũng tham gia trả lời thì bớt áp lực cho các Bộ trưởng khi cùng một lúc liên tục trả lời chất vấn. Nếu như các Bộ trưởng cùng "chia lửa" có nghĩa sẽ có thời gian để chuẩn bị một cách kỹ hơn, tốt hơn và có thể nhìn nhận một cách tổng thể các vấn đề" - đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh, đồng thời chia sẻ, kỳ chất vấn này rất ý nghĩa khi chúng ta đã tổng kết lại nửa nhiệm kỳ để Quốc hội cùng với Chính phủ tìm ra những giải pháp để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của nửa nhiệm kỳ còn lại.

Khẳng định mỗi một câu trả lời của các vị trưởng ngành, Bộ trưởng là một thông điệp, đại biểu Phạm Văn Hòa đánh giá cao phần trả lời của các Bộ trưởng về nhóm vấn đề nội chính, tư pháp đã thể hiện tinh thần cầu thị, thông tin trúng và đúng các vấn đề đại biểu nêu ra.

Đặc biệt, tôi ấn tượng trước phần trả lời đầy đủ, rõ ràng, rành mạch của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà về vấn đề cải cách tiền lương và vị trí việc làm. Trước những thông tin mà Bộ trưởng đã nêu, nhân dân và cử tri mong chờ từ ngày 1/7/2024 sẽ có bước chuyển biến mới về cải cách tiền lương và vị trí việc làm với cán bộ, công chức hiện nay” - đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu
Đại biểu Phạm Văn Hòa tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Đồng thời, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đánh giá cao phần trả lời của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về tình trạng chậm, nợ văn bản của Chính phủ trong thời gian qua với tinh thần cầu thị, thẳng thắn, nhìn nhận rõ những hạn chế, thiếu sót... Trong thời gian gần đây, việc ban hành văn bản đã có chuyển biến tốt. Nội dung này được đề cập trong các phiên họp hàng tháng của Chính phủ nhằm tìm giải pháp khắc phục tốt nhất.

Như nhiều đại biểu đã nêu, tôi cũng cho rằng, nhiều cán bộ dám nghĩ mà không dám làm do xung đột văn bản pháp lý. Ví dụ thực tế như luật đã được ban hành nhưng chậm ban hành thông tư, nghị định hướng dẫn nên không có cơ sở thực hiện. Hy vọng tới đây, việc ban hành các văn bản pháp luật sẽ có chuyển biến tốt, nhanh chóng, kịp thời, đồng bộ, hạn chế những xung đột pháp lý đã được chỉ ra”- đại biểu Phạm Văn Hòa nêu ý kiến.

Theo đại biểu Tạ Văn Hạ, có những vấn đề, lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, câu chuyện kết nối để phối hợp giữa các ngành liên quan đến giải quyết cần phải đẩy mạnh hơn nữa nhằm đáp ứng được mong muốn của đại biểu.

“Mong muốn của đại biểu cũng như cử tri làm sao phải đẩy nhanh hơn nữa, tích cực hơn, quan tâm hơn, để những vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn càng được giải quyết sớm càng tốt” - đại biểu Tạ Văn Hạ cho hay.

Đánh giá giám sát, tạo tầm nhìn giải pháp

Nếu như ở Kỳ họp thứ 5, Quốc hội lựa chọn 4 nhóm vấn đề chất vấn được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, thì sang Kỳ họp thứ 6 tất cả các lĩnh vực đều được đưa ra chất vấn.

Phiên chất vấn nhằm đánh giá việc thực hiện lời hứa của Thủ tướng, các Bộ trưởng, trưởng ngành từ đầu nhiệm kỳ đến nay, như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh là, phải coi trọng giám sát những vấn đề Thủ tướng, các Bộ trưởng, Trưởng ngành nêu bật những thành tựu, nhìn nhận lại những hạn chế, tồn tại của ngành, lĩnh vực mình; giải trình thoả đáng những việc chưa hoàn thành theo yêu cầu của Quốc hội.

Bài 2: Đáp ứng yêu cầu thực tiễn, mong mỏi của cử tri
Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm lĩnh vực kinh tế ngành

Thông qua các phiên chất vấn không chỉ nhằm đánh giá hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, năng lực và trách nhiệm của các vị Tổng tư lệnh ngành, mà thông qua hoạt động chất vấn còn là phương thức để các thành viên Chính phủ, các đại biểu tìm giải pháp để đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Chia sẻ về vấn đề này, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn, đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho rằng, việc tổ chức phiên chất vấn này cho thấy nét đổi mới trong công tác tổ chức. Với 21 lĩnh vực thuộc 10 Nghị quyết trong phạm vi chất vấn, việc tổ chức chất vấn sẽ tương đối phức tạp và khó khăn. Ngay cả các đại biểu Quốc hội khi đặt câu hỏi, cũng như các thành viên Chính phủ khi trả lời cũng sẽ gặp khó khăn do phạm vi chất vấn rất rộng.

