Ban hành Bộ tiêu chí Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP

Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã trên địa bàn Hà Nội có quy mô tối thiểu 500 m2.
Hà Nội: Tiếp thêm sức cho sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề Hà Nội: Phát triển 5-10 Trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm làng nghề

Ngày 14/12/2023, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6385/QĐ-UBND Ban hành Bộ tiêu chí và Quy trình đánh giá, hướng dẫn, phát triển Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã (theo mô hình phân tán) trên địa bàn Thành phố.

Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ ứng dụng công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo đó, Bộ tiêu chí đánh giá, hướng dẫn, phát triển Mô hình Trung tâm được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này. Cụ thể, Mô hình Trung tâm có quy mô tối thiểu 500m2, diện tích chỉ bao gồm 4 khu chức năng chính: Không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm; Không gian giao dịch, hội thảo nhóm; Không gian trình diễn, trải nghiệm và thông tin sản phẩm; Không gian chụp ảnh sản phẩm.

Bộ tiêu chí đánh giá, hướng dẫn, phát triển Mô hình Trung tâm được thiết kế với thang điểm 100. Trong đó, Không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm (20 điểm) với tiêu chí bắt buộc đó là: Các sản phẩm trưng bày và bán gồm: Sản phẩm OCOP được công nhận, sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu mang đặc trưng làng nghề nơi chủ thể đăng ký đánh giá, công nhận (tối thiểu 60%).

Các sản phẩm khác (các sản phẩm đạt giải các cuộc thi, hội thi, thiết kế mới, sáng tạo, thân thiện với môi trường,…). Diện tích của không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm đạt tối thiểu 200m2;

Không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm được bố trí đáp ứng các quy định: Tiêu chí về trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo Quyết định số 950/QĐ-BCT ngày 18/4/2023 của Bộ Công Thương. Phòng triển lãm theo Quyết định số 5/2004/ QĐ-BXD ngày 29/03/2004 của Bộ Xây dựng;

Nhân sự có trình độ hiểu biết về sản phẩm và văn hóa làng nghề, có kỹ năng tư vấn và bán sản phẩm, thân thiện, nhiệt tình, có trách nhiệm. Có nhân sự trực trong giờ làm việc của Không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm để tiếp đón, chỉ dẫn, tư vấn, hỗ trợ khách hàng. Có bộ phận đóng gói, vận chuyển, chuyên chở hàng hóa cho du khách. Công khai niêm yết giá sản phẩm. Có hình thức thanh toán thuận tiện, đúng quy định

Về Không gian giao dịch, hội thảo nhóm (15 điểm) với các tiêu chí bắt buộc gồm: Diện tích không gian giao dịch, hội thảo nhóm tối thiểu là 100m2 (đối với khu vực hội thảo có bàn diện tích là 1,8m2/người và tối thiểu 0,8m2/người khi không có bàn); Công khai niêm yết giá dịch vụ; Trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ các hoạt động giao dịch, hội thảo nhóm và phù hợp tính chất của nhiều loại sự kiện khác nhau.

Không gian trình diễn, trải nghiệm và thông tin sản phẩm (20 điểm) với các tiêu chí bắt buộc gồm: Không gian trình diễn, trải nghiệm và thông tin sản phẩm có diện tích tối thiểu là 150m2, được bố trí sắp xếp tại vị trí thuận tiện, hợp lý, thu hút du khách; Có nghệ nhân hay thợ thủ công trình diễn các thao tác, quy trình tạo ra sản phẩm với tần suất ≥ 1 lần/ngày;

Có nhân sự hướng dẫn du khách tham gia trải nghiệm các hoạt động sản xuất hoặc thiết kế sáng tạo sản phẩm; Có nhân sự giới thiệu một số công đoạn sản xuất sản phẩm đặc thù của địa phương hoặc có chiếu hình ảnh (phim ngắn tư liệu, ghi hình thực tế hoặc đoạn phỏng vấn…) giới thiệu cho khách về thông tin quá trình tạo ra sản phẩm; Cung cấp thông tin về các sản phẩm thiết kế mới, sáng tạo, đạt giải các cuộc thi, hội thi; Có bố trí khu vực dành cho khách (nghỉ ngơi, thư giãn, đọc thông tin về sản phẩm, về làng nghề…);

Không gian chụp ảnh (10 điểm) với các tiêu chí bắt buộc gồm: Không gian chụp ảnh sản phẩm tối thiểu 50m2 để có thể sắp đặt thiết bị dụng cụ chụp ảnh sản phẩm; Có bố trí trang thiết bị, hệ thống đèn chiếu sáng đảm bảo cho công việc chụp ảnh, ghi hình sản phẩm

Quản lý vận hành (20 điểm) với các tiêu chí bắt buộc như: Có ban hành Quy chế quản lý, vận hành hoạt động của Trung tâm; Chủ thể có trụ sở nằm trong khu vực làng nghề đã được công nhận là làng nghề truyền thống hoặc nằm trong các khu, điểm du lịch đã được cấp có thẩm quyền công nhận;

Có biển hiệu, logo, slogan và sơ đồ chỉ dẫn chung của Trung tâm; có kết nối với các điểm di tích, du lịch và các không gian sáng tạo khác, phối hợp hoạt động với các doanh nghiệp du lịch đưa khách tới tham quan, mua sắm…;

Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch; có hình thức tiếp nhận, giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch); có sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội, câu lạc bộ nghề nghiệp, nghệ nhân người địa phương…; sử dụng lao động là người dân địa phương.

