Làng nghề truyền thống Quảng Nam gian nan tìm chỗ đứng

Bài 3: Làng nghề truyền thống loay hoay “giải bài toán” thương mại hóa sản phẩm

Gặp những người làm nghề của các làng nghề truyền thống Quảng Nam đều có một điểm chung đó là họ tâm huyết với nghề và là nghệ nhân làng nghề truyền thống họ lấy uy tín làm hàng đầu, mọi thứ dưới bàn tay nghệ nhân phải chỉnh chu, toàn diện và đẹp. Cũng chính không đặt kinh tế là yếu tố hàng đầu nên họ vẫn mãi loay hoay với bài toán thương mại hóa sản phẩm

Gian nan cạnh tranh với hàng công nghiệp

Theo anh Nguyễn Văn Ân – Cơ sở mộc mỹ nghệ Nguyễn Văn Tiếp, dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, khách hàng chuộng thủ công mỹ nghệ truyền thống cũng ít đi, phải có đam mê với mỹ nghệ. Anh Ân cho biết, giá của của sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống luôn cao hơn nhiều so với sản phẩm công nghiệp, do các đường khắc tinh xảo phải mất nhiều thời gian tỷ mẩn mới có thể thực hiện được.

bai 3 lang nghe truyen thong loay hoay giai bai toan thuong mai hoa san pham
Mỗi sản phẩm của làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Quảng Nam yêu cầu sự tỉ mỉ, chỉnh chu và vì vậy, không thể cạnh tranh về giá so với các sản phẩm công nghiệp

Một điểm mạnh và cũng là yếu điểm của nghệ nhân làng nghề truyền thống là không thể làm ẩu, làm dối. Mỗi sản phẩm làm ra mỗi nghệ nhân đều muốn đẹp toàn diện. “Mình là đời thứ 5 của dòng họ làm mộc mỹ nghệ, mình luôn tâm niệm dù đói cũng không thể để mất uy tín của cha ông đã gây dựng. Người nghệ nhân thường nặng lòng với nghề. Đó là cũng là điểm chết của làng nghề. Đó là làm ra sản phẩm thì phải uy tín đặt trên hết, chất lượng đảm bảo, miễn được cái tiếng. Nhưng yếu là không thể làm kinh tế, không thể chạy theo thị hiếu của người dùng”, anh Ân nói.

Cũng theo anh Ân, quá trình công nghiệp hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra quá nhanh và mạnh nên các làng nghề của Quảng Nam đang bị chững lại, để điều chỉnh và tìm hướng đi cho mình. Trong đó, đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm.

Còn nghệ nhân Lê Phước Tiến khi nói về vị trí của hàng thủ công mỹ nghệ với hàng công nghiệp đã cảm thán “Các sản phẩm công nghiệp đang lan tràn thị trường”. Ông Tiến cho biết, có nhiều sản phẩm tương đối giống nhau. Ví dụ như gốm, nếu ai thực sự hiểu về gốm, đam mê về gốm thì mới chọn sản phẩm thủ công mỹ nghệ, còn nếu du khách mua làm quà chơi thì mua gốm xuất xứ từ Trung Quốc, hoặc một số tỉnh miền Bắc sản xuất công nghiệp hàng loạt nên giá thành thấp hơn nhiều.

Ông Tiến cũng thừa nhận, khâu marketing sản phẩm của các làng nghề truyền thống Quảng Nam còn lỗ hổng rất lớn. Đa số các làng nghề mới chỉ biết sản xuất, chưa chú trọng đến khâu thương mại sản phẩm, “Mới bán cái mình có chứ chưa bán cái khách cần”.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Trường Thiên – Giám đốc HTX mây tre lá xuất khẩu Âu Cơ cho biết, các làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ có nhiều yếu điểm như kỹ năng thương mại hóa thấp, sản phẩm không có tính cạnh tranh về mặt giá cả so với các sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt.

Nỗ lực đưa sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống “ra khỏi làng”

Trong các làng nghề truyền thống, HTX mây tre lá xuất khẩu Âu Cơ nổi lên như một điển hình về sự nỗ lực “đi ra khỏi phạm vi làng”.

bai 3 lang nghe truyen thong loay hoay giai bai toan thuong mai hoa san pham
Sản phẩm của HTX mây tre đan xuất khẩu Âu Cơ đã được "mini hóa" để phục vụ du lịch, "sáng tạo hóa" để phục vụ xuất khẩu

Ông Nguyễn Trường Thiên – Giám đốc HTX cho biết, nhìn thấy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn nhanh, mạnh mẽ và toàn diện, HTX đã chủ động tự động hóa một số công đoạn trong sản xuất thông qua máy móc như máy luộc mây, vót, chẻ ra nguyên liệu… từ đó tăng năng suất lao động, giảm thời gian thực hiện; Máy móc cũng hỗ trợ các công đoạn sơ chế được thực hiện chính xác hơn nhờ đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Giá trị nhân công cũng được nâng lên thông qua các phúc lợi, đãi ngộ nhân công tăng. Và cũng nhờ vậy nên giữ chân được người lao động. “Đối với các sản phẩm của HTX Âu Cơ cần sự khéo léo và cần cù, và không tốn quá nhiều sức lực, không gò bó thời gian. Vì vậy, Chúng tôi đã linh hoạt nguồn nhân lực bằng cách tiếp nhận lao động không phân biệt tuổi tác, và không khắt khe về thời gian. Và chúng tôi trả lương cho người lao động dựa trên kết quả họ làm được”, ông Thiên nói.