Nhấn mạnh vào mục tiêu giám sát để kiến tạo, cùng phát triển, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đại biểu cho rằng, phiên chất vấn giúp cho các đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ có cái nhìn tốt nhất, tổng quan và thực tiễn nhất về tình hình mọi mặt kinh tế - xã hội đất nước.

Qua phiên chất vấn, các nội dung còn vướng mắc đã được làm rõ, từ đó chúng ta có định hướng cụ thể trong việc củng cố các trụ cột tăng trưởng kinh tế, gồm đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng” - đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn cho biết.

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn - đoàn Hải Dương đặt câu hỏi chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Đơn cử như vấn đề về tiêu dùng, đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh, đây là trụ cột đang có sự sụt giảm do sức mua của người dân đang suy yếu, chỉ tập trung vào các mặt hàng thiết yếu. Vấn đề đặt ra là cần kích cầu nội địa, giúp phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hay vấn đề về dư nợ xấu của các ngân hàng, câu trả lời của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng về giải pháp xử lý nợ xấu, đặc biệt là tài sản là bất động sản khi các ngân hàng đã hết thời hạn xử lý để có thể cho vay, bắt buộc phải xử lý tài sản, dẫn đến nhiều bất cập… tất cả những nội dung đó đều hướng đến mục tiêu tìm giải pháp tháo gỡ để đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định.

Bên cạnh đó, công tác giám sát của Quốc hội ngày càng tập trung vào các vấn đề mang tầm vĩ mô, trọng tâm, trọng điểm. Đơn cử vừa qua, Quốc hội đã tiến hành giám sát 3 chương trình mục tiêu quốc gia thành một chương trình giám sát của Quốc hội.

Đoàn giám sát chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến cả 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều chậm. Trong đó, có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức; cách tiếp cận xây dựng các chương trình chưa thực sự phù hợp, thiết kế phức tạp.

Qua đó, đoàn giám sát đã chỉ ra trách nhiệm mà chủ yếu là các cơ quan chủ quản chương trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân tộc), các bộ, ngành liên quan (nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) cùng với đó có một phần trách nhiệm thẩm tra, giám sát, đôn đốc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chương trình.

Trước vấn đề nóng về thị trường bất động sản hiện nay, Quốc hội đã quyết định năm 2024 sẽ giám sát việc triển khai thị trường bất động sản cũng như phát triển nhà ở xã hội.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn cũng bày tỏ, hoạt động giám sát, chất vấn là cơ hội để Chính phủ nhìn nhận lại quá trình tổ chức, triển khai thực hiện về những vấn đề mà Quốc hội sẽ tổ chức giám sát. Qua quá trình đó, Chính phủ sẽ tập trung nguồn lực để đánh giá một cách tổng thể về việc thực hiện chính sách, bất cập ở đâu? Lý do vì sao… để từ đó có giải pháp tháo gỡ.

Giám sát cùng kiến tạo để phát triển nên chúng ta phải tìm ra giải pháp tối ưu để đưa chính sách vào cuộc sống. Làm sao cho chính sách phải thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo cuộc sống của người dân.

Như vậy, chất vấn không phải chỉ để truy trách nhiệm mà quan trọng hơn là phải tìm ra được những biện pháp, giải pháp hữu hiệu nhất để xử lý những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn, yêu cầu phát triển của đất nước. Với tâm thế như vậy, cử tri tin rằng 2,5 ngày dành cho hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Chính phủ, Quốc hội sẽ có những giải pháp hữu hiệu và kịp thời để khắc phục những tồn tại, vướng mắc đang là điểm nghẽn, rào cản cho phát triển kinh tế đất nước.

Phát biểu bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ trưởng, Trưởng ngành tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ và toàn diện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát và chất vấn, tập trung vào việc khắc phục kịp thời, đầy đủ, hiệu quả những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong từng lĩnh vực.

Bài 3: Cần hành động và chuyển động mạnh mẽ sau chất vấn

Thu Hường - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.

Tin cùng chuyên mục

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động