Điều kiện về cơ sở hạ tầng (15 điểm) với các tiêu chí bắt buộc gồm: Đã xuất hiện thông tin trên google map; đảm bảo không gian kiến trúc cảnh quan trong khu vực: Không khí trong lành, nguồn nước không bị ô nhiễm, đổ rác đúng nơi quy định và có khu vực vệ sinh công cộng sạch sẽ, tiện nghi; kết nối giao thông đường bộ thuận tiện và có hình thức tiếp cận hệ thống giao thông công cộng; có bố trí điểm trông giữ xe phục vụ cho khách du lịch.

Về Quy trình đánh giá, hướng dẫn, phát triển Mô hình Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cấp xã (theo mô hình phân tán) trên địa bàn Thành phố được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Làng nghề Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Mỳ chũ Lục Ngạn – Bắc Giang: Tự hào sản phẩm OCOP

Không chỉ có vải thiều mới làm nên tên tuổi của vùng đất Lục Ngạn mà từ nhiều năm nay, sản phẩm mỳ Chũ cũng trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Vĩnh Long: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP

Các sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Long đã có chất lượng tốt, từng bước tăng tính cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Thanh Hóa: Nỗ lực phát triển sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Kết quả trên đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam quảng bá sản phẩm OCOP

KOTRA Hà Nội phối hợp cùng Paris Baguette Việt Nam tổ chức khu trưng bày sản phẩm OCOP tại 2 cửa hàng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, từ 15/4-14/5/2024.
Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Năm 2024, Hậu Giang đặt mục tiêu công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Lâm Đồng: Macca Sao Vàng trên hành trình trở thành sản phẩm OCOP 5 sao

Các sản phẩm mắc ca thương hiệu “Macca Sao Vàng” xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã hoàn tất hồ sơ xếp hạng OCOP 5 sao cấp quốc gia.
Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Hơn 60% sản phẩm OCOP 4 sao đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Thống kê từ 27 địa phương cho thấy, có 978 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao, trong đó 62% sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Nam phấn đấu trong năm 2024 có ít nhất 70% số sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó có từ 15-20 sản phẩm 4 sao.
Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Infographic: Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP

Thành phố Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2.000 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt từ 3 sao, trong đó, 3% trên tổng sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao.
TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hàng trăm sản phẩm OCOP hiện diện tại Hội Báo toàn quốc 2024

Hàng trăm sản phẩm OCOP của hơn 60 gian hàng đến từ các tỉnh, thành trên cả nước đã có mặt tại Hội Báo toàn quốc 2024 đang diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh.
Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP du lịch "hút" du khách

Việc Đà Nẵng có sản phẩm OCOP du lịch đầu tiên đã góp phần đa dạng sản phẩm đặc trưng của địa phương, tạo thêm điểm du lịch hấp dẫn cho người dân và du khách.
Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Cà Mau: Phấn đấu hỗ trợ nâng hạng ít nhất 15 sản phẩm OCOP đạt 4 - 5 sao

Năm 2024, Cà Mau sẽ phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm OCOP, trong đó, công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao.
Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Ninh Thuận phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Tỉnh Ninh Thuận lên kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, mục tiêu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận.
Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nghệ An: Có thêm 9 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

UBND tỉnh Nghệ An vừa công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao, góp phần để tỉnh sớm cán đích 650 sản phẩm OCOP vào năm 2025.
Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày 100 gian hàng với gần 1.000 loại sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Thanh Hóa: Gần 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết

Các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã trưng bày gần 40 gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP phục vụ nhân dân mua sắm Tết.
Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Lâm Đồng: Trao chứng nhận OCOP 4 sao cho 21 sản phẩm

Hội đồng OCOP tỉnh Lâm Đồng đã trao chứng nhận đợt 1 năm 2024 cho 21 sản phẩm OCOP 4 sao thuộc 6 chủ thể trên địa bàn.
Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Đồng Tháp công nhận thêm 40 sản phẩm OCOP 4 sao

Tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 4 sao với 40 sản phẩm của 13 chủ thể.
Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Với câu chuyện riêng có của mình, các sản phẩm OCOP đã có riêng một tấm “giấy thông hành” để tiêu thụ. Câu chuyện về chè Suối Giàng là một câu chuyện như vậy.
Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP

Với 11.054 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao trên cả nước, công tác tiêu thụ sản phẩm OCOP luôn được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm.
Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Tìm giải pháp phát triển sâm Ngọc Linh trên đất Sơn La

Ngày 22/12, tại Sơn La đã diễn ra Gala “Sâm Ngọc Linh Sơn La – Từ quốc bảo thành sinh kế"
Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Nghệ An: Sản phẩm cam Thanh Chương được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Sản phẩm cam Thanh Chương của tỉnh Nghệ An được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận TQC CGLOBAL chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữa cơ.
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023

Tối 15/12, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề Bát Tràng 2023
Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Quảng Nam đẩy mạnh kết nối cung cầu, xuất khẩu sản phẩm OCOP

Từ việc kết nối, xúc tiến thương mại, các sản phẩm OCOP Quảng Nam đã và đang đến với thị trường trong và ngoài nước một cách hiệu quả.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động