Tính đến hiện tại, HTX Âu Cơ có hơn 600 sản phẩm từ mây tre lá với nhiều kích cỡ, mẫu mã. Để phục vụ cho hoạt động du lịch, HTX đã “mini hóa”, “sáng tạo hóa” nhiều sản phẩm với giá cả hợp lý nên rất được khách du lịch ưa chuộng. “Cách đây 10 năm chúng tôi phải đi khắp nơi để tìm kiếm khách hàng. Nhưng đến thời điểm hiện tại nhiều đơn vị, bạn hàng đã biết và tìm đến chúng tôi”, nghệ nhân Nguyễn Trường Thiên phấn khởi chia sẻ.

Ngoài HTX Âu Cơ, hiện nhiều doanh nghiệp, cơ sở làng nghề đã xây dựng được website quảng bá sản phẩm. Sắp tới, Hiệp hội làng nghề sẽ hỗ trợ một số đơn vị tham gia vào sàn thương mại điện tử để đưa sản phẩm làng nghề thủ công truyền thống “ra khỏi làng”.

Nghệ nhân đề xuất

Theo nghệ nhân Nguyễn Trường Thiên, làng nghề muốn tồn tại phải có các những cơ chế chính sách của nhà nước, ví dụ như chú trọng đến chương trình OCOP. Trong OCOP sẽ có những cái lấy ngắn nuôi dài. Lấy tức thời nuôi nghề truyền thống, gắn với phát triển du lịch, gắn với xuất khẩu, làm những sản phẩm thân thiện với môi trường. Và phải có thời gian. “Đây là đang là giai đoạn chuyển mình của làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ Quảng Nam. Và phải cần 4 -5 năm nữa, nếu nỗ lực và đi đúng hướng làng nghề mới khôi phục lại hoàn toàn và thích ứng với thương mại hóa toàn cầu”, ông Tiến nói.

bai 3 lang nghe truyen thong loay hoay giai bai toan thuong mai hoa san pham
Mong muốn sẽ có triển lãm dành riêng cho hàng thủ công mỹ nghệ Quảng Nam để giới thiệu, trưng bày và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng

Ông Nguyễn Văn Tiếp – Chủ tịch Hiệp hội làng nghề truyền thống Quảng Nam mong muốn sẽ có Ngày hội triển lãm dành riêng cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong các dịp chấm chọn các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu hằng năm, để các làng nghề, doanh nghiệp, người làm nghề… có thể quảng bá sản phẩm đặc trưng của mình đến với du khách rộng rãi hơn.

Còn nghệ nhân Lê Phước Tiến lại bày tỏ lạc quan “Bây giờ các nghệ nhân đã chú trọng nhiều hơn đến khâu thương mại, thị hiếu khách hàng. Những nghệ nhân luôn gọi điện đến cửa hàng trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống Quảng Nam hỏi thị hiếu sản phẩm của du khách là gì để cập nhật và thay đổi cho phù hợp. Ví dụ như mộc mỹ nghệ trước toàn làm sản phẩm to thì giờ đã có cải tiến sản phẩm nhỏ gọn, vừa tầm cầm tay để khách mang đi”. Ông Tiến mong muốn sẽ có hỗ trợ từ phía chính quyền tỉnh Quảng Nam để có thêm nơi trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ để các sản phẩm đến gần hơn với du khách và để tiếp thêm sức sống cho các làng nghề của Quảng Nam.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Không chỉ có vải thiều mới làm nên tên tuổi của vùng đất Lục Ngạn mà từ nhiều năm nay, sản phẩm mỳ Chũ cũng trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, từ 15/4-14/5/2024.
Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Năm 2024, Hậu Giang đặt mục tiêu công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Các sản phẩm mắc ca thương hiệu “Macca Sao Vàng” xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã hoàn tất hồ sơ xếp hạng OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó có từ 15-20 sản phẩm 4 sao.
Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao, trong đó, 3% trên tổng sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Năm 2024, Cà Mau sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm OCOP, trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao.
Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Tỉnh Ninh Thuận lên kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, mục tiêu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận.
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày gần 40 gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Ngày 22/12, tại Sơn La đã diễn ra Gala “Sâm Ngọc Linh Sơn La – Từ quốc bảo thành sinh kế"
Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Sản phẩm cam Thanh Chương của tỉnh Nghệ An được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận TQC CGLOBAL chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữa cơ.
Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã trên địa bàn Hà Nội có quy mô tối thiểu 500 m2.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Tối 15/12, